Phật Thuyết Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương - Phẩm Tám - Phẩm đà La Ni Kim Thắng
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nghĩa Tịnh, Đời Đường
PHẨM TÁM
PHẨM ĐÀ LA NI KIM THẮNG
Bấy giờ Thế Tôn bảo Đại Bồ Tát Thiện Trụ đang ở trong chúng hội rằng: Này thiện nam tử! Nếu những người nam và người nữ nào muốn đích thân thấy Chư Phật quá khứ, hiện tại vị lai, cung kính cúng dường thì nên niệm bài Thần Chú Kim thắng. Vì Thần Chú này là mẹ của các Đức Phật ba đời.
Ai Trì Chú này, không những đã được phước đức to lớn, mà còn nhận được tất cả căn lành trồng từ vô lượng Đức Phật quá khứ, không hủy tịnh giới, không khuyết tịnh giới, nhất định người này vào sâu pháp tánh.
Đức Phật lại dạy phương pháp trì niệm: Trước tiên nên niệm danh hiệu Chư Phật và các Bồ Tát, đồng thời một lòng kính lễ các Ngài, sau đó mới trì tụng bài Thần Chú.
Nhất tâm đảnh lễ các Đức Phật trong mười phương.
Nhất tâm đảnh lễ các bậc Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nhất tâm đảnh lễ Thanh Văn, Duyên Giác và tất cả Hiền Thánh Tăng.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Bất Động giáo chủ phương Đông.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Bảo Tràng giáo chủ phương Nam.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật A di đà giáo chủ phương Tây.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Thiên Cổ Âm Vương giáo chủ phương Bắc.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Quảng Chúng Đức giáo chủ phương Trên.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Minh Đức giáo chủ phương Dưới.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Bảo Tạng.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Phổ Quang.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Phổ Minh.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Hương Tích.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Liên Hoa Thắng.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Bình Đẳng Kiến.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Bảo Kế.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Bảo Thượng.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Bảo Quang.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Vô Cấu Quang Minh.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Biện Tài Trang Nghiêm Tư Duy.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Tịnh Nguyệt Quang Xưng Tướng Vương.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Hoa Nghiêm Quang.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Quang Minh Vương.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Thiện Quang Vô Cấu Xưng Vương.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Quán Sát Vô Úy Tự Tại Vương.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Vô Úy Danh Xưng.
Nhất tâm đảnh lễ Đức Phật Tối Thắng Vương.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Quán Tự Tại.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Địa Tạng Vương.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Hư Không Tạng.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Diệu Cát Tường.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Kim Cang Thủ.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Phổ Hiền.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Vô Tận Ý.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Đại Thế Chí.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Từ Thị.
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ Tát Thiện Huệ.
Nam Mô rat na, tra da da, ta đa da tha, cun tê, cun tê, cu xa lê, cu sa lê, ích chi li, mi li ti, sa va ha.
Đức Phật lại dạy Bồ Tát Thiện Trụ: Thần Chú này là mẹ của các Đức Phật ba đời, nếu ai trì niệm thì sanh vô lượng, vô biên phước đức, cũng là cung kính, cúng dường tôn trọng ngợi ca Chư Phật.
Các Đức Phật đều thọ kí Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho những người này.
Những ai trì niệm câu Thần Chú này, sẽ thỏa mãn được tất cả mong cầu như thức uống ăn, y phục đồ nằm, tiền tài bảo vật, thông minh học rộng, không bệnh sống lâu, có nhiều phước đức. Người Trì Chú này, dầu chưa chứng được Vô Thượng Bồ Đề, nhưng vẫn ở chung với các Bồ Tát Kim Thành Sơn, Từ Thị, Đại Hải, Quán Tự Tại, Diệu Cát Tường, Đại Băng Già La, được các vị này giúp đỡ bảo vệ.
Những người trì niệm bài Thần Chú này, cần phải thực hành theo cách sau đây: Trước tiên nên tụng mười tám ngàn biến làm tiền phương tiện, kế đó lập và trang nghiêm Đạo Tràng trong một phòng kín.
Vào ngày mồng một, hành giả tắm rửa, thay y phục sạch, đốt hương rải hoa, thành kính dâng cúng thức ăn thức uống.
Kế đó vào trong Đạo Tràng xướng lễ các danh hiệu Phật và Bồ Tát nói trên. Chí thành sám hối tội nghiệp đã tạo, rồi quì gối phải, tụng Thần Chú này ngàn tám trăm biến, tiếp đến kiết già, tư duy bản nguyện của mình đã lập.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa vào lúc mặt trời chưa mọc, phải dùng thức ăn màu đen thanh tịnh, mười lăm ngày sau mới rời Đạo Tràng. Thực hành như vậy, thì oai lực phước đức của người này chẳng thể nghĩ bàn, tất cả ước nguyện thành tựu trọn vẹn. Nếu chưa toại ý, nên vào Đạo Tràng tiếp tục tu tập, như đã toại ý cũng cần phải thường chuyên tâm trì niệm, không được lãng quên.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh ða Giới - Phần Hai - Giới
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT BỊ MẸ MẮNG
Phật Thuyết Kinh độ Thế Phẩm - Phần Mười Chín
Phật Thuyết Kinh A Súc Phật Quốc - Phẩm Một - Phẩm Phát ý Thọ Tuệ - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Bốn Mươi Mốt - Kinh Hai Quỷ Tranh Nhau
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Năm Mươi Mốt
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Bảy - Phẩm Trường Thọ Vương - Kinh Thiên