Phật Thuyết Kinh Những điều Bồ Tát Hải ý Hỏi Về Pháp Môn Tịnh ấn - Phần Mười Chín
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Duy Tịnh, Đời Triệu Tống
PHẬT THUYẾT KINH
NHỮNG ĐIỀU BỒ TÁT HẢI Ý
HỎI VỀ PHÁP MÔN TỊNH ẤN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Duy Tịnh, Đời Triệu Tống
PHẦN MƯỜI CHÍN
Lại có ba pháp:
1. Các căn ẩn mật.
2. Khéo hiểu các kết sử.
3. Khéo điều phục tâm.
Lại có ba pháp:
1. Kiến lập phần vị công đức.
2. Có thể xa lìa phần vị lầm lỗi.
3. Ở nơi mọi phần vị luôn khéo thắng tấn.
Lại có ba pháp:
1. Nội tâm khởi trí thắng thượng.
2. Thâm tâm khởi trí sai biệt.
3. Theo phương tiện khởi trí an lập.
Lại có ba pháp:
1. Định thanh tịnh rồi đắc giới học thắng thượng.
2. Tuệ viên mãn rồi đắc tâm học tăng thượng.
3. Giải thoát viên mãn rồi đắc tuệ học tăng thượng.
Lại có ba pháp:
1. Lạc thọ đoạn trừ tham ái.
2. Khổ thọ đoạn trừ sân hận.
3. Không khổ không lạc đoạn trừ vô minh.
Lại có ba pháp:
1. Tuy chuyển nhân mà vô gia hạnh.
2. Tuy chuyển phiền não mà vô phân biệt.
3. Tuy chuyển ba cõi mà không nguyện.
Lại có ba pháp:
1. Quyết trạch nơi không, xa lìa các kiến.
2. Quyết trạch về vô tướng, dừng chỉ tầm tứ.
3. Quyết trạch về vô nguyện ba cõi tịch diệt.
Lại có ba pháp:
1. Nhãn không.
2. Cảnh sắc lìa tánh.
3. Nhãn thức vô trú.
Lại có ba pháp:
1. Nhĩ không.
2. Cảnh thanh lìa tánh.
3. Nhĩ thức vô trú.
Lại có ba pháp:
1. Tỷ không.
2. Cảnh hương lìa tánh.
3. Tỷ thức vô trú.
Lại có ba pháp:
1. Thiệt không.
2. Cảnh vị vô tánh.
3. Thiệt thức vô trú.
Lại có ba pháp:
1. Thân không.
2. Cảnh xúc lìa tánh.
3. Thân thức vô trú.
Lại có ba pháp:
1. Ý không.
2. Cảnh pháp lìa tánh.
3. Ý thức vô trú.
Lại có ba pháp:
1. Mật tu nơi giới.
2. Khéo hộ nơi định.
3. Quyết trạch ở tuệ.
Lại có ba pháp:
1. Tu niệm gìn giữ chánh pháp.
2. Tu tuệ quán sát lâu bền.
3. Tu hành biết rõ nghĩa hành.
Lại có ba pháp:
1. Tùy trú trong Thánh Đế của Thanh Văn mà nói pháp giải thoát.
2. Tùy trú nơi pháp duyên sinh của Duyên Giác mà nói pháp giải thoát.
3. Tùy trú nơi các thắng hạnh của sáu Ba la mật của Bồ Tát mà nói pháp giải thoát.
Lại có ba pháp:
1. Xả: Nghĩa là xả thí tất cả châu báu.
2. Đại xả, nghĩa là xả vợ con, tôi tớ, quyến thuộc.
3. Cực xả, nghĩa là xả đầu, mắt, chân, tay… của thân.
Lại có ba pháp:
1. Hộ trì chánh pháp.
2. Hộ trì các Pháp Sư thuyết pháp.
3. Hộ trì pháp đại thừa.
Lại có ba pháp:
1. Không lam cho sinh tử tương tục.
2. Giác ngộ lỗi lầm của sinh tử.
3. Xa lìa nghiệp tội của sinh tử.
Lại có ba pháp:
1. Tâm không bị ngăn che mà nghe nhận chánh pháp.
2. Tâm không tùy niệm mà thường an tọa.
3. Dùng tâm xuất ly mà tu hành chân chánh.
Lại có ba pháp:
1. Chỗ nghe nương nơi nghĩa.
2. Quán sát dựa vào trí.
3. Giải thoát dựa vào pháp.
Lại có ba pháp:
1. Bậc đa văn thích ở vắng lặng.
2. Trú trong vắng lặng rồi tác ý sâu bền.
3. Tác ý tương ưng sâu bền mà có thể thấu đạt các pháp bình đẳng.
Lại có ba pháp:
1. Cung kính bậc trí.
2. Thỉnh vấn bậc đa văn.
3. Hộ trì bậc tu định.
Lại có ba pháp:
1. Không dùng tâm đắc lợi mà hành pháp thí.
2. Đối với người thính pháp dùng tâm từ thâu nhận.
3. Khởi chỗ làm hiện tiền của tâm nhất thiết trí.
Lại có ba pháp:
1. Tâm bình đẳng nên chúng sinh bình đẳng.
2. Không có chủng chủng tính nên các pháp bình đẳng.
3. Trí bình đẳng nên Chư Phật bình đẳng.
Lại có ba pháp:
1. Trí biết ba đời bình đẳng.
2. Tuệ rõ tâm giải thoát bình đẳng.
3. Tỏ ngộ ba cõi bình đẳng.
Lại có ba pháp:
1. Khéo quán sát các hành là vô thường, là khổ.
2. Khéo quán sát các pháp vô ngã.
3. Khéo quán Niết Bàn vắng lặng.
Lại có ba pháp:
1. Vì thệ nguyện chân thật nên trú rốt ráo.
2. Chỗ nghe chân thật, như lý tu hành.
3. Tam Ma Địa chân thật nên phát sinh Thắng tuệ.
Lại có ba pháp:
1. Tội đã tạo không hề che giấu.
2. Tội chưa tạo ngăn ngừa không khởi.
3. Tất cả nghiệp tội hiện có đều sám hối diệt trừ.
Lại có ba pháp:
1. Xa lìa việc làm ác.
2. Xa lìa tùy miên.
3. Xa lìa nghi hoặc.
Lại có ba pháp:
1. Thích ở chốn vắng lặng.
2. Xa lìa tham ái.
3. Phát khởi pháp thiện.
Lại có ba pháp:
1. Trú pháp nhẫn sâu.
2. Thuyết vô lượng pháp.
3. Thông đạt biện tài tất cả xứ.
Lại có ba pháp:
1. Chỗ nghe quyết định Tổng trì.
2. Được Phật gia trì biện tài.
3. Các chỗ thuyết pháp được Thánh Hiền thâu giúp.
Lại có ba pháp:
1. Mới phát tâm bình đẳng như mặt đất.
2. Các hành rốt ráo, các hành tương tục.
3. Tuy chuyển các tưởng mà trú nơi Bất thoái chuyển.
Lại có ba pháp:
1. Chỗ nghe vien mãn thành tựu pháp nhẫn.
2. Nghĩ về sự thành tựu pháp nhẫn mà không đổi mất.
3. Đạt được pháp nhẫn vô sinh.
Lại có ba pháp làm tăng trưởng đại thừa:
1. Tuệ cùng với phương tiện hòa hợp, tu các đạo hạnh.
2. Đại từ, đại bi hòa hợp, thành thục cho chúng sinh.
3. Tinh tấn, không phóng dật hòa hợp hộ trì chánh pháp.
Này Hải Ý! Đó là ba pháp làm tăng trưởng đại thừa.
Lại nữa, này Hải Ý! Có bốn pháp làm chướng ngại ở trong đại thừa.
Những gì là bốn?
1. Lãnh hội đều xấu ác, nghĩa là tìm học các sách vở của ngoại đạo.
2. Không nghe nhận tạng chánh pháp, sáu Ba la mật của Bồ Tát.
3. Tâm mạn tăng thượng khởi các nghiệp ma.
4. Nghiệp chướng đeo đuổi, hủy báng chánh pháp.
Lại có bốn pháp làm chướng ngại ở trong đại thừa:
1. Tham ái.
2. Sân hận.
3. Ngu si.
4. Phiền não đầy dẫy, không cầu công đức của pháp thiện.
Lại có bốn pháp:
1. Đố kỵ kẻ khác để mình được lợi.
2. Dua nịnh để gần gũi với các Pháp Sư.
3. Khởi tuệ thông lợi, làm việc lợi ích theo kiểu cuồng vọng.
4. Dùng tâm không thật làm chuyện hư dối.
Lại có bốn pháp:
1. Đối với bạn lành mà nghĩ tưởng là bạn ác.
2. Đối với bạn ác mà tưởng là bạn lành.
3. Ở trong phi pháp mà nghĩ tưởng là chánh pháp.
4. Ở trong chánh pháp mà nghĩ tưởng là phi pháp.
Lại có bốn pháp:
1. Thường khởi tâm keo kiệt.
2. Thấy người ăn xin liền khởi tâm tổn hại lầm lỗi.
3. Bố thí rồi sinh tâm luyến tiếc.
4. Khởi tâm trái nghịch với nhất thiết trí.
Lại có bốn pháp:
1. Theo tâm dục hành thí.
2. Tâm lỗi lầm hành thí.
3. Bố thí tâm sợ hãi.
4. Bố thí tâm ngu si.
Lại có bốn pháp:
1. Vì cầu danh tiếng mà bố thí.
2. Vì cầu lời khen tốt mà bố thí.
3. Cầu tiếng thơm mà bố thí.
4. Vì cầu khen ngợi mà bố thí.
Lại có bốn pháp:
1. Vì tình nghĩa mà bố thí.
2. Vì có lý do mà bố thí.
3. Bố thí vì sự mờ ám.
4. Không tự tay bố thí.
Lại có bốn pháp:
1. Dùng vật thô bố thí.
2. Bố thí mà không trân trọng.
3. Bố thí không cung kính.
4. Bố thí mà khởi tăng thượng mạn.
Lại có bốn pháp:
1. Dùng dao bén bố thí.
2. Dùng độc dược bố thí.
3. Pháp thí không có phép tắc.
4. Bố thí với tâm tổn hại.
Lại có bốn pháp:
1. Đối với người trì giới mà sinh lòng sân hận.
2. Đối với người phá giới không hề giúp đỡ mà khởi tâm tổn hại họ.
3. Sự tu giới của mình thường bị tạp loạn.
4. Đối với người thuyết giới mà khởi lòng sát hại.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trì Thế - Phẩm Một - Phẩm Tứ Lợi - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Chín - Pháp Hội úc Già Trưởng Giả - Phần Hai
Phật Thuyết đà La Ni Phật đỉnh Tôn Thắng
TRUNG ĐẠO LÀ HẠNH TU THÙ THẮNG NHẤT
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bản Sinh Tâm địa Quán - Phẩm Mười - Phẩm Quán Tâm