Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Mười Năm - Trì Kinh Công đức

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH KIM CANG

BÁT NHÃ BA LA MẬT

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

PHẦN MƯỜI NĂM

TRÌ KINH CÔNG ĐỨC  

Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam, tín nữ, buổi sáng bố thí thân thể nhiều bằng số cát Sông Hằng, buổi trưa lại bố thí thân thể nhiều bằng số cát Sông Hằng, buổi chiều cũng bố thí thân thể nhiều bằng số cát Sông Hằng, cứ bố thí thân thể như thế cho đến vô lượng trăm, nghìn, muôn ức kiếp.

Với người nghe Kinh Điển này lòng tin vững chắc, thì được phước nhiều hơn người kia, huống chi lại còn biên chép, thọ trì, đọc tụng, giảng giải cho người khác nghe.

Tu Bồ Đề! Nói tóm lại, Kinh này có công đức vô biên, bất khả tư nghì, chẳng thể suy lường. Như Lai vì người phát tâm Đại Thừa và người phát tâm Tối Thượng Thừa mà thuyết.

Nếu có người nào hay thọ trì đọc tụng, phổ biến cho người, thì Như Lai biết rõ người ấy, thấy rõ người ấy đều được thành tựu vô biên công đức, bất khả tư nghì, chẳng thể suy lường.

Những người như thế mới là gánh vác được đạo Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác của Như Lai.

Tại sao?

Tu Bồ Đề! Nếu người ưa pháp tiểu thừa, dính mắc ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, chẳng ngoài sáu mươi hai kiến chấp, thì chẳng thể tín thọ, đọc tụng Kinh này và giảng giải cho người khác nghe.

Tu Bồ Đề! Bất cứ nơi nào, nếu có Kinh này, tất cả thế gian, Trời, Người, A tu la, đều nên cúng dường.

Phải biết chỗ đó chính là Tháp Phật, đều nên cung kính lễ bái, dùng các thứ hương hoa rải quanh chỗ đó.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần