Phật Thuyết Kinh Kim Cương đỉnh Du Già Tối Thắng Bí Mật Thành Phật Tùy Cầu Tức đắc Thần Biến Gia Trì Thành Tựu đà La Ni Nghi Quỹ - Tập Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ TỐI THẮNG
BÍ MẬT THÀNH PHẬT TUỲ CẦU
TỨC ĐẮC THẦN BIẾN GIA TRÌ
THÀNH TỰU ĐÀ LA NI NGHI QUỸ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
PHẦN NĂM
Khi Ngục Tốt vâng lệnh liền ném tội nhân vào địa ngục, tức thời địa ngục tự nhiên biến thành ao sen chứa đầy nước tám công đức.
Trong ao ấy có mọi thứ hoa sen: Xanh, trắng, hồng, tím với màu sắc vượt hẳn các thứ sen khác. Trên mỗi tòa ngồi của từng đóa sen đều có một tội nhân ngồi và tôi nhân này không hề có sự khổ đau.
Ngay lúc ấy Ngục Tốt Đầu Trâu Đầu Ngựa của vua Diêm La cùng nhau nói rằng: Ngục này lạ thay! Tội nhân này bị bắt lầm rồi! địa ngục biến thành Tịnh Thổ.
Tội Nhân chẳng khác với Phật. Ta đã thấy nghe sự việc như vậy.
Bấy giờ vua Diêm La đi đến cung Đế Thích Indra pura bạch rằng: Câu Bác này chẳng phải là người có tội nên mới có thần thông như bên trên nói.
Đế Thích đáp rằng: Lúc sống, hắn Chưa từng làm một việc thiện nào cho dù nhỏ như hạt bụi. Quả thật Ta chẳng biết nổi điều này.
Đế Thích liền đi đến cõi Phật bạch với Đức Thích Ca Văn Phật Śākya muṇibuddha rằng: Câu Bác đã làm việc thiện như thế nào mà lại có thần biến như thế?
Khi ấy Đức Phật bảo Đế Thích rằng: Ngay thuở sinh tiền Câu Bác chẳng hề làm một việc thiện nào. Hãy nhìn xem hài cốt của hắn ở nhân gian ra sao.
Đế Thích liền đến nơi chon cất hài cốt của Câu Bác thì thấy cách nơi này một dặm về phía Tây có một cái Tốt Đỗ Ba Stūpa: Tháp nhiều tầng. Trong cái tháp ấy có để Chân Ngôn căn bản này. Do cái Tháp bị mục nát nên Chân Ngôn rơi rớt trên mặt đất. Một Chữ của bài văn ấy nương theo gió thổi dính trên hài cốt của Câu Bác.
Bấy giờ Đế Thích lại đến xem điều kỳ dị ở tám địa ngục thì thấy mỗi khi dời Câu Bác đến địa ngục nào tức thời nơi ấy liền biến thành nơi không có sự đau khổ. Lúc ấy Câu Bác và các tội nhân đều có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Một thời ở Thế Giới Liên Hoa Đài Tạng thành Chư Phật Bồ Tát. Đức Phật Vô Cấu Amala buddha ở Thế Giới nơi phương trên là Câu Bác vậy.
Công năng diệt tội còn như vậy, huống chi là tự mình trì tụng.
Nếu người chí Tâm trì niệm thì còn có chút tội nào sao?
Cho nên Chân Ngôn này có tên là Tùy Cầu Tức Đắc Thành Phật vậy. Cầu phước đức tự tại, cầu bảy báu tự tại vậy.
Nhân đây Chân Ngôn này có bảy tên gọi là:
1. Tâm Phật Tâm Chân Ngôn: Trí Tâm trong Tâm Trí của Tỳ Lô Giá Na Như Lai.
2. Nhất Thiết Phật Tâm Ấn Chân Ngôn: Ấn Trí Tâm thâm sâu của Chư Phật.
3. Quán Đỉnh Chân Ngôn: Quán đỉnh người trì niệm.
4. Quán Đỉnh Ấn Chân Ngôn: Tẩy rửa phiền não, ấn Bồ Đề.
5. Kết Giới Chân Ngôn: Trừ tội chướng, tịch trừ Chư Ma.
6. Phật Tâm Chân Ngôn: Tâm Trí chân thật của Phật.
7. Tâm Trung Chân Ngôn: Không có gì vượt hơn được pháp này.
Người Trì Niệm cũng lại như vậy, như Đức Phật là Đấng thù thắng bậc nhất trong các Đấng Pháp Vương Dharma rāja.
Này Diệt Ác Thú! Chân Ngôn này hay cứu tất cả chúng sinh. Chân Ngôn này hay khiến cho tất cả chúng sinh xa lìa các khổ não. Chân Ngôn này hay tạo sự lợi ích lớn cho tất cả chúng sinh, làm mãn sự ước nguyện. Như Đức Phật hay cứu tất cả chúng sinh bị khổ não. Như kẻ bị rét lạnh gặp được lửa sưởi ấm.
Như kẻ trần truồng được quần áo mặc. Như con côi được gặp mẹ. Như kẻ vượt sông được thuyền bè. Như người bệnh tật được thuốc chữa. Như nơi tăm tối được đèn chiếu sáng. Như kẻ nghèo túng được của báu. Như ngọn đuốc diệt trừ ám tối.
Chân Ngôn này cũng lại như vậy, hay khiến cho chúng sinh xa lìa tất cả khổ với tất cả bệnh não, hay giải mở tất cả sự cột trói của sinh tử. Đây là thuốc hay cho người bệnh ở cõi Diêm Phù Đề Jaṃpu dvīpa. Nếu người có bệnh được nghe Chân Ngôn này thì bệnh liền tiêu diệt.
Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện tạm nghe qua Chân Ngôn này thì hết thảy tất cả tội chướng đều được tiêu diệt. Hoặc tuy đã phạm dâm với tất cả người nữ thì vẫn chẳng chịu khổ đau nơi thai sinh.
Tại sao vậy?
Vì người trì Chân Ngôn gần gũi cúng dường hoặc nam hoặc nữ đều đã được chuẩn bị sẵn Thân Phật.
Nếu người hay trì tụng thì nên biết người đó tức là Thân Kim Cương, lửa chẳng thể đốt. Nên biết Như Lai dùng sức thần thông ủng hộ người đó. Nên biết người đó là Thân Như Lai. Nên biết người đó là Thân của Tỳ Lô Giá Na Như lai. Nên biết người đó là Kho Tàng của Như Lai. Nên biết người đó là con mắt của Như Lai.
Nên biết người đó mặc giáp trụ Kim Cương. Nên biết người đó là Thân Quang Minh. Nên biết người đó là Thân bất hoại. Nên biết người đó hay tồi phục tất cả oán địch. Nên biết hết thảy tội chướng của người đó thảy đều tiêu diệt. Nên biết Chân Ngôn này hay trừ nỗi khổ của địa ngục.
Ta vì Phật Đạo, ở vô lượng cõi, từ xưa đến nay, rộng nói các pháp chẳng thể đo lường được. Ở trong các pháp đó thì Chân Ngôn này là tối thắng bậc nhất, chẳng có gì có thể so sánh được. Ở trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới tuy giết hại tất cả chúng sinh vẫn chẳng bị đọa vào nẻo ác.
Tất cả đều do uy lực của Chân Ngôn này huống chi là phải chịu nạn khổ ở nhân gian. Thường khiến tuôn mưa bảy báu, không có bệnh hoạn tai nạn, tất cả sự mong cầu đều được mãn túc, thân tâm an ổn, phước thọ vô lượng.
Này Diệt Ác Thú! Dưới đây có bảy Chân Ngôn nhỏ dành riêng cho người nào chẳng thể trì niệm. Tên riêng của Chân Ngôn căn bản, nếu có người nam, kẻ nữ chẳng thể trì nổi Đại Chân Ngôn thì tùy theo sức mà thọ trì các Chân Ngôn này vậy.
Lại nói mỗi một Chân Ngôn là: Tâm Phật Tâm Chân Ngôn.
Án, tát phộc đát tha nghiệt đa một đệ Thế Giới chín Hội của Tỳ Lô Giá Na Như Lai.
OṂ SARVA TATHĀGATA MŪRTTE.
Bát la phộc la vĩ nga đa bà duệ.
Bốn Trí Như Lai.
PRAVARA VIGATA BHAYE.
Xả ma dã bà phộc minh.
Nhất thiết trí của Như Lai.
ŚAMAYA SVAME.
Bà nga phộc để tát phộc bá bế tỳ dược.
Bốn Trí, Nhất Thiết Trí.
BHAGAVATI SARVA PĀPEBHYAḤ.
Sa phộc sa để bà phộc đổ mẫu nễ mẫu nễ.
Ba mươi bảy Tôn.
SVĀSTIRBHAVATU MUṆI MUṆI.
Vĩ mẫu nãnh tả lệ.
Tất cả trí của ba mươi bảy Tôn.
VIMUṆI CALE.
Tả la nãnh bà dã vĩ nga đế .
Mười sáu Tôn Đời Hiền Kiếp.
CALANA BHAYA VIGATE.
Bà dã hạ la ni.
Nhất thiết trí.
BHAYA HĀRAṆI.
Mạo địa mạo địa.
Độ chúng sinh.
BODHI BODHI.
Mạo đà dã mạo đà dã.
Ban Trí Tuệ cho chúng sinh.
BODHIYA BODHIYA.
Một địa lị một địa lị.
Ban thuốc tốt lành cho chúng sinh.
BUDHILI BUDHILI.
Tát phộc đát tha nghiệt đa.
Ban trân bảo, thức ăn uống cho chúng sinh.
SARVA TATHĀGATA.
Hột lị nãi gia túc sắt tai, sa phộc hạ.
Ban an vui cho chúng sinh.
HṚDAYA JUṢṬAI SVĀHĀ.
Nhất Thiết Phật Tâm Ấn Chân Ngôn:
Án, phộc nhật la phộc để.
Chư Phật ba đời.
OṂ VAJRA VATI.
Phộc nhật la bát la để sắt xỉ đế, truật đệ. Tát phộc đát tha nga đa mẫu nại la.
Tất cả Trí Ấn thành tựu sáu Ba La Mật.
VAJRA PRATIṢṬITE ŚUDDHE SARVA TATHĀGATA MUDRA.
Địa sắt xá nẵng địa sắt xỉ đế ma hạ mẫu đát lệ, sa phộc hạ.
Thành tựu sự linh nghiệm của tất cả các pháp ngay trong đời này.
ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE MAHĀ MUDRE SVĀHĀ.
Quán Đỉnh Chân Ngôn:
Án, mẫu nãnh mẫu nãnh.
Tất cả Như Lai đều tập hội.
OṂ MUṆI MUṆI.
Mẫu nãnh phộc lệ.
Tuôn ra nước trí.
MUṆI VARE.
A tỵ tru tả đổ hàm.
Tất cả Như Lai duỗi cánh tay màu vàng.
ABHIṢIṂCA TUMĀṂ.
Tát phộc đát tha nghiệt tha.
Dùng nước trí rưới lên đỉnh đầu.
SARVA TATHĀGATA.
Tát phộc vĩ nễ dã tỵ sái tứ diệm.
Tẩy rửa một trăm sáu mươi sở tri chướng phiền não trong thân.
SARVA VIDYA ABHIṢEKAI.
Ma hạ phộc nhật la hạ phộc tả.
Vĩnh viễn cắt đứt tất cả khổ của sinh tử.
MAHĀ VAJRA KAVACA.
Mẫu nại la mẫu nại lị đới.
Nhập vào ta.
MUDRA MUDRITEḤ.
Tát phộc đa tha nga đa hột lị nãi dạ địa sắt xỉ đa, phộc nhật lệ, sa bà hạ.
Ngang đồng với thân tràn khắp pháp giới của Như Lai.
SARVA TATHĀGATA HṚDAYA ADHIṢṬITA VAJRE SVĀHĀ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Mục Kiền Liên Hỏi Năm Trăm Tội Khinh Trọng Trong Giới Luật - Phẩm Hỏi Việc độ Người
Phật Thuyết Kinh đại Tập Những điều Bồ Tát Hư Không Tạng Hỏi Phật - Phần Hai Mươi Mốt
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng Vô Tưởng - Chương Mười Ba - điện Chuyển
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Nhật Nguyệt - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Anh Lạc Hiện Tại Báo - Phẩm Ba Mươi - Phẩm Ba đường, Ba Thừa - Phần Một