Phật Thuyết Kinh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội đại Giáo Vương - Chương Một - Phần Một - Tập Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH
NHẤT THIẾT NHƯ LAI CHÂN THẬT
NHIẾP ĐẠI THỪA HIỆN CHỨNG
TAM MUỘI ĐẠI GIÁO VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thi Hộ, Đời Tống
CHƯƠNG MỘT
KIM CƯƠNG GIỚI ĐẠI MẠN
NOA LA QUẢNG ĐẠI NGHI QUỸ
PHẦN MỘT
TẬP MỘT
Như vậy tôi nghe!
Một thời Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na đầy đủ mọi loại trí của Tam Muội Gia Tối Thắng thuộc Kim Cương Gia Trì của tất cả Như Lai, đắc được Quán Đỉnh Tối Thượng của Pháp Vương trong ba cõi thuộc mão báu thù thắng của tất cả Như Lai.
Thành tựu Đại Tương Ứng Chủ thuộc nhất thiết trí trí của tất cả Như Lai, hay làm mọi loại sự nghiệp bình đẳng tăng thượng thuộc tất cả Trí Ấn của tất cả Như Lai, thảy hay viên mãn khắp hết tất cả ý nguyện của các giới hữu tình không có dư sót, thường trụ ở Kim Cương của tất cả thân ngữ tâm trong ba đời.
Đấng Đại Từ Bi vì tất cả Như Lai khuyến thỉnh khen ngợi. Ở yên nơi điện báu Đại Ma Ni rộng lớn ngay trong cung của Sắc Cứu Cánh Thiên Vương. Chốn ấy có châu ngọc,vòng hoa, Anh Lạc… đủ màu sắc. Chuông treo, chuông lắc tay, lụa, phan xen kẽ rũ bày phát ra âm thanh hòa nhã khi có gió nhẹ thổi qua. Được trang nghiêm bằng mọi loại hình trăng tròn, Bán Nguyệt … cùng với chín mươi chín Câu Chi chúng Đại Bồ Tát đến dự.
Tên các vị ấy là: Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, hư không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát, Diệu Cát Tường Bồ Tát Ma Ha Tát, Khởi Bình Đẳng Tâm Chuyển Pháp Luân Bồ Tát Ma Ha Tát, hư không Khố Bồ Tát Ma Ha Tát, Tồi Chư Ma Lực Bồ Tát Ma Ha Tát. Bồ Tát Ma Ha Tát thuộc nhóm như vậy đều là bậc Thượng Thủ.
Lại có căng già sa số đẳng các Như Lai thị hiện Thiên Deva ấy cho đến tràn khắp trong cõi Diêm Phù Đề giống như hạt mè. Rồi vô lượng vô số các thân Như Lai, trong mỗi một thân đều hiện vô lượng vô số Cõi Phật, mỗi một Cõi Phật quay lại nói nói Pháp Môn bí mật này.
Lúc đó Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai dùng sự trợ nhau nhập vào của tất cả Như Lai cho nên bình đẳng trụ yên nơi Kim Cương của thân ngữ tâm trong tất cả hư không.
Dùng sự vô biên của tất cả Như Lai cho nên làm Giác Ngộ Trí Đại Sĩ của tất cả Kim Cương Giới, khai phát tất cả Kim Cương Gia Trì nhiều như số bụi rất nhỏ của hết cõi hư không sinh ra Trí Tạng. Ban bố báu Đại Quán Đỉnh hết tất cả hư không của Đại Kim Cương Trí tràn khắp Chân Như Trí hiện thành Chính Đẳng Giác. Dùng tự tính thanh tịnh của tất cả Như Lai cho nên tức là tự tính thanh tịnh của tất cả pháp.
Dùng sự nghiệp bất không hơn hẳn việc tạo làm của tất cả Như Lai tràn khắp tất cả hư không đều hiện các hình sắc, tận khắp các giới hữu tình không dư sót khởi tất cả thắng hạnh khéo điều phục, rộng làm mọi loại sự nghiệp của tất cả Vô Đẳng Vô Thượng.
Từ đấy sinh ra tất cả Hiền Thánh.
Ấy là: Nhất Thiết Như Lai Đại Bồ Đề Kiên Cố Đại Sĩ, Nhất Thiết Như Lai Câu Triệu Tam Muội, Nhất Thiết Như Lai Ái Lạc Trí Tự Tại, Nhất Thiết Như Lai Thiện Sở Tác, Nhất Thiết Như Lai Đại Quán Đỉnh Bảo, Nhất Thiết Như Lai Nhật Luân Quang Minh.
Nhất Thiết Như Lai Đại Ma Ni Bảo Tràng, Nhất Thiết Như Lai Đại Tiếu, Nhất Thiết Như Lai Đại Thanh Tịnh Pháp, Nhất Thiết Như Lai Đại Trí Tuệ, Nhất Thiết Như Lai Đại Luân, Nhất Thiết Như Lai Bí Mật Ngữ, Nhất Thiết Như Lai Bất Không Chủng Chủng Sự Nghiệp, Nhất Thiết Như Lai Đại Tinh Tiến Diệu Kiên Cố Khải, Nhất Thiết Như Lai Biến Trì Hộ Kim Cương Dược Xoa, Nhất Thiết Như Lai Thân Ngữ Tâm Kim Cương Phộc Trí Ấn.
Đấy là các Hiền Thánh nhiếp chung tổng nhiếp Tụng là:
Kim Cương Tát Đỏa Phổ Hiền Tôn
Bất Không Vương Kim Cương Vương
Ma La tức là Kim Cương Ái
Kim Cương Thiện Tai Cực Hỷ Vương
Thánh Hư Không Tạng Kim Cương Bảo Đại Diệu Quang là Kim Cương Quang.
Diệu Bảo Tràng tức Kim Cương Tràng
Đại Hỷ Tiếu là Kim Cương Tiếu
Năng Quán Tự Tại Kim Cương Pháp
Diệu Cát Tường Trí Kim Cương Lợi
Các Mạn Noa La Kim Cương Nhân
Vô ngôn tức là Kim Cương Ngữ
Mọi loại sự nghiệp Kim Cương Nghiệp
Giáp Trụ Tinh Tiến Kim Cương Hộ
Ăn nuốt mạnh ác Kim Cương Nha
Cầm giữ bền chắc Kim Cương Quyền
Tiêu xí vật biểu tượng Kim Cương, Câu, Tiễn, Hỷ
Bảo, Nhật, Tràng Phan với Đại Tiếu
Liên Hoa, Kiếm và Diệu Luân, Ngữ
Yết Ma, Giáp Trụ, Bố, Kiên Trì
Không đầu không cuối thường vắng lặng
Bạo ác phẫn nộ, đại an nhẫn
Dạ Xoa, La Sát, Thiện Vô Úy
Uy thế mạnh ác, đại phú thịnh
Ô Ma, Thiên Chủ và Thế Chủ
Thắng căn bền chắc, đại tịch mặc
Hộ Thế: Không Cư với Địa Cư ba đời với nhóm ba cõi ấy.
Đại chủng khéo làm lợi chúng sinh
Tất cả trói buộc, nhóm Tổ Tông
Sinh tử, Niết Bàn thường như vậy
Chính chốn lưu chuyển, lớn lại lớn
Giác tính thanh tịnh, pháp đại thừa
Ở trong ba cõi thường lợi ích
Giáng Tam Thế ấy, vắng lặng sinh
Tịch tĩnh sinh chủ hay điều phục chủ tể bền chắc, diệu thắng địa pháp đại trí Ba La Mật Đa.
Môn giải thoát của các Bồ Tát
Các thắng hạnh của các Như Lai
Chánh Giác thiện lợi, tâm các Phật
Tất cả bồ đề không có trên
Tỳ Lô Giá Na Tối Thắng Tôn
Tự nhiên tổng trì các chính niệm
Ma Ha Tát Đỏa Đại Trí Ấn
Tam Ma Địa sinh sự nghiệp Phật
Thành tựu tất cả các thân Phật
Giác ngộ chúng sinh thường lợi ích
Đại căn bản ấy tức đại hắc
Mà đại tham nhiễm là đại lạc
Các phương tiện lớn đại thắng thượng
Tất cả thắng cung, đại tự tại.
Bấy giờ Cụ Đức Đại Bồ Đề Tâm Phổ Hiền Đại Bồ Tát trụ ở trái tim của tất cả Như Lai. Thời tất cả Như Lai thị hiện tràn đầy trong Cõi Phật này giống như hạt mè thảy đều vân tập, đi đến chỗ của Nhất Thiết Nghĩa Hạnh Bồ Tát ngồi ở Bồ Đề Trường.
Liền thị hiện thân Thọ Dụng bảo Bồ Tát ấy rằng: Này Thiện Nam Tử! Nếu chẳng thể biết trí nhẫn chân thật, các hạnh khó hành của tất cả Như Lai thì làm sao chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Anuttarā samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác?
Chính vì thế cho nên nay ông ở đây nên khởi ý mạnh mẽ thành chỗ tạo làm.
Khi ấy Nhất Thiết Nghĩa Thành Bồ Tát Ma Ha Tát do các Như Lai vì mình cảnh giác xong, liền từ Tam Ma Địa A Sa Pha Na Ca khởi dậy, đỉnh lễ tất cả Như Lai xong rồi bạch rằng: Thế Tôn! Nguyện xin Đức Như Lai chỉ dạy cho con: Sở hành thế nào?
Trí Nhẫn chân thật ra sao?
Thời các Như Lai khác miệng cùng lời hướng về Bồ Tát ấy đều nói lời này: Đại Sĩ! Ông nên quán sát Tự Tâm Tam Ma Địa.
Sở Hành như vậy là Nhẫn chân thật, nên dùng tự tính Thành Tựu Đại Minh, tùy theo sự ưa thích mà tụng Đại Minh là:
Án, tức đa. Bát la đế vi đặng, ca lỗ nhĩ.
OṂ CITTA PRATIVEDHAṂ KARA UMI.
Thời Bồ Tát ấy bạch với các Như Lai rằng: Do Đức Thế Tôn, tất cả Như Lai chỉ dạy cho con nên con thấy tướng vành trăng trong sạch ở trái tim của mình.
Các Như Lai nói: Thiện Nam Tử! Ánh sáng tự tính của tâm giống như tu khắp công hạnh, tùy làm tùy thành, cũng như cái áo trắng dễ thành vật nhiễm màu sắc.
Bấy giờ tất cả Như Lai dùng ánh sáng tự tính tràn đầy tâm trí, thành nơi làm tạo tác, vì Bồ Tát ấy lại nói Đại Minh là:
Án, mạo địa tức đa mẫu đát ba nại dạ di.
OṂ BODHI CITTAM UTPĀDA YĀMI.
Liền dùng tự tính Thành Tựu Đại Minh như vậy để khiến phát khởi tâm đại Bồ Đề Mahā bodhi citta.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Bốn - Phẩm Tám - Phẩm Thanh Tịnh
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Một - Một Pháp - Phẩm Mười Năm - Phẩm Không Thể Có ðược
Phật Thuyết Kinh Cha Con Gặp Nhau - Phẩm Hai Mươi Sáu - Sự Sai Khác Của Lục Giới - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Thí đăng Công đức - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Các Pháp Vốn Không Kinh Chư Pháp Bản Vô - Phần Năm
Phật Thuyết Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô Tướng - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tùy Hỷ Công đức
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Hoa - Phẩm Sáu - Thọ Ký Cho Hàng Thanh Văn