Phật Thuyết Kinh Như Lai Hưng Hiển - Phần Mười Sáu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT

KINH NHƯ LAI HƯNG HIỂN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẦN MƯỜI SÁU  

Lại nữa, đối với các pháp không chỗ trang nghiêm, pháp của Chư Phật đều không sở hữu, thành tựu đầy đủ mới đến đại đạo. Lại nữa, các pháp ấy không có cũng chẳng không. Bồ Tát trụ nơi pháp nhẫn, đạt được sự như hóa, bình đẳng hiểu rõ tất cả Phật Đạo, đã được thành tựu thì kiến lập cái biết chắc thật.

Đó là Bồ Tát rộng nhìn Phật Pháp như ảo hóa, không nơi chốn, khắp trong Phật Đạo mà không sở đắc. Hành dụng nơi chúng sinh mà không chướng ngại, không khởi thân tướng, vào tất cả thân mà dẫn dắt họ, có chỗ kiến lập mà không chấp trước.

Nếu thấy sắc mà đối với sắc xem như huyễn hóa, không chấp trước thì được tròn đầy và tự nhiên sáng tỏ bản tế, chân đế. Có sự sáng chiếu nơi pháp giải thoát mà không sở đắc. Đối với tất cả các pháp hiện hữu chỗ sinh mà không chỗ sinh.

Như hóa nhân kia không chỗ nhớ biết, bản tánh thanh tịnh, không chỗ thọ nhận lời nói. Như chỗ vấn hỏi và giải thuyết thì thuận theo tất cả luật không chỗ nhớ nghĩ, sự cảm động cũng như huyễn hóa, chỗ tạo tác luôn đổi dời.

Hiện tại, vị lai đi đến Như Lai chí Thánh này mà không thoái chuyển, cũng không chỗ sinh, không hề ngăn ngại, thành tựu tất cả lực, không có các tưởng. Như hóa nhân kia, tâm đều thấu đạt mà chẳng ngăn ngại với Vi thần sơn. Đó là pháp nhẫn như hóa thứ chín của Bồ Tát.

Này Phật Tử! Sao gọi là pháp nhẫn như không của Bồ Tát Đại Sĩ?

Bồ Tát quán sâu vào cõi chúng sinh giống như hư không không có duyên tướng. Tất cả các pháp cũng là như vậy. Đi vào các Cõi Phật mà không có thật, các pháp và hư không đều không có hai. Bồ Tát như vậy thể nhập vào chỗ không thệ nguyện.

Giống như hư không bao hàm Cõi Phật cũng là như vậy, không chỗ trói buộc. Hưng khởi năng lực nơi chỗn hội nhập của Như Lai mà đều đi cùng, giống như hư không chỗ vào không hai. Đạo cũng như vậy, không quá khứ, hiện tại, vị lai. Tuệ cũng như thế, đều diễn thuyết phân minh tất cả pháp và nẻo nhập cũng như vậy.

Bồ Tát Đại Sĩ đạt đến pháp nhẫn giống như hư không, chỗ đạt đến Thánh tuệ cũng là như vậy. Đối với các thừa, chỗ sở đắc đều như hư không, sự gặt hái của thân, khẩu, ý đều được tự tại. Giống như hư không ở nơi pháp mà không chỗ bám trụ, cũng không sinh diệt. Như vậy, Bồ Tát ở nơi tất cả pháp mà được tự tại, không đầu không cuối, không có xứ sở, không thể phá hủy giống như hư không vậy.

Đối với các thông tuệ không có xứ sở cũng không hư hoại, đối với Phật lực cũng giống như hư không tự nhiên mà trú, ở trong tất cả đời mà không chỗ trú tức là cảnh giới tự nhiên. Như vậy Bồ Tát kiến lập chúng sinh cũng không chỗ nhập, tất cả như huyễn, giống như hư không không sinh không diệt, cũng không chỗ sinh mà hàm chứa tất cả vạn hữu trong thế gian. Bồ Tát như vậy cũng vô sở trú, không chỗ thành tựu mà tự nhiên tịnh.

Vì Bồ Tát hiển hiện khắp các Thế Giới giống như hư không không có xứ sở, cũng không bờ cõi, không có ranh giới, bờ đáy, thông đạt sâu rộng không đâu không đến. Như vậy Bồ Tát không có xứ sở, cũng không phương diện mà có nơi đến.

Đối với tất cả pháp, Bồ Tát tuyên thuyết thấu tận rộng khắp, các hạnh bình đẳng, không đâu không có giống như hư không. Có chỗ nương tựa, trụ lập thì không chỗ sinh mà hiện ra nhiều thứ, hàm chứa nhiều hình tướng.

Bồ Tát như vậy không đi không đứng, đi theo các hạnh mà có chỗ hiện, cũng không chỗ sinh, giống như hư không không có hình tượng, cũng không phải không có hình tượng, không hành thanh tịnh cũng không uế trược vì có sự hằng hữu đạo.

Bồ Tát như vậy không có ảnh tượng thế gian, không có ảnh tượng độ thế gian, không có vô lượng ảng tượng, vì có chỗ hiện hữu, giống như hư không không có lâu bền cũng không phút chốc. Bồ Tát như vậy không dừng lại lâu, không trú chốc lát, giống như hiện ảnh mà không có ảnh là Hạnh Bồ Tát.

Nếu hiểu rõ điều này mới là rốt ráo, hành như hư không, hiện các phiền não mà không vết nhơ, hiện các oán kết mà không oán kết. Bồ Tát như vậy thì dùng đạo lực hàng phục chúng ma, thanh tịnh tất cả, tâm luôn tươi sáng, vắng lặng điềm nhiên, bình đẳng bao dung tất cả Thế Giới, cũng như hư không ở trong thế gian không có sai khác.

Bồ Tát như vậy đối với các pháp tâm đều bình đẳng, không chỗ ngăn ngại, không chỗ quên mất, giống như hư không bình đẳng và bao dung hết thảy. Muốn đo lường hư không thì chẳng thể được vì nó chẳng hề có ngằn mé. Bồ Tát như vậy đối với các pháp, chí tánh đi vào, lại nữa đạo tâm ấy không có ngằn mé.

Vì sao?

Vì hư không ấy bình đẳng rộng khắp. Bồ Tát đối với mình mà vâng tín tu hành, thành tựu thanh tịnh, việc làm bình đẳng, vì một việc thì dùng một việc mà chuyển vô lượng việc, đi khắp các cõi giống như hư không. Đối với cõi nước Chư Phật, không chỗ rốt ráo mà được tròn đầy. Đối với các phương diện thì không chỗ trú mà đi vào các phương, thành tựu thần thông và tất cả công đức không có hạn lượng.

Các việc thù thắng tự nhiên đầy đủ, thâu hoạch các pháp đến Độ vô cực, trụ vững kiên cố chí như hư không, như kim cang. Đối với tất cả các âm hưởng, các âm dị đạo mà không hề tưởng nghĩ, không hề trái bỏ việc chuyển pháp luân.

Giả sử hạnh Bồ Tát có thể thành tựu pháp nhẫn ấy thì được tự tại, cũng không chỗ đến, không lui không tới, không chỗ hướng về mới là tự tại mà không chỗ diệt, liền được ở nơi vô vi mà được tự do không chỗ quên mất.

Xả thân không thật, thành tựu chân thể, tuân theo luật giáo, tâm không vọng cầu, tức là một tướng, thân ấy tự tại vào nơi vô tướng tức dùng vô tướng không có hạn lượng. Phật lực vô hạn, thân tự tại khắp không đâu chẳng có, tức giúp hạnh mình, thân không chỗ hoại mà được tự tại, bình đẳng kiên cố, có chỗ hàng phục, vào khắp tất cả.

Mắt ấy đều thấy khắp là mắt thanh tịnh không bị che chướng, các hạnh lìa dục, cũng chẳng phải không hành, giống như hư không vắng lặng vô hạn, nơi chỗ đi vào tức dùng vô nhẫn, không chỗ không nhẫn, đó là công đức. Đã làm xong việc lớn rộng khắp, đến chỗ an nhiên, giống như hư không không có nguy ách.

Tất cả Bồ Tát biết rõ chốn hành, vào nơi thanh tịnh, tâm bình đẳng như hư không không chỗ hủy mất, tất cả Phật Pháp giống như biển lớn thù đặc vô hạn có chỗ hội nhập, không có đoạn mất. Bồ Tát vào nơi Cõi Phật, kiến lập dẫn dắt vô lượng cõi chúng sinh như hư không không bờ mé, xa lìa các sắc tượng, không có âm hưởng. Quán sát kỹ càng, thấy sự thị hiện tùy thuận rộng khắp, khai hóa chúng sinh, thành tựu tròn đầy, chí nguyện bền vững như hư không, không thể tan mất.

Tâm Bồ Tát luôn kiên cố, đạt đến rốt ráo khắp cùng Thế Giới, cũng như hư không không có sở hữu. Sự kiên cố ấy không theo thế gian, trừ các ân ái, tròn đủ đại đạo. Cho dù có gặp kiếp nạn thiêu cháy trời đất nhưng chẳng thể đốt cháy hư không.

Hư không nắm trọn và hàm dung tất cả Thế Giới Chư Phật. Như vậy Bồ Tát vào nơi các lực thì kiến lập được trí tuệ vô thượng chánh chân. Đó là pháp nhẫn các pháp như hư không thứ mười của Chư Bồ Tát.

Lúc Bồ Tát Phổ Hiền giảng nói Kinh này xong thì chúng Bồ Tát, Chư Thiên, Long Thần, A Tu La, Trời, Người… không ai mà không hoan hỷ, phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần