Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Năm - Tô Ma Hô Thỉnh Hỏi Phân Biệt Tướng Thành Tựu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH

TÔ MA HÔ ĐỒNG TỬ THỈNH HỎI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thi Hộ, Đời Tống  

PHẦN NĂM

TÔ MA HÔ THỈNH HỎI

PHÂN BIỆT TƯỚNG THÀNH TỰU  

Khi Hành Giả kia đối với chướng nạn được giải thoát xong thì thân tâm trong sạch, không có các dơ uế. Ví như trăng sáng ra khỏi đám mây, gió thổi xua mây, rực rỡ đẹp đẽ sáng cả bầu trời. Mọi loại công đức mà Hành Giả đã tu, thảy đều tiêu diệt nơi mà Tỳ Na Dạ Ca đã gây chướng nạn … cũng lại như vậy.

Sở dĩ chân ngôn chẳng được thành tựu, ví như hạt giống nhân vào đất với thời kèm theo mưa tưới thấm, gió tốt điều thuận ắt có thể sinh mầm cho đến thành tựu. Song, hạt giống ấy nếu ở ngay trong kho thì mầm chẳng thể sinh huống chi lại có cành lá với hoa, quả trái.

Trì tụng chân ngôn chẳng y theo phép tắc với chẳng cúng dường, cũng chẳng trong sạch. Chữ của chân ngôn ấy hoặc có thêm có bớt, tướng tiếng chẳng chính đúng… chẳng thành các Tất Địa màu nhiệm rộng lớn cũng lại như vậy.

Ví như kéo mây tuôn mưa, tùy theo các cỏ cây mà dung chứa tươi tốt, hoa quả lớn nhỏ sai khác chẳng bằng nhau. chân ngôn đã nói cũng lại như vậy. Công lao mà người trì Tụng đã làm tùy theo sự thêm bớt ấy mà được phước nhiều ít, nơi được thành tựu cũng lại như vậy.

Nếu Hành Giả ấy ở nơi thanh tịnh với y theo thời tiết, pháp đã định ra, cũng dần tiêu diệt tội cợt đùa vi phạm, viên mãn nhóm phước, hay được chân ngôn thấm đượm với thành tựu.

Nếu tội chẳng diệt, công đức chẳng sinh, chẳng y theo phép tắc, mộng thấy nơi vứt bỏ của người phá hoại, hoặc thấy đá đuổi theo. Hoặc thấy người gây nạn khủng bố đáng sợ, tay cầm dao với các khí trượng đâm chém muốn đến gây hại… ṭrong mộng nên thấy biết là tướng ác. Nếu có tướng này, tức Tỳ Na Dạ Ca cā nhóm kia khiến gây chướng nạn.

Hành Giả liền dùng Quân Trà Lợi Phẫn Nộ Minh Chủ để làm hộ thân, như Hộ Ma đã nói bên trên thì chướng nạn đều được giải thoát, chẳng thể não loạn. Nếu có người niệm tụng chân ngôn ấy thì các Tỳ Na Dạ Ca trọn chẳng được dịp thuận tiện.

Lại nữa, muốn trừ chướng nạn mà người kia đã bị vướng mắc, khiến cho giải thoát.

Liền nên y theo Diệu Mạn Trà La này: Nơi có đàn bò cư trú, hoặc dưới cái cây, hoặc miếu có vị Thần, hoặc ngã tư đường, hoặc nhà trống vắng an ổn, hoặc ở trong rừng… dùng năm màu sắc làm Mạn Trà La.

Năm màu ấy là: Loại màu trắng, màu vàng, màu đỏ, màu xanh, màu đen… lượng ấy sắp xếp vuông vức bốn khuỷu tay, an lập bốn cửa. Ở chính giữa vuông vức khoảng hai khuỷu tay đào một cái hầm, bên trong hầm rải bày cỏ tranh.

Bên ngoài cái hầm khoảng hai khuỷu tay đều phân chia vị trí tòa ngồi, an trí nhóm Minh Vương Chân Ngôn Chủ. Ở tám phương sở đều vẽ vị Đại Thần theo phương của mình bản phương.

Lại lấy bốn cái bình mới, chẳng được dùng thứ bị nung cháy xém lớn có màu đen, chứa đầy nước hương với đem năm loại báu kèm với hoa sen đỏ, các cành cây hoa đều để bên trong cái bình, dùng năm sợi dây quấn ràng cổ bình ấy rồn an ở bốn góc.

Sau đó, thỉnh nhóm Minh Chủ kia, đem các vật cúng dường mà cúng dường. Lại dùng rưỡu, thịt, củ cải la bặc cùng với mọi thức ăn Đa Ba La La cúng dường Đại Thần ở tám Phương của nhóm ấy với tất cả Tỳ Na Dạ Ca.

Gọi người bị vướng chướng nạn kia khiến vào trong cái hầm, hướng về phương Đông mà ngồi. Sau đó, lấy cái bình đã đặt để kia, dùng chân ngôn của nhóm Quân Trà Lợi Minh Chủ Kuṇḍali, La Chỉ Đảng Khứ Già đây nói là: Hình màu đỏ.

Minh Chủ Raktāṅga với Kế Lợi Cát La Minh Chủ Kilikila, Nại La Nhĩ LươngNoa Minh Chủ trì tụng vào cái bình ấy số hơn một trăm rồi rưới rót lên đỉnh đầu người bị chướng nạn.

Như vậy được vào mộng thấy bày nhân của chướng nạn, nói chân ngôn, chữ có thêm bớt. Hoặc Pháp chẳng đủ, nhưng các Minh Chủ tự nói pháp này có điều hành dụng hiện bày nơi phá tướng tốt, giống như sông biển trọn chẳng trái ngược với thời. Kỳ thật chân ngôn trọn chẳng đem phá hoại, cũng chẳng đem chặt đứt, cùng với nối theo nhau cột buộc.

Ví như có hai người bạn thân, trong đó có một người nói với người bạn kia rằng: Từ nay trở đi, đừng có đến nhà người tên là… cho đến nói với người kia hãy thận trọng với người đó. Do chẳng trái ngược với lời khuyên răn ấy liền chẳng đi đến, hoặc cùng nói chuyện.

Pháp chân ngôn ấy cũng lại như vậy, cho nên Hành Nhân chẳng nên đem phá Minh Chủ với chân ngôn cho đến nối theo nhau cột buộc cùng với cấm đoán. Diệu Mạn Trà La chẳng nên trao cho sự thêm bớt, chân ngôn cũng lại chẳng nên sửa đổi.

Pháp ấy cũng lại chẳng nên A Phệ Thiết Na Aveśana: Phẫn nộ, chẳng nên đánh đập cột trói gây hại cho kẻ kia, chẳng nên Hộ Ma Homa với tổn hại chi tiết, tồi diệt.

Quỷ Tộc Preta kulāya. Cũng lại chẳng nên khiến cho người khác bị si độn cùng với ngủ nghỉ buồn bực. Chẳng nên giáng phạt loài Long Mỵ. Chẳng nên khiến cho người phát khởi ganh ghét lẫn nhau với hao tổn, chán ghét, cột trói. Chẳng nên chữa trị cho trẻ con bị ma quỷ gây bệnh. Chẳng nên chài lưới bắt các loại chúng sinh khiến gây tổn hại.

Lại nữa, Tông bên ngoài ngoại tông khác nói đủ mười pháp thì chân ngôn được thành, ấy là: Người hành, chân ngôn, bạn bè, vật thành tựu, sự tinh cần, nơi chốn, đất thanh tịnh, thời tiết, Bản Tôn, tài vật. Đủ mười Pháp này thì chân ngôn được thành tựu.

Lại Tông khác nói có đủ ba loại pháp thì chân ngôn được thành, ấy là: chân ngôn, người hành, bạn bè.

Lại Tông khác nói có đủ bốn loại pháp thì chân ngôn mới thành, ấy là: Nơi chốn, sự tinh cần, thời tiết, y theo pháp.

Lại Tông khác nói có đủ năm loại pháp thì chân ngôn được thành, ấy là: chân ngôn, nơi vật thành tựu, nơi chốn, Bản Tôn, vật.

Như vậy, các Tông hoặc nói mười pháp, hoặc nói tám pháp, hoặc sáu, hoặc bốn, hoặc ba, hoặc hai đều ở Bản Pháp diễn nói chẳng giống nhau.

Song, Thích tức Phật Giáo này dạy bảo có hai pháp thì chân ngôn mới thành. Một là người hành, hai là chân ngôn.

Người hành cần đầy đủ Giới Luật, chính cần, tinh tiến, đối với lợi dưỡng của người khác chẳng khởi tham lam ganh ghét. Đối với thân, mạng, tiền của thường không có vướng dính.

Văn tự của chân ngôn tự tròn đủ, tướng tiếng rõ ràng, pháp có thể thành tựu, thảy đều đầy đủ nơi mà Phật Bồ Tát đã cư ngụ.

Nói chẳng thành thì trở ngược lại điều bên trên sẽ biết.

Lại nữa, Hành Giả ở lúc niệm tụng nếu khoảng trong gian có chỗ khuyết phạm, hoặc có gián đoạn, vứt bỏ Bản đã tụng, riêng trì Minh Chủ khác, tự đem pháp đã trì trao cho người khác thì tuy niệm tụng đủ biến số nhưng chẳng thành.

Lại nữa, nên tu mỗi ngày ba Thời, như Pháp cúng dường, niệm tụng đủ mười vạn biến số, liền nên như pháp Hộ Ma, nên dùng: Đại Mạch, dùng hoa gạo, hoặc dùng Cự Thắng tên riêng của mè đen, dùng hạt cải trắng… tùy chọn lấy một thứ hòa chung với bơ đủ mười ngàn số, hoặc tám mươi ngàn, hoặc bốn, ba biểu thị cho số chẳng nhiều ngàn.

Dùng câu Ưu Đàm Bát La, hoặc cây A Thuyết Tha, hoặc cây Ba La Xa, hoặc cây Át Ca, hoặc dùng Long Mộc, hoặc dùng cây Vô Ưu, hoặc cây Mộc Lỗ Bà, hoặc cây Ni Câu Đà, hoặc cây Yểm Một La, hoặc cây Khước La, hoặc cây Xa Di.

Hoặc cây Bát Lạc, hoặc cây A Ba Mạt Già, hoặc cây Mạt Độ Ca, hoặc cây Trạm Mẫu Ca… tùy chọn một loại cây, thô tế như ngón tay, chặt dài mười ngón tay rồi tẩm bơ, mật, lạc ở hai đầu, mỗi ngày Hộ Ma, số như bên trên nói thì chỗ bị khuyết phạm lúc trước trở lại được thanh tịnh, sau đó mới cầu chân ngôn Tất Địa không có chỗ chướng nạn.

Lại nữa, Hành Giả ngoài chân ngôn đã trì, còn trì tụng cột trói Minh Chủ, hoặc đóng hoặc đánh, hoặc chặt hoặc phá… khiến chẳng thành tựu. Liền cần phải làm hình tượng Bản Tôn, nên để ở dưới bàn chân Bộ Chủ của các Bộ, nên cùng đối mặt với nhau.

Sau đó dùng Đại Uy chân ngôn của các Bộ Minh Chủ thuộc nhóm Kế Lợi Cát La Kīlikīla tụng trì vào bơ mật rưới tắm Bản Tôn. Như vậy, mười nhày làm pháp này xong thì chỗ bị cột trói khác liền được giải thoát.

Lại nữa, Hành Giả đối với các pháp đã chế trong chân ngôn thảy đều tu hành, mỗi mỗi không có thiếu sót nhưng lại chẳng thành. Liền nên dùng các thứ độc làm hình của Tôn ấy, dùng chân ngôn của các Bộ Minh Chủ thuộc nhóm Kế Lợi Cát La, chặt hình của tượng ấy, mỗi mỗi chặt đứt thành miếng, hòa với dầu hạt cải trắng, mỗi ngày ba thời mà làm Hộ Ma… như vậy bảy ngày liền được Tất Địa Siddhi. Nếu chẳng thành thì tổn hoại niềm vui.

Thế nên các pháp đều từ tâm sinh ra, chẳng phải là tự nhiên hiện ra, cũng chẳng do thời, lại chẳng phải là Trời Tự Tại, chẳng phải là không có nhân duyên, cũng chẳng từ cái ta Ātman: Ngã hay sinh ra các pháp… chỉ do vô minh lưu chuyển sinh tử, bốn đại hòa hợp, tạm mượn gọi là hình sắc Rūpa: Sắc, hình sắc chẳng phải là cái ta, cái ta chẳng phải là hình sắc.

Hình sắc chẳng phải là cái của Ta Mama kāra: Ngã sở, cái của ta chẳng phải là hình sắc.

Như vậy năm Uẩn Pañca skandha nên biết là trống rỗng Sūnya:

Không: Hình sắc Rūpa là không có thường giống như bọt nước tụ.

Cảm giác Vedanā: Thọ như bong bóng nổi.

Tri giác Saṃjñā: Tưởng như bóng ảnh của ánh nắng mặt trời.

Hoạt động của tâm Ý Saṃskāra: Hành như cây chuối.

Sự nhận Thức Vijñāna: Thức như huyễn hóa…

Thấy như vậy gọi là Chính Kiến Samyag dṛṣṭi, nếu người thấy khác thì gọi là tà kiến Mithyā darśana.

Lại nữa, niệm tụng đủ số, muốn gần sát Tất Địa, liền đưa tới trong mộng thấy việc như vậy: Hoặc thấy thân mình đi lên lầu gác cao, hoặc nhảy lên cây to lớn.

Hoặc cỡi Sư Tử, con trùng lớn với ngựa đi lên ngọn núi cao, ở trong hư không nghe tiếng sấm lớn.

Hoặc cỡi Tê Ngưu con Tê Giác có hình dạng như con trâu, voi trắng, con bò đực.

Hoặc được tiền tài, vòng hoa với áo.

Hoặc được rượu, thịt, quả mọc dưới nước.

Hoặc được hoa sen hồng, Kinh với làm khách quý.

Hoặc được con Lạc Đà kèm với con bò nhỏ.

Hoặc được cái xe chứa đầy cây phất màu trắng xua đuổi ruồi nhặng, kèm với được giày da.

Hoặc được cây đao đeo nằm ngang, cây quạt kết bằng đuôi chim công, chuỗi Anh Lạc bằng vàng, ngọc báu, vỏ sò xoắn ốc, thương Khước Śaṅkha, người nữ xinh đẹp đoan nghiêm.

Hoặc thấy mẹ của mình.

Hoặc được các thứ báu, vật dụng nghiêm thân với được giường nằm được che phủ bới cái áo trắng.

Hoặc thấy thân mình đi thuyền vượt qua biển lớn với vượt qua sông lớn, sông nhỏ, ao Rồng, đầm, hồ… cùng với uống, tắm.

Hoặc thấy dùng máu tắm gội thân mình.

Hoặc thấy vào Chùa, Chế Để Caitye, phòng của Tăng.

Hoặc thấy Như Lai, Bồ Tát, Duyên Giác, Thánh Tăng Vô Lậu Thánh Tăng không có phiền não, Chúng Tỳ Kheo với Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tư Ca Cận Sự Nam, Thiên Thần, Quốc Vương.

Hoặc thấy cây đao lớn, chúng A Tu La, Bà La Môn trong sạch.

Hoặc thấy Trượng Phu cùng với người nữ mà ý ưa thích, Trưởng Giả giàu sang có tâm hiền thiện ngay thẳng.

Hoặc thấy che mẹ cùng với thân quyến cùng tụ hội một chỗ.

Hoặc thấy Trì Minh Chủ, các vị Tiên, người khéo trì tụng.

Hoặc thấy ăn nuốt mặt trời, mặt trăng.

Hoặc thấy tự tùy ở hầm phân.

Hoặc uống tinh của con người với ăn thịt người, vào ở đám lửa.

Hoặc thấy người nữ nhập vào bên trong thân.

Được nhóm mộng thù thắng như vậy xong, nên biết một tháng cùng với nửa tháng sẽ được thành tựu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần