Phật Thuyết Kinh Năm Phật đảnh Tam Muội đà La Ni - Phẩm Bốn - Phẩm Ngũ đảnh Vương Tam Ma địa Thần Biến Gia Trì Hóa Tượng

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy

PHẬT THUYẾT KINH

NĂM PHẬT ĐẢNH TAM MUỘI

ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy  

PHẨM BỐN

PHẨM NGŨ ĐẢNH VƯƠNG TAM MA

ĐỊA THẦN BIẾN GIA TRÌ HÓA TƯỢNG  

Bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Kim Cang Mật Tích Thủ rằng: Ông hãy nghe cho kỹ! Pháp Biến Tượng Họa của Bạch Tản Cái Đảnh Vương là điều mà hằng hà cu chi Phật vì các hữu tình ngày sau mà nói.

Nếu người vẽ tượng hộ giữ pháp se dệt, vẽ tượng… dựa theo lúc trước, vuông tròn ba khuỷu tay.

Chính giữa vẽ cây Bồ Đề. Ngay bên dưới cây vẽ Đức Phật Thích Ca Mau Ni đủ tướng Đại Nhân, thân màu trắng vàng, bày tướng thuyết pháp, ngồi trên tòa Sư Tử.

Bên phải Đức Phật vẽ Kim Cang Mật Tích Thủ, thân màu đỏ tía, tay phải cầm chày Kim Cang, tay trái cầm Bạch Hồng Thoát Sắc phẩm vật có màu hồng trắng phai nhạt dần, chắp tay cung kính.

Tiếp theo, ngay trước mặt Đức Phật vẽ bạch Tản Cái Đảnh Vương, thân trạng màu vàng ròng, đầy đủ mọi tướng, tay cầm hoa sen.

Bên trên cây Bồ Đề, ở hai bên trái phải đều vẽ Củ Luật Bà Thiên, tay cầm sợi dây báu.

Bên trên, trong hư không vẽ tám Tịnh Cư Thiên đều dùng lòng bàn tay rải hoa, nương cỡi đám mây mọi báu.

Ở bên phải tòa của Đức Phật vẽ người Trì Chú, quỳ sát đất chiêm ngưỡng, tay bưng lư hương.

Bên trên, bên dưới, bốn mặt đều vẽ hoa tràn khắp.

Này Mật Tích Thủ! Đây gọi là Bạch Tản Cái Đảnh Vương Biến Tượng Họa Pháp.

Lại bảo Kim Cang Mật Tích Thủ rằng: Ta sẽ lại nói Quang Tụ Đảnh Vương Biến Tượng Họa Pháp. Pháp vẽ như bên trên kết hộ, hoặc vuông tròn ba khuỷu tay, một khuỷu tay.

Bên dưới cây Bồ Đề vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi Kiết Già, phóng mọi loại lửa ánh sáng báu, bày tướng thuyết pháp, ngồi trong hoa se trên tòa Sư Tử báu.

Bên trên cái cây, hai bên trái phải vẽ Củ Luật Bà Thiên, tay cầm sợi dây báu.

Lại ở bên trên, trong hư không vẽ tám Tịnh Cư Thiên đều dùng lòng bàn tay rải hoa, nương cỡi đám mây mọi báu.

Bên dưới tòa, ở bên phải vẽ người Trì Chú, quỳ thẳng lưng, chiêm ngưỡng Đức Phật, tay bưng lư hương.

Phía sau Đức Phật vẽ ngọn núi với mọi loại trang nghiêm.

Ngay bên dưới tòa của Đức Phật vẽ nước biển lớn, trong nước phần lớn vẽ hoa sen, cá, thú…

Này Mật Tích Thủ! Đây gọi là Quang Tụ Đảnh Vương Tượng, là Chư Phật nói để dẫn lối cho hữu tình thành tực các pháp, khiến cho thoát nạn.

Tiếp theo nói Siêu Đảnh Vương Tượng. Nếu người vẽ tượng đã sửa trị được pháp se dệt như bên trên. Hoặc vuông tròn ba khuỷu tay. Một khuỷu tay.

Bên dưới cây Bồ Đề vẽ Đức Phật thuyết pháp như bên trên, duỗi ngửa bàn tay phải trên đầu gối phải ban cho sự không sợ hãi, tay trái ngửa nằm ngang để ngay bên dưới rốn, đảnh phóng mọi ánh sáng.

Bên trên cái cây, hai bên trái phải vẽ Củ Luật Bà Thiên như lúc trước.

Tám Tịnh Cư Thiên cũng như bên trên.

Vẽ người Trì Chú cũng như bên trên.

Đây gọi là Siêu Đảnh Vương Tượng là hết thảy Phật vì thương xót hữu tình mà nói.

Tiếp theo nói Thắng Đảnh Vương Tượng. Nếu vẽ đều như bên trên.

Bên dưới cây Bồ Đề vẽ Đức Phật thuyết pháp, tay phải giương lòng bàn tay, tay trái tùy ý vẽ, cũng có Tòa Sư Tử, đảnh phóng mọi ánh sáng.

Bên trên cây, ở hai bên trái phải cũng giống như vậy.

Tám Tịnh Cư Thiên cũng giống như vậy.

Người Trì Chú cũng giống như vậy.

Đây gọi là Thắng Đảnh Vương Tượng, là hết thảy Phật vì lợi cho hữu tình mà nói.

Lại nữa, Mật Tích Chủ! Ông nên biết hết! Chư Phật, Bồ Tát có vô lượng sắc thân, biến hóa dẫn lối cho hữu tình. Hữu tình vì muốn thành tựu nhóm Chú này thì nên thường chính đúng phát tâm từ bi, tâm hỷ, tâm xả, tâm bố thí, tâm nhẫn, tâm trì giới, tâm tinh tấn, tâm tĩnh lự, tâm bát nhã Ba la mật, tâm vô thượng bồ đề … lợi ích cho hữu tình.

Tùy theo phương tìm được vải vóc, giấy, bảng gỗ… một khuỷu tay, nửa khuỷu tay… đều có thể vẽ mà cúng dường, tức được Tối Thượng Thành Tựu Ngũ Đảnh Luân Vương Tam Ma Địa, hay khiến cho Hành Giả mau được chẳng thoái lùi.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần