Phật Thuyết Kinh Như Lai Trang Nghiêm Trí Tuệ Quang Minh Nhập Nhất Thiết Phật Cảnh Giới - Phần Sáu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
PHẬT THUYẾT KINH
NHƯ LAI TRANG NGHIÊM TRÍ
TUỆ QUANG MINH NHẬP
NHẤT THIẾT PHẬT CẢNH GIỚI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
PHẦN SÁU
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Văn Thù Sư Lợi: Lành thay! Lành thay! Này Văn Thù Sư Lợi! Ông nói pháp này rất thông suốt.
Này Văn Thù Sư Lợi! Đúng vậy, đúng vậy! Đối với Chư Phật Như Lai không nên thấy bằng sắc, không nên thay bằng pháp, không nên thấy bằng tướng tốt, không nên thấy bằng vẻ đẹp, không nên thấy bằng pháp tánh.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai chẳng phải một người thấy, chẳng phải nhiều người thấy.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không có người thấy, không có người nghe, không có người hiện tại cúng dường, không có người vị lai cúng dường.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không nói các pháp là một, không nói các pháp là nhiều.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không chứng bồ đề. Chư Phật Như Lai không dựa vào một pháp mà được tên, cũng không dựa vào nhiều mà được tên.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không thấy các pháp, không nghe các pháp, không niệm các pháp, không biết các pháp, không giác ngộ các pháp.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không nói một pháp, không khai thị các pháp.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai hiện tại không noi các pháp, không khai thị các pháp.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không uống không ăn.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không có pháp để chứng.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không đoạn pháp nhiễm, không chứng pháp tịnh.
Này Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không thấy các pháp, không nghe các pháp, không ngửi các pháp, không biết các pháp.
Vì sao?
Vì tất cả các pháp vốn thanh tịnh.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu có người đem chúng sinh như số vi trần trong ba ngàn đại thiên Thế Giới đặt vào địa Phật Bích Chi thì đối với pháp môn này cũng không có lòng tin. Nếu có Bồ Tát nào tin pháp môn này thì công đức của Bồ Tát ấy còn nhiều hơn trước, huống chi đối với pháp môn này, có người tự mình chép, hoặc bảo người khác ghi chép thì phước nhiều hơn người kia vô lượng vô biên.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu tất cả chúng sinh trong ba ngàn đại thiên Thế Giới là noãn sinh, hay thai sinh, hay thấp sinh, hay hóa sinh, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc một chân, hoặc hai chân, hoặc ba chân, hoặc bốn chân, hoặc nhiều chân.
Hoặc không có chân, giả sử các chúng sinh ấy một loạt đều được làm thân người, phát tâm bồ đề, hết thảy đều là Bồ Tát và mỗi Bồ Tát đều đem đồ ăn uống, y phục, giường chiếu, ngọa cụ, thuốc thang, những vật cần dùng, tất cả đồ ưa thích dâng lên cúng dường Chư Phật Như Lai và các Bồ Tát, Thanh Văn Tăng trong vô số Cõi Phật, nhiều như vi trần.
Như vậy trải qua cho đến hằng hà sa vô số kiếp, sau khi Chư Phật Như Lai, Bồ Tát, Thanh Văn ấy nhập Niết Bàn, lại xây dựng thap cao một do tuần bằng bảy báu, có hàng rào bằng các châu báu bao vây chung quanh, dùng vòng hoa ma ni xen chính giữa, dựng cờ phướn lọng báu, dùng lưới ngọc báu ma ni tự tại để che trên đó, thì tất cả công đức ấy không thể nào tính đếm được.
Lại có Bồ Tát với tâm hoàn toàn thanh tịnh, tin Kinh Như Lai Trang Nghiêm Trí Tuệ Quang Minh Nhập Nhất Thiết Phật Cảnh Giới này, tin pháp môn này, nhập vào pháp môn này, không nghi ngờ pháp môn này, với pháp môn này sinh tâm thanh tịnh, cho đến giảng nói một câu kệ cho người khác thì công đức của Bồ Tát này đạt được vô lượng vô biên.
Đem công đức này so với công đức trước, thì công đức kia không bằng một phần tram, không bằng một phần ngàn ca la phần, không bằng một phần trong trăm phần, không bằng một phần trong trăm phần ngàn vạn phần, không bằng một trong phần trăm, ngàn vạn ức phần, không bằng một trong phần số phần, cho đến tính đếm ví dụ cũng không thể bằng được.
Vì sao?
Vì thành tựu chứng Phật trí.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu có Bồ Tát tại gia đem thức ăn uống, y phục, giường chiếu, mền mùng, thuốc thang, những vật cần dùng khác, tất cả đồ ưa thích dâng lên cúng dường hằng hà sa vô số Chư Phật Như Lai, các Bồ Tát và Thanh Văn Tăng, như vậy cho đến hằng hà sa vô số kiếp, thì công đức đạt được không thể tính đếm.
Nếu có Bồ Tát xuất gia trì giới tâm thanh tịnh cho đến bố thí cho một chúng sinh súc sanh, thậm chí chỉ một miếng cơm thì người này được công đức nhiều vô lượng vô số.
Đem công đức này so với công đức trước thì công đức trước không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn ca la, không bằng một phần trong trăm ngàn vạn phần, không bằng một phần trong trăm ngàn vạn ức phần, không bằng một phần nhỏ trong ca la phần, cho đến tính đếm cũng không thể nào sánh kịp.
Này Văn Thù Sư Lợi! Giả sử chúng Bồ Tát xuất gia nhiều như số vi trần trong ba ngàn đại thiên Thế Giới, giữ giới tâm thanh tịnh. Mỗi Bồ Tát đều đem thức ăn uống, y phục, giường chiếu, mền mùng, thuốc thang trị bệnh những vật sinh sống, tất cả đồ ưa thích, dâng lên cúng dường vô số Chư Phật Như Lai, các Bồ Tát và Thanh Văn Tăng trong hằng hà sa Thế Giới ở mười phương, như vậy cho đến hằng hà sa kiếp thì công đức có được không thể tính đếm.
Nếu có Bồ Tát giữ giới tâm thanh tịnh, dù tại gia hay xuất gia mà nghe pháp môn này phát khởi lòng tin không nghi ngờ, hoặc tự mình ghi chép, hoặc bảo người khác ghi chép thì công đức có được nhiều vô lượng vô số.
Đem công đức này so với công đức Bồ Tát cúng dường ở trước thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn ca la, không bằng một phần trong trăm ngàn vạn phần, không bằng một phần trong số phần, cho đến tính đếm cũng không thể nao sánh kịp.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu có Đại Bồ Tát đem bảy báu đầy cả ba ngàn đại thiên Thế Giới dâng cúng dường Chư Phật Như Lai, như vậy trải qua số kiếp nhiều như vi trần trong ba ngàn đại thiên Thế Giới thì công đức đạt được không thể tính đếm được. Nếu có Bồ Tát dù đem một bài kệ bốn câu trong pháp môn này nói cho các Bồ Tát khác thì công đức đạt được nhiều vô lượng vô số.
Đem công đức này so với công đức trước thì không bằng một phần trong trăm, không bằng một phần ngàn ca la, không bằng một phần trong trăm ngàn vạn phần, không bằng một phần trong trăm ngàn vạn ức phần, không bằng một phần trong số phần, không bằng một phần nhỏ trong ca la nhỏ, không bằng một phần trong toán số phần, cho đến tính toán thí dụ cũng không sánh kịp.
Này Văn Thù Sư Lợi! Đem bảy báu đặt đầy cả ba ngàn đại thiên Thế Giới, trải qua số kiếp nhiều như vi trần ba ngàn đại thiên Thế Giới, dùng để bố thí thì công đức đạt được không thể tính đếm.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu có hằng hà sa Bồ Tát, mỗi Bồ Tát ở hằng hà sa vô số Cõi Phật, lấy vàng Diêm Phù Đàn để làm Thế Giới, với tất cả cây được bọc bằng áo trời, gom tất cả lưới báu bằng ma ni quang minh vương để che phía trên, dùng ngọc báu ma ni tự tại vương làm lầu gác, dùng ngọc báu ma ni điện quang làm lan can, đặt bảo châu như ý khắp cả Thế Giới đó.
Dựng tất cả các cờ phướn lọng báu, ngày ngày dâng cúng dường cho hằng hà sa vô số Chư Phật Như Lai, bố thí như vậy trải qua hằng hà sa vô số kiếp, thì công đức đạt được không thể tính đếm được. Nếu có Bồ Tát tin pháp môn này thậm chí nói một bài kệ bốn câu trong pháp môn này cho Bồ Tát khác thì công đức đạt được nhiều vô lượng vô số.
Đem công đức này so với công đức trước thì công đức trước không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn ca la, không bằng một phần trong trăm ngàn vạn phần, không bằng một phần trong trăm ngàn vạn ức phần, không bằng một phần nhỏ trong phần ca la, không bằng một phần trong tăng chỉ da phần, không bằng một phần trong so phần, không bằng một phần trong ba ni sa dà phần, cho đến tính toán thí dụ cũng không thể sánh kịp.
Này Văn Thù Sư Lợi! Giả sử tất cả chúng sinh trong ba cõi, chúng sinh ấy ở trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nếu có Bồ Tát tại gia cứu vớt những chúng sinh trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ấy đặt vào địa Phật Bích Chi thì được công đức không thể tính đếm. Nếu có Bồ Tát xuất gia, thậm chí chỉ bố thí cho Súc Sanh một miếng ăn thì được công đức vượt hơn công đức trước vô lượng vô biên vô số.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu có trăm ngàn vạn ức triệu Bồ Tát xuất gia nhiều như vi trần trong mười ngàn Quốc Độ, mỗi Bồ Tát trong mỗi phương trong mười phương Thế Giới, thấy mười ức bất khả thuyết trăm ngàn vạn ức triệu Chư Phật Như Lai.
Nhiều như vi trần đối với mỗi Như Lai và các Bồ Tát, các Thanh Văn Tăng, đem thức uống ăn, y phục, ngọa cụ, giường chiếu, thuốc thang trị bệnh, những vat cần dùng khác, tất cả những đồ ưa thích đầy cả mười ức triệu, trăm ngàn ức triệu, bất khả thuyết Thế Giới nhiều như vi trần và châu ma ni tự tại vương, trong mỗi ngày cúng dường cho mỗi Đức Như Lai và các Bồ Tát cùng hàng Thanh Văn Tăng.
Trải qua ngàn ức triệu kiếp nhiều như số vi trần, trăm ngàn vạn ức triệu Quốc Độ thì được công đức không thể nào tính đếm được. Còn nếu có Bồ Tát tin pháp môn này cho đến bố thí cho một chúng sinh súc sanh thậm chí một miếng ăn thì công đức đạt được vô lượng vô số.
Đem công đức này so với công đức trước thì công đức trước không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn ca la, không bằng một phần trong trăm ngàn phần, không bằng một phần trong trăm ngàn vạn phần, không bằng một phần trong trăm ngàn vạn ức phần.
Không bằng một phần trong chỉ da phần, không bằng một phần nhỏ trong phần ca la, không bằng một trong số phần, cho đến tính đếm thí dụ cũng không thể nào sánh bằng được.
Vì sao?
Vì tin pháp môn này thì được dấu ấn của Bồ Tát bất thoái chuyển.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa chúng sinh trong tất cả Thế Giới mười phương đưa vào trong tín hạnh, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh đưa vào trong nghĩa hạnh thì công đức đạt được vượt hơn công đức trước vô lượng vô biên.
Hoặc có Bồ Tát giáo hóa chúng sinh trong tất cả Thế Giới mười phương đưa vào trong nghĩa hạnh, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh đưa vào trong pháp hạnh thì công đức đạt được vượt hơn công đức trước vô lượng vô biên.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa chúng sinh trong tất ca Thế Giới mười phương đưa vào trong pháp hành, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh đưa vào trong bát nhân thì công đức đạt được hơn công đức trước vô lượng vô số.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa chúng sinh trong tất cả Thế Giới ở mười phương vào bát nhân, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh đắc quả Tu đà hoàn thì công đức đạt được hơn công đức trước vô lượng vô số.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa tất cả chúng sinh trong mười phương Thế Giới đắc quả Tu Đà Hoàn, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh đắc quả Tư Đà Hàm thì công đức đạt được hơn công đức trước vô lượng vô số.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa tất cả chúng sinh trong mười phương đắc quả Tư Đà Hàm, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh đắc quả A Na Hàm thì công đức đạt được hơn công đức trước vô lượng vô số.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa chúng sinh trong tất cả mười phương đắc quả A Na Hàm, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh đắc quả A La Hán thì công đức đạt được hơn công đức trước vô lượng vô số.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa chúng sinh trong tất cả Thế Giới ở mười phương đắc quả A La Hán, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh đắc đạo Phật Bích Chi thì công đức đạt được hơn công đức trước vô lượng vô số.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa chúng sinh trong tất cả Thế Giới ở mười phương đắc đạo Phật Bích Chi, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh khiến phát tâm bồ đề thì công đức đạt được hơn công đức trước cho đến vô lượng vô biên vô số.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa tất cả chúng sinh trong Thế Giới mười phương khiến phát tâm bồ đề, lại có Bồ Tát giáo hóa một chúng sinh đắc địa Bất thoái thì công đức đạt được hơn công đức trước cho đến vô lượng vô biên vô số.
Này Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ Tát giáo hóa tất cả chúng sinh trong Thế Giới mười phương đắc địa bất thoái, lại có Bồ Tát tin pháp môn này, hoặc tự mình biên chép, hoặc bảo người khác biên chép, rộng nói cho mọi người thì công đức đạt được hơn công đức trước cho đến vô lượng vô số. Như vậy cho đến trong trăm ngàn vạn ức triệu phần không bằng một phần.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Bảy - Bát Nhã Ba La Mật đa đại Tâm Kinh - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Tạo Lập Hình Tượng Phước Báo
Phật Thuyết Kinh đại Bát Niết Bàn - Phẩm Sáu - Phẩm Danh Tự Công đức
Phật Thuyết Kinh Chư Pháp Tập Yếu - Phẩm Mười - Lìa Tà Hạnh
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi Bốn - Pháp Hội Hải Huệ Bồ Tát - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm - Phần Hai - Quán Niệm Hơi Thở