Phật Thuyết Kinh Lục Tập độ - Phần Tám

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khương Tăng Hội, Đời Ngô

PHẬT THUYẾT

KINH LỤC TẬP ĐỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Khương Tăng Hội, Đời Ngô   

PHẦN TÁM  

Xưa có vị Bồ Tát làm đại Quốc Vương, dùng lẽ chánh trực để trị dân, lòng không thiên lệch, nhưng chẳng chịu đi xem xét dân tình.

Vị tướng quốc tâu: Xin Vua rời cung đi xem xét dân tình một lần.

Nhà Vua nói: Rất tốt!

Rạng ngày liền ra đi. Dân chúng vui mừng, đều được như ý. Vua thấy nhà giàu trong nước chỗ ở đẹp đẽ, lợp ngói vàng bạc, phục sức lộng lẫy.

Vua rất vui mừng, bèn nói: Nước ta giàu có thay!

Trở về cung, nhớ việc này, Nhà Vua nói: Các Lý gia Ly xa ấy đã đem lại ích lợi gì cho đất nước?

Bèn ra lệnh trưng dụng số tài sản kia để nuôi quân. Có một Lý gia tài sản riêng có đến ba ngàn vạn, viết sớ trình lên Vua.

Vua giận, nói: Sao dấm khinh ta?

Người ấy thưa: Thần từ nhỏ đến lớn lo làm ăn, nói chung là có được ít nhiều của riêng. Còn châu báu trong nhà đều là phần của năm nhà, không phải của riêng thần có.

Nhà Vua nói: Sao gọi là của riêng?

Người đó đáp: Lòng nghĩ đến công Phật, miệng nói lời Phật dạy, thân làm việc Phật, bỏ phần của năm nhà ra để xây dựng Chùa am thờ Phật, thờ kính Thánh Chúng, cúng dường thức ăn uống, y phục, từ bi nuôi dưỡng các loài bò, bay, máy, cựa.

Việc gì lòng đã không ưa thì không đem đến cho kẻ khác. Phước đức ây gắn liền với ta như bóng theo hình, nên gọi là của riêng. Còn phần của năm nhà ấy, một là nước, hai là lửa, ba là giặc, bốn là quan, năm là vì mạng hết.

Thân mất rồi của báu trong nhà bỏ lại cho đời, ra đi một mình, cửa họa phúc chưa biết về đâu. Thấy đời như mộng huyễn nên chẳng dám có. Nếu tính phần của năm nhà thì có đến hàng mười ức. Đấy chính là hang ổ của tai họa, thường sợ nguy đến mình nên đâu dám có của riêng. Xin quân sĩ hãy chở đi để trừ cái lo cho thần.

Nhà Vua nói: Lời đó thật lòng thay! Bèn cho phép người ấy ra đi.

Vua lui vào trai phòng, tĩnh tâm suy nghĩ, liền tỉnh ngộ: Thân còn chẳng giữ được, huống chi là đất nước, vợ con, những thứ ấy có thể tồn tại lâu dài được sao?

Nhà Vua liền soạn chép Kinh Phật, đọc tụng, giải nghĩa, tâm cấu uế được trừ sạch, tiến cử quan trung hậu, nhận lời can gián đại xá cho cả nước, trả châu báu lại cho dân, hậu đãi quan lại, bàn việc khoan chánh.

Vua gọi quần thần bảo: Phàm người không thấy được nghĩa sâu, trọng của Kinh Phật thì chỉ là hạng mù điếc thôi.

Lý gia kia giàu có, chỉ ta là nghèo thôi, Vua liền ra lệnh phân chia của báu cho trong nước, cứu giúp những người nghèo khốn, cho dân chúng những gì họ muốn, lập Chùa, am thờ Phật, thắp hương, cúng dường thức ăn uống cho các vị Sa Môn, bản thân Nhà Vua thực hiện sáu ngày trai.

Cứ như vậy suốt ba năm, bốn cõi yên tịnh, trộm cướp đều dứt, năm thứ lúa thóc được mùa, dân chúng hết cảnh cơ hàn. Sau khi chết Nhà Vua liền được sinh lên Cõi Trời thứ hai.

Đức Phật bảo các Sa Môn: Nhà Vua thời ấy chính là thân ta, người Lý Gia là Tôn Giả Thu Lộ Tử Xá Lợi Phất, người khuyên Vua đi xem xét dân tình là Tôn Giả A Nan.

Bồ Tát từ bi thi ân, tu hạnh độ vô cực, đã thực hành bố thí như vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần