Phật Thuyết Kinh Phật Tạng - Phẩm Hai - Phẩm Suy Nhớ Phật

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH PHẬT TẠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

PHẨM HAI

PHẨM SUY NHỚ PHẬT  

Khi đó Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Thế Tôn! Ở trong pháp này thế nào là tri thức ác, thế nào là tri thức thiện.

Phật bảo Xá Lợi Phất! Nếu có Tỳ Kheo dạy Tỳ Kheo khác.

Tỳ Kheo! Ông nên hàng ngày nhớ Phật nhớ Pháp nhớ Tăng nhớ giới nhớ bố thí.

Tỳ Kheo! Ông cần quan sát thân cầm giữ hình tướng của thân đó. Gọi là không sạch, cần quan sát tất cả pháp có hình tướng tất cả đều thay đổi. Quan sát tất cả pháp rỗng không không có bản thân.

Tỳ Kheo! Ông cần cầm giữ hình tướng duyên có được gắn liền ở trong tâm duyên. Chuyên suy nhớ hình tướng rỗng không, cần ham thích pháp thiện, đang cầm giữ hình tướng pháp không thiện. Đã cầm giữ hình tướng pháp không thiện, do vì giúp đoạn diệt quan sát suy nhớ tu tập.

Gọi là vì đoạn diệt tham dục quan sát cảnh không sạch, vì đoạn trừ thù hận giận hờn quan sát cảnh tâm nhân từ. Vì đoạn diệt ngu si quan sát pháp nhân duyên. Thường suy niệm giới tịnh cầm giữ cảnh rỗng không thâm sâu.

Chăm hành tinh tiến vì được thiền bậc bốn, chuyên tâm cầu đạo quan sát pháp không thiện đều là suy bại não loạn. Quan sát được pháp thiện này là yên ổn bậc nhất, nhất tâm tu đạo phân biệt quan sát đúng.

pháp thiện không thiện đã cầm giữ đúng hình tướng, duy chỉ quan sát Niết Bàn yên ổn vắng lặng. Chỉ yêu Niết Bàn cuối cùng thanh tịnh, người dạy như thế tên là dạy sai. Coi là dạy đúng mà là dạy sai.

Xá Lợi Phất! Người dạy như thế tên là tri thức ác. Người đó tên là phỉ báng ta trợ giúp ngoại đạo, cũng vì người khác nói đạo pháp sai.

Xá Lợi Phất! Người ác như thế ta mới lại không nghe theo nhận một chút nước dùng để tự cúng dưỡng. Ta nói giáo lý, không nói thu nhận họ.

Xá Lợi Phất! Ở trong pháp của ta đa phần có dạy người tăng cao mạn như thế.

Xá Lợi Phất! Nếu tiếp thu giáo pháp thụ nhận giới năm năm, không thể buông bỏ tất cả giáo pháp như thế, ở trong giáo pháp đó tâm cần cù tinh tiến. Tự có được không có được. Tỳ Kheo không tới thăm hỏi. Ta nói người này tuy được năm năm do còn có tên là nhìn thấy sai, tạp nham pháp ngoại đạo thuận hành theo ma giáo.

Xá Lợi Phất! Nếu có Tỳ Kheo đã thu nhận giáo lý đó. Nghe rỗng không không có được pháp tức thời tự biết giác ngộ. Ta trước đây thu nhận họ đều là nhìn thấy sai. Với rỗng không không có được pháp không nghi hoặc không hối hận. Thông tỏ thâm nhập sâu, không dựa vào tất cả nhìn thấy của bản thân, nhìn thấy của người.

Xá Lợi Phất! Ta nói người này tên là được phạm hạnh thanh tịnh.

Xá Lợi Phất! Nếu có Tỳ Kheo thành công không có được nhẫn như thế. Tuy hiện nay chưa được Vô Dư Niết Bàn. Ta ghi nhận người đó. Tới thời Phật Di Lặc cần ở trong hội đầu tiên.

Khi đó Phật Di Lặc vui mừng xướng đọc ba lần, người đó có thể ở trong pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật. Thành công không có được nhẫn.

Xá Lợi Phất! Nếu xuất gia tại gia thành công nhẫn này. Ta ghi nhận người đó nhất định được Niết Bàn.

Xá Lợi Phất! Nếu có người đã thu nhận giáo pháp như thế, nghe rỗng không không có được pháp, tức thời hoảng hốt sợ hãi, người đó có thể thương xót. Không có người cứu không có người dựa đỡ, trực tiếp thẳng tới địa ngục.

Cớ là sao?

Xá Lợi Phất! Ở trong giáo lý của Phật hoảng hốt nghi hoặc sợ hãi, người đó chắc là đầy đủ đạo ác.

Sao lại như thế?

Ta thường tự nói, người có được có, là phần của đạo ác.

Cớ là sao?

Xá Lợi Phất! Phật có được pháp không có khác biệt. Đúng và không đúng, nếu có thể khác biệt, là có được.

Xá Lợi Phất! Người chắc chắn thành công năm nghịch đạo bốn tội ác nặng. Không thành công nhìn thấy bản thân, nhìn thấy shúng sinh, nhìn thấy người, nhìn thấy thọ, nhìn thấy mệnh, ngu tối nhập vào nhìn thấy Thế Giới.

Tham nương nhờ vào giữ giới, nương nhờ vào nhìn thấy giữ giới. Tham nương nhờ vào tam muội nương nhờ vào nhìn thấy tam muội. Dựa vào tưởng nhớ Phật, được trong tưởng nhớ pháp. Với Tăng đoạn trừ việc Phật, thành công nhìn thấy bản thân.

Cớ là sao?

Ở trong Pháp Phật thành công tự nhìn thấy bản thân, không ở trong số Tăng.

Xá Lợi Phất! Chúng Đệ tử của Phật, tâm không có phân biệt.

Xá Lợi Phất! Chúng Đệ tử của Phật là người thiện, không phá giới, không phá vỡ nhìn thấy. Không phá bỏ uy nghi.

Xá Lợi Phất! Thế nào là ác không thiện. Với Phật ở trong chúng không ở trong Tăng, tên là ác không thiện. Coi là tâm, pháp tâm số và các duyên hợp lại. Việc không chân thực chỉ tạo thành phân biệt.

Do mang theo phân biệt mưu tính kế có được. Người đó thậm chí có nói rằng tâm tâm liên tục, thậm chí thiện pháp không thiện. Ở trong pháp Thánh tên là ác không thiện.

Cớ là sao?

Xá Lợi Phất! Ở trong nơi có được vui nhất định có khổ. Pháp của Như Lai diệt khổ vui đó.

Xá Lợi Phất! Như Lai có được ở trong đó không có ham muốn cũng chỉ là ham muốn. Không vui không khổ không suy nghĩ không tưởng nhớ không tu. Thậm chí cũng tưởng nhớ không có rỗng không.

Cớ là sao?

Xá Lợi Phất! Nếu mưu tính kế tưởng nhớ rỗng không, tức là tưởng nhớ bản thân, tưởng nhớ chúng sinh, tưởng nhớ bình thường, tưởng nhớ đoạn trừ.

Cớ là sao?

Xá Lợi Phất! Tuỳ theo tưởng nhớ có được, tức thì sinh các loại tưởng nhớ, nó đều rơi vào sai lầm.

Xá Lợi Phất! Rỗng không tên là không suy nhớ, tên là rỗng không. Suy nhớ rỗng không cũng là rỗng không, tên là rỗng không.

Xá Lợi Phất! Ở trong rỗng không không thiện không ác, thậm chí cũng không có tưởng nhớ rỗng không. Vì thế tên là rỗng không.

Xá Lợi Phất! Các pháp có hình tướng, có thể biết có thể hiểu. Rỗng không có thể không thực biết, cũng có thể không thực hiểu, có thể không thực suy nghĩ tiên lượng. Vì thế tên là rỗng không.

Xá Lợi Phất! Rỗng không không phải suy nhớ được.

Cớ là sao?

Do rỗng không không có tưởng nhớ, vì thế tên là rỗng không.

Xá Lợi Phất! Vì sao nói hành hành rỗng không, không suy nhớ tất cả các tưởng nhớ. Thậm chí tưởng nhớ rỗng không, lại cũng không suy nhớ. Tên là hành rỗng không.

Xá Lợi Phất! Tên của tưởng nhớ thậm chí tâm có được suy nhớ, tức thời tên là tưởng nhớ. Không có suy nhớ mới lại có tên là không tưởng nhớ. Do rời bỏ các tưởng nhớ tên là không có tưởng nhớ. Chạy theo cầm giữ tưởng nhớ đều là nhìn thấy sai.

Cớ là sao?

Xá Lợi Phất! Ở trong pháp Thánh mưu tính kế được vắng lặng đều rơi đọa vào nhìn thấy sai. Huống chi nói bằng ngôn ngữ, huống chi người nói. Pháp rỗng không như thế dùng cái gì có thể nói.

Xá Lợi Phất! Cớ sao các Phật nói các ngôn ngữ đều tên là sai trái. Không thể thông tỏ tất cả các pháp, chắc đều là lời nói được che phủ bởi ngôn ngữ. Vì thế Như Lai biết các ngôn ngữ đều là loại sai trái đó. Thậm chí có nhỏ xíu ngôn ngữ không được thực đó.

Xá Lợi Phất! Các Phật A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề đều là không tưởng nhớ, không suy nhớ.

Cớ là sao?

Như Lai với pháp không được Tướng Tính cũng không được suy nhớ.

Xá Lợi Phất! Vì sao Như Lai nói có nơi suy nhớ.

Xá Lợi Phất! Kinh nói nếu người được bốn nơi suy nhớ. Người đó có thể được thể tính của các pháp. Có thể được tự thân, được bản thân, được người, không có nơi đó.

Do hiện ra pháp phân biệt cùng với rỗng không nói bốn nơi suy nhớ. Tính của bốn nơi suy nhớ không tính, không nơi ở. Không suy nhớ không nói, không có tham nương nhờ, tính suy nhớ còn không có huống chi nơi suy nhớ. Vì thế Như Lai nói tên nơi suy nhớ.

Xá Lợi Phất! Các pháp nếu có quyết định thể tính. Như chia sợi tóc thành một trăm phần, chắc là các Phật không xuất hiện ở đời. Cuối cùng cũng không nói các pháp tính rỗng không.

Xá Lợi Phất! Các pháp thực rỗng không không tính một tướng. Gọi là không có hình tướng. Như Lai nhìn thấy tất cả. Như Lai dùng nó nói có nơi suy nhớ.

Xá Lợi Phất! Nơi suy nhớ tên là không có nơi chỉ là địa điểm, không có nơi suy nhớ không có nghiệp suy nhớ. Không tưởng nhớ không phân biệt, không ý nghĩ không có nghiệp ý nghĩ, không tư duy không có nghiệp tư duy, không có pháp không có hình tướng pháp. Đều không có hợp lại tan rã.

Vì thế tên của Hiền Thánh là không có phân biệt. Tên là nơi suy nhớ. Như Lai dùng nó nói có nơi suy nhớ, do thuận theo không có được. Tên là nơi suy nhớ, tuỳ theo suy nhớ Phật tên là nơi suy nhớ.

Xá Lợi Phất! Thế nào tên là suy nhớ Phật. Nhìn thấy không có được, tên là suy nhớ Phật.

Xá Lợi Phất! Các Phật vô lượng không thể suy bàn không thể nói đo lường, do dùng nghĩa đó. Nhìn thấy không có được, tên là suy nhớ Phật. Tên thực không phân biệt. Các Phật không phân biệt.

Do sử dụng điều đó nói rằng: Suy nhớ không phân biệt tức là suy nhớ Phật. Lại nữa nhìn thấy thực tướng của các pháp tên là nhìn thấy Phật. Thế nào tên là thực tướng của các pháp.

Gọi là các pháp cuối cùng rỗng không không có được, dùng thứ cuối cùng rỗng không không có được pháp đó suy nhớ Phật. Lại nữa ở trong pháp như thế, thậm chí suy nghĩ nhỏ còn không có thể được, tên là suy nhớ Phật.

Xá Lợi Phất! Cách suy nhớ Phật đó là đoạn trừ ngôn ngữ lời nói, vượt qua ra ngoài các suy nhớ. Không có thể được suy nhớ, tên nó là suy nhớ Phật.

Xá Lợi Phất! Tất cả các suy nhớ đều là cảnh vắng lặng. Thuận theo cách đó, đấy chắc tên là tu tập suy nhớ Phật, không có thể dùng sắc thân suy nhớ Phật.

Cớ là sao?

Suy nhớ sắc thân cầm giữ hình tướng tham lam mùi vị là nhận thức. Không hình tướng không sắc thân không duyên không tính, tên nó là suy nhớ Phật. Vì thế cần biết. Không có phân biệt không cầm giữ không buông bỏ, đó là suy nhớ Phật chân thực.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần