Phật Thuyết Kinh Kim Cương Trường đà La Ni - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Đời Tùy

PHẬT THUYẾT KINH

KIM CƯƠNG TRƯỜNG ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Xà Na Quật Đa, Đời Tùy  

PHẦN BA  

Này Văn Thù Sư Lợi! Sáu Nhập Ṣaḍāyatana: Sáu căn là Bồ Đề, là pháp môn Đà La Ni.

Văn Thù Sư Lợi! Tất cả các Nhập Ayatana của nhóm như vậy mỗi mỗi đều trong Hành Saṃskāra, cầu chẳng thể được.

Mắt Cakṣu chẳng thể tác niệm: Ta thấy hình chất Rūpa.

Tai Śrotra chẳng thể tác niệm: Ta nghe âm thanh Śabda.

Mũi Ghrāṇa chẳng thể tác niệm: Ta ngửi mùi hương Gandha.

Lưỡi Jihva chẳng thể tác niệm: Ta nếm mùi vị Rasa.

Thân Kāya chẳng tác niệm: Ta hiểu biết cảm xúc Spraṣṭavya.

Ý Mano chẳng tác niệm: Ta biết pháp Dharma.

Mắt chẳng biết hành của hình chất, hình chất chẳng biết hành của mắt. Tai chẳng biết hành của âm thanh, âm thanh chẳng biết hành của tai.

Mũi chẳng biết hành của mùi ngửi, mùi ngửi chẳng biết hành của mũi. Lưỡi chẳng biết hành của vị nếm, vị nếm chẳng biết hành của lưỡi.

Thân chẳng biết hành của cảm xúc, cảm xúc chẳng biết hành của thân.

Ý chẳng biết hành của pháp, pháp chẳng biết hành của ý.

Văn Thù Sư Lợi! Sáu nhập mỗi mỗi đều cùng trái ngược nhau, tất cả các nhập không có nhận biết thức, mỗi mỗi đều không có hiểu biết giác, mỗi mỗi đều.

Tự Thể trống rỗng không: Śūnya.

Văn Thù Sư Lợi! Tướng của chân pháp là thật trỗng rỗng.

Văn Thù Sư Lợi! Đấy gọi tướng của sáu nhập là pháp môn Đà La Ni.

Này Văn Thù Sư Lợi! Tiếp chạm xúc: Sparśa là Bồ Đề, là pháp môn Đà La Ni.

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Vì sao tiếp chạm xúc là Bồ Đề?

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Đã nói tiếp chạm xúc là hình chất sắc tiếp chạm, âm thanh thanh tiếp chạm, mùi ngửi hương tiếp chạm, vị nếm vị tiếp chạm, cảm giác xúc tiếp chạm, pháp pháp tiếp chạm.

Văn Thù Sư Lợi! Hết thảy hình chất tiếp chạm, điều ấy tức có duyên. Nếu có duyên, vì phân biệt cho nên sinh duyên bám níu phan duyên cho nên trụ.

Văn Thù Sư Lợi nói: Duyên bám níu phan duyên giống như huyễn hóa, điều ấy tức điên đảo. Nếu điên đảo tức không có. Nếu không có tức chẳng sinh. Nếu chẳng sinh tức không có diệt. Vì không có diệt không có sinh cho nên tức là Bồ Đề.

Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là tiếp chạm xúc vào pháp môn Đà La Ni.

Này Văn Thù Sư Lợi! Cảm Giác Thọ: Vedana là Bồ Đề, là pháp môn Đà La Ni.

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Vì sao cảm giác thọ là Bồ Đề?

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Cảm giác có ba loại là: Cảm giác vui lạc thọ, cảm giác khổ khổ thọ cảm giác chẳng khổ chẳng vui bất khổ bất lạc thọ.

Lại nói: Cảm giác thọ chẳng phải bên ngoài, chẳng phải bên trong, cũng chẳng phải khoảng giữa.

Này Văn Thù Sư Lợi! Hết thảy vui chẳng phải bên trong, chẳng phải bên ngoài, chẳng phải khoảng giữa. Tức là không có.

Này Văn Thù Sư Lợi! Làm sao biết các chúng sinh mà được cảm giác vui.

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Vì tưởng điên đảo cho nên các phàm phu vọng nắm lấy các duyên: Hoặc vui hoặc khổ. Nhận thức phân biệt biết chẳng phải vui, chẳng phải khổ cũng như vậy.

Thế Tôn! Con thấy Tính của các cảm giác như huyễn hóa, xưa nay vốn chẳng sinh.

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Do nghĩa đó cho nên biết tướng của cảm giác vào pháp môn Đà La Ni.

Này Văn Thù Sư Lợi! Luyến ái Ái: Tṛṣṇa là Bồ Đề, là pháp môn Đà La Ni.

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Luyến ái chẳng phải là gốc rễ của tất cả phiền não sao?

Đức Phật nói: Ý ông thế nào?

Như người chưa có con thời tâm yêu con là tại bên trong, tại bên ngoài hay tại phương khác?

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Người ấy còn chưa có con thì làm sao được tâm có yêu con ư!

Đức Phật nói: Này Văn Thù Sư Lợi! Lúc sau, nếu người đó nhân hòa hợp với phụ nữ rồi sinh con, sau đó người ấy sinh tâm yêu con.

Ý ông thế nào?

Tâm yêu con như vậy là từ phương Đông đến hay từ phương Nam Tây Bắc, bốn góc, trên, dưới đi đến?

Là tại bên trong, là tại bên ngoài?

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Tâm yêu con ấy chẳng từ mười phương với bên trong, bên ngoài đi đến.

Đức Phật bảo Văn Thù: Luyến ái như vậy do ai đã làm, người tạo là ai?

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Luyến ái như vậy không có người làm, cũng không có kẻ tạo. Chỉ là nhân duyên điên đảo của phàm phu, mãnh mẽ sinh phân biệt cho nên có hữu là ái.

Đức Phật nói: Này Văn Thù! Điều không có thật thì có thể gọi là có hữu chăng?

Văn Thù Sư Lợi nói: Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng thể vậy.

Đức Phật nói: Này Văn Thù! Nếu pháp không có thì có thể được nói có dơ có sạch chăng?

Văn Thù Sư Lợi nói: Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng thể vậy.

Đức Phật nói: Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu pháp chẳng từ mười phương, bên trong, bên ngoài đi đến thì pháp đó chẳng phải dơ chẳng phải sạch.

Văn Thù Sư Lợi! Đấy gọi là tướng của Ái vào pháp môn Đà La Ni.

Này Văn Thù Sư Lợi! Chiếm giữ Thủ: Upādāna là Bồ Đề, là pháp môn Đà La Ni.

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Vì sao chiếm giữ thủ là Bồ Đề?

Trong Kinh, Đức Như Lai chưa từng nói chiếm giữ là Bồ Đề.

Đức Phật nói: Này Văn Thù! Các phàm phu có chiếm giữ thủ chăng?

Lại nói: Thế Tôn! Có chiếm giữ. Chiếm giữ hình chất, chiếm giữ âm thanh, chiếm giữ mùi ngửi, chiếm giữ vị nếm, chiếm giữ cảm xúc, chiếm giữ pháp. Như vậy chiếm giữ các năm dục.

Đức Phật nói: Ý ông thế nào?

Có thể được hình chất sắc chiếm giữ âm thanh thanh chăng?

Âm thanh chiếm giữ hình chất chăng?

Văn Thù Sư Lợi nói: Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng thể vậy.

Đức Phật nói: Này Văn Thù! Vả có một pháp nhập vào các pháp chăng?

Văn Thù Sư Lợi nói: Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng thể vậy.

Đức Phật nói: Này Văn Thù! Vì tất cả pháp chẳng sinh cho nên không có chướng ngại. Các pháp ấy mỗi mỗi đều chẳng thể chiếm giữ, các pháp ấy mỗi mỗi đều chẳng thể nhiễm, cũng chẳng thể nói, cũng lại các pháp xưa nay vốn ngu độn độn.

Văn Thù Sư Lợi! Do nghĩa đó cho nên ông cần phải biết chiếm giữ thủ là Bồ Đề.

Văn Thù Sư Lợi! Đấy gọi là tướng của chiếm giữ thủ vào pháp môn Đà La Ni.

Này Văn Thù Sư Lợi! Có Hữu: Bhāva là Bồ Đề, là pháp môn Đà La Ni.

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Đức Như Lai vì các Thanh Văn nói pháp diệt trừ các Hữu Bhāva: Sự có.

Ngày nay vì sao Đức Như Lai nói Có là Bồ Đề?

Đức Phật nói: Này Văn Thù Sư Lợi! Có điều có, xong ta từng nói xa lìa các điều có chư hữu cho nên gọi là có hữu vậy.

Văn Thù Sư Lợi! Nếu lại có người thấy các pháp không có, chẳng thấy sinh diệt, kẻ ấy thấy thể của các hữu như hư không. Người thấy như vậy chẳng duyên bám vịn các Phật Pháp, cũng chẳng buông bỏ pháp của phàm phu.

Văn Thù Sư Lợi! Do nghĩa đó cho nên ông cần phải biết có là Bồ Đề.

Văn Thù Sư Lợi! Đấy gọi là tướng của có hữu tướng vào pháp môn Đà La Ni.

Này Văn Thù Sư Lợi! Sinh Jāti là Bồ Đề, là pháp môn Đà La Ni.

Văn Thù Sư Lợi nói: Thế Tôn! Trong Kinh, Đức Như Lai vì các chúng sinh nói xa lìa pháp sinh.

Vì sao nay lại nói sinh là Bồ Đề?

Đức Phật nói: Này Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát muốn cầu nơi sinh, nên quán nơi khôn.

Thời Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Bồ Tát thuộc địa nào, hay hành pháp của nhóm thâm sâu như vậy?

Đức Phật nói: Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu Bồ Tát chẳng trụ Bồ Đề, chẳng phát tâm Bồ Đề, chẳng duyêm bám níu các Phật Pháp, chẳng thành tựu các Cõi Phật, chẳng xa lìa tham dục giận dữ ngu si, chẳng siêu việt phiền não, chẳng giáo hóa chúng sinh, cũng ở các pháp chẳng tạo làm hai tướng.

Văn Thù Sư Lợi! Các Bồ Tát đó trụ Địa như vậy nói: Thế Tôn! Nếu người hay thọ trì Kim Cương Trường Đà La Ni đó, đọc tụng, giải nói thì hiện tại người đó được bao nhiêu loại công đức?

Đức Phật bảo: Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu có người hay thọ trì Kim Cương Trường Đà La Ni đó, đọc tụng, giải nói, tâm thường suy nghĩ chẳng khiến quên mất thì người ấy đời đời sinh ra ở trong chánh pháp, tâm không có phỉ báng, được vô sở úy. Ở trong đời này, các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà… thường đến thủ hộ người đó, thường ở trong tất cả các Phật Pháp, không có tâm nghi ngờ, trong tất cả các pháp được trí phân biệt.

Văn Thù Sư Lợi! Lược nói vô lượng vô biên công đức của Đà La Ni đó. Nếu ta muốn rộng nói thời ở ngàn vạn kiếp nói chẳng thể hết.

Lúc nói pháp Bản của Đà La Ni này thời một vạn Bồ Tát được Kim Cương Trường Đà La Ni đó. Lại có Bồ Tát mới phát tâm gồm tám vạn người được thuận các pháp nhẫn.

Đức Phật nói pháp Đà La Ni đó thời Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử, các chúng Đại Bồ Tát với các chúng Thanh Văn, hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi Nhân nghe điều Đức Phật nói đều đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, vui vẻ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần