Phật Thuyết Kinh Mục Liên Vấn Giới Luật Trung Ngũ Bách Khinh Trọng Sự - Phẩm Sáu - Phẩm Hỏi Việc độ Người

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Thiên, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH

MỤC LIÊN VẤN GIỚI LUẬT TRUNG

NGŨ BÁCH KHINH TRỌNG SỰ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Pháp Thiên, Đời Tống

PHẨM SÁU

PHẨM HỎI VIỆC ĐỘ NGƯỜI  

Hỏi: Một người được độ Sa Di không?

Đáp: Hai người mới được độ

Hỏi: Độ Sa Di được thỉnh Hòa Thượng từ xa không?

Đáp: Không được.

Hỏi: Chưa đủ năm hạ lạp độ người phạm tội gì?

Đệ tử đó đắc giới không?

Đáp: Nếu biết phi pháp mà độ, phạm tội Đọa. Can gián hơn ba lần không dừng, phạm Quyết đoán. Nếu đệ tử không biết phi pháp thì đắc giới, nếu biết thì không đắc giới.

Hỏi: Tỳ Kheo không thông hiểu giới, lại không biết các việc Tăng, độ nhiều người xuất gia, hoặc làm Tam Sư Hòa Thượng, Yết Ma sư, Giáo thọ sư, có phạm không?

Đáp: Người ấy còn không nên ăn thức ăn của tín thí, huống gì là độ người.

Hỏi: Nếu người có cha, mẹ, phép Vua không chấp nhận, Tỳ Kheo lén dẫn về độ, phạm tội gì?

Đáp: Phạm tội nặng, nếu quân lính tìm bắt, người ấy theo Tỳ Kheo tu đạo, nếu Tỳ Kheo biết mà cho ở, dù chưa độ cũng phạm tội nặng.

Hỏi: Con xuất gia trước, cha mẹ xuất gia sau, đến chỗ con mình xin xuất gia, người con được độ không?

Đáp: Được.

Hỏi: Tỳ Kheo phạm giới được độ người không?

Đáp: Phạm tội nặng, không có lý nào lại độ người. Nếu phạm tội Quyết đoán cũng giống như trên vì chưa đủ năm hạ lạp. Nếu phạm giới nhẹ, phải làm phép sám hối, sau đó được độ.

Hỏi: Cư Sĩ xin một Tỳ Kheo để xuất gia, Tỳ Kheo liền độ, bèn thỉnh Hòa Thượng làm giới sư Tỳ Kheo đó là thầy phải không?

Đáp: Không phải thầy, nếu sau theo vị đó thọ pháp, vị đó có thể làm thầy, nếu muốn nương theo thì vị đó có thể làm y chỉ sư.

Hỏi: Tỳ Kheo độ nhiều đệ tử, hoặc làm Tam Sư mà không dạy bảo, phạm vào tội gì?

Đáp: Phạm tội Đọa. Thuở xưa, thời Đức Phật Ca Diếp, có một Tỳ Kheo độ đệ tử nhưng không dạy bảo, đệ tử phần nhiều làm phi pháp. Khi qua đời, người đệ tử sanh trong loài rồng, phép của rồng bảy ngày bị một ngọn lửa đốt cháy thân thể đến tận xương, rồi hiện hình lại, bị thiêu cháy tiếp, không thể chịu nổi khổ đau.

Liền suy nghĩ: Trước đây, ta có tội gì mà nay khổ như vậy, bèn quan sát mạng sống đời trước, thấy mình xưa làm Sa Môn, không giữ giới cấm, thầy cũng không dạy, liền nghĩ ác độc, tức giận thầy mình, càng nghĩ càng muốn làm hại.

Biết sau này vị thầy đó cùng năm trăm người đi trên thuyền vượt qua biển cả, rồng liền phun nước làm chìm thuyền, mọi người liền hỏi: Ngươi là ai?

Đáp: Nếu các ngươi thả Tỳ Kheo này xuống biển, thì ta sẽ thả các ngươi đi.

Hỏi: Tỳ Kheo này vì sao can dự vào việc của ngươi, sao không cần người khác, chỉ cần Tỳ Kheo này làm gì?

Rồng nói: Tỳ Kheo này vốn là thầy của tôi, do không dạy dỗ tôi, khiến tôi hôm nay phải chịu đau khổ thế này, nên tôi chỉ cần vị ấy, mọi người không được ngăn cản, việc này.

Thấy Rồng sắp nhấn chìm mình xuống nước, nên Tỳ Kheo nói: Ta tự nhảy vào biển, không cần ngươi nhận chìm. Tỳ Kheo ấy liền nhảy xuống nước, tan thân mất mạng, sanh vào các nơi khổ đau chịu vô lượng tội. Từ việc này nên biết, độ người là việc lớn, không thể không chỉ dạy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần