Phật Thuyết Kinh Phổ Biến Quang Minh Thanh Tĩnh Xí Thịnh Như ý Bảo ấn Tâm Vô Năng Thắng đại Minh Vương đại Tùy Cầu đà La Ni - Phẩm Một - Phẩm Tựa - Tập Năm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

PHỔ BIẾN QUANG MINH THANH

TĨNH XÍ THỊNH NHƯ Ý BẢO ẤN

TÂM VÔ NĂNG THẮNG ĐẠI MINH

VƯƠNG ĐẠI TÙY CẦU ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường  

PHẨM MỘT

PHẨM TỰA  

TẬP NĂM  

Án tát phộc đát tha nga đa một lị đế.

OṂ SARVA TATHĀGATA MŪRTTE.

Bát la phộc la vĩ nga đa.

PRAVARA VIGATI.

Bà duệ xả ma dã.

BHAYE ŚAMAYA.

Tát phộc mính SVAME.

Bà nga phộc để.

BHAGAVATI.

Tát phộc bá bế tỳ dụ sa phộc sa để bà phộc đổ.

SARVA PĀPEBHYAḤ SVĀSTIRBHAVATU.

Mẫu nãnh, mẫu nãnh, vĩ mẫu nãnh.

MUṆI MUṆI VIMUṆI.

Tả lệ tả la ninh.

CARE CALANE.

Bà dã vĩ nga đế.

BHAYA VIGATE.

Bà dã ha la ni.

BHAYA HĀRAṆI.

Mạo địa, mạo địa.

BODHI BODHI.

Mạo đà dã, mạo đà dã.

BODHIYA BODHIYA.

Một địa lý, một địa lý.

BUDHILI BUDHILI.

Tát phộc đát tha nga đa hột lã nãi dã, túc sắt tai Tát phộc hạ.

SARVA TATHĀGATA HṚDAYA JUṢṬAI SVĀHĀ.

Án phộc nhật la phộc để.

OṂ VAJRA VATI.

Phộc nhật la bát la đề sắt xỉ đế.

VAJRA PRATIṢṬITE.

Thuấn đệ.

ŚUDDHE.

Đát tha nga đa mẫu nại la, địa sắt xá nẵng, địa sắt xỉ đế.

TATHĀGATA MUDRA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE.

Tát phộc hạ.

SVĀHĀ.

Án mẫu nãnh, mẫu nãnh, mẫu nãnh phộc lệ.

OṂ MUṆI MUṆI MUṆI VARE.

A tị tru tá đổ hàm.

ABHIṢIṂCA TUMAṂ.

Tát phộc đát tha nghiệt đa.

SARVA TATHĀGATA.

Tát phộc vĩ nễ dã tị sái kế.

SARVA VIDYA ABHIṢEKAI.

Ma hạ phộc nhật la ca phộc tá mẫu nại la.

MAHĀ VAJRA KAVACA MUDRA.

Mẫu nại lị đới.

MUDRITEḤ.

Tát phộc đát tha nga đa khất lã nãi dạ, địa sắt xỉ đa.

SARVA TATHĀGATA HṚDAYA ADHIṢṬITA.

Phộc nhật lê Sa phộc hạ.

VAJRE SVĀHĀ.

Bấy giờ Đức Bạc Già Phạm nói Phổ Biến Quang Minh Thanh Tĩnh Xí Thịnh Như Ý Bảo Ấn Tâm Vô Năng Thắng Đại Minh Vương Tuỳ Cầu Đại Đà La Ni này xong, lại bảo nhóm Đại Phạm rằng: Này Đại Phạm! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện nào vừa mới nghe qua Đà La Ni này thì hết thảy tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.

Nếu hay đọc tụng thọ trì tại tâm, nên biết người đó là thân kiên cố của Kim Cương, lửa chẳng thể đốt, đao chẳng thể hại, độc chẳng bị trúng.

Này Đại Phạm! Vì sao biết là lửa chẳng thể thiêu đốt được?

Ở đại thành CA Tỳ La Kapilavastu, lúc La Hầu La Đồng Tử Rāhula kumāra còn nằm trong thai mẹ.

Mẹ Ngài tên là Gia Du Đà La Yaśodhara, vốn là người nữ thuộc dòng Thích Ca Śākya, bà bị ném vào hầm lửa. Lúc đó La Hầu La nằm trong thai mẹ nhớ niệm Đà La Ni này nên hầm lửa ấy liền tự trong mát, biến thành ao sen.

Tại sao thế?

Vì Đà La Ni này là lực gia trì của tất cả Như Lai vậy. Đại Phạm nên biết, do nhân duyên đấy mà lửa chẳng thể thiêu đốt được.

Lại nữa Đại Phạm! Chất độc chẳng thể gây hại. Như cái thành Thiện Du có người con của vị trưởng giả Phong Tài Bhogavatī, trì tụng Mật Ngôn do Thế Thiên nói. Người đó dùng sức Trì Minh câu triệu Long Vương Đức Xoa Ca Takṣaka mà quên Kết Giới Śīma bandhana Hộ Thân. Vị Long Vương ấy giận dữ nghiến răng làm cho người kia chịu nỗi đau khổ nặng nề và sắp sửa mất mạng.

Rất nhiều người Trì Minh trợ giúp nhưng chẳng thể cứu hộ được.

Ở trong cái thành ấy, có một vị Ưu Bà Di Upāsika: Cận Sự Nữ tên là Vô Cấu Thanh Tĩnh Amala viśuddhe thường trì Tùy Cầu Đại Minh Đà La Ni này. Vị Ưu Bà Di đó đã thành tựu đại bi, khởi lòng thương xót đi đến nơi ấy dùng Đà La Ni này gia trì cho.

Vừa mới tụng một biến thì chất độc kia liền bị tiêu diệt và người kia được bình phục như cũ. Khi đó người con của vị trưởng giả ở chỗ của vị Vô Cấu Thanh Tĩnh thọ nhận Đà La Ni này và ghi nhớ tại tâm. Đại Phạm nên biết đó là chất độc chẳng thể gây hại được.

Lại nữa Đại Phạm! Ở thành Phiệt La Nại Tư Vāraṇasī có vị Vua tên là Phạm Thí. Vua nước lân cận là kẻ có thế lực lớn nên đã khởi bốn loại binh đến chinh phạt Phạm Thí.

Thời vị cân thần liền tâu với Vua Phạm Thí rằng: Đại Vương! Nay quân địch đi đến chiếm đoạt thành ấp của chúng ta.

Mong Đại Vương ban lệnh cho chúng tôi phải dùng kế sách nào để đẩy lui quân địch ấy?

Lúc đó, Phạm Thí bảo quần thần rằng: Nay các ngươi đừng vội chống cự. Ta có Tùy Cầu Đại Minh Vương Đà La Ni. Do uy lực của Đà La Ni này hay đập tan quân địch khiến cho chúng giống như đám tro tàn vậy.

Các quần thần liền cúi đầu tâu rằng: Đại Vương! Bọn hạ thần chúng tôi chưa từng nghe qua điều này.

Đức Vua lại bảo rằng: Nay các ngươi sẽ thấy sự hiệu nghiệm ngay lập tức.

Khi ấy, phạm thí liền dùng nước thơm tắm gội, mặc áo mới sạch, y theo pháp viết chép Đà La Ni này, bỏ vào trong cái hộp rồi đặt ở trong búi tóc trên đầu. Nhà Vua dùng Đại Tuỳ Cầu Đà La Ni này hộ thân, mặc áo giáp rồi đi ngay vào quân trận. Một mình Nhà Vua đánh nhau với bốn loại binh, giáng phục và khiến chúng quy hàng.

Đại Phạm nên biết Đại Tùy Cầu Vô Năng Thắng Đà La Ni này là nơi gia trì của tất cả Như Lai Tâm Ấn nên có sự thần nghiệm to lớn. Ông nên thọ trì và phải biết Đà La Ni này ngang bằng với Chư Phật.

Sau này vào thời mạt pháp sẽ vì những hữu tình: Đoản mệnh, kém phước, không có phước, chẳng chịu tu phước… mà làm lợi ích cho họ vậy.

Này Đại Phạm! Đại Tùy Cầu Đà La Ni này, y theo pháp viết chép rồi cột trên cánh tay hoặc đeo dưới cổ. Nên biết người đó là nơi gia trì của tất cả Như Lai. Nên biết người đó ngang đồng với thân của tất cả Như Lai. Nên biết người đó là thân bền chắc của Kim Cương.

Nên biết người đó là thân của tất cả Như Lai Tạng. Nên biết người đó là con mắt của tất cả Như Lai, nên biết người đó là thân ánh sáng rực rỡ của tất cả Như Lai.

Nên biết người đó là giáp trụ bất hoại. Nên biết người đó hay đập nát tất cả oán địch. Nên biết người đó hay thiêu đốt tất cả tội chướng. Nên biết người đó hay làm cho nẻo địa ngục được thanh tịnh.

Này Đại Phạm! Vì sao lại biết được như thế?

Khi xưa có một vị Bật Sô Bhikṣu: Tỳ Kheo mang tâm hoại niềm tin trong sạch tĩnh tín, làm nhiều điều vi phạm chế giới của Như Lai, ăn trộm tài vật của Tăng hiện tiền với vật của tăng kỳ chúng, vật của Tứ Phương Tăng đem dùng làm của riêng.

Sau đó bị bệnh nặng phải chịu sự khổ não lớn lao. Thời vị Bật Sô ấy không có người cứu tế nên kêu gào to tiếng.

Tức ở xứ đó có một vị Ưu Bà Tắc Upāsaka: Cận Sự Nam thuộc dòng Bà La Môn Brāhmaṇa nghe tiếng kêu gào liền đi đến chỗ vị Bật Sô bị bệnh ki a, khởi tâm xót thương rộng lớn, liền vì vị Tăng ấy viết chép Tùy Cầu Đại Minh Vương Đà La Ni này rồi đeo dưới cổ vị Tăng.

Vị Bật Sô ấy đều dứt hết mọi sự khổ não, chết ngay và bị đọa vào địa ngục Vô gián. Thi hài của vị Bật Sô ấy được đưa vào trong cái Tháp nhưng trên thân vẫn đeo Đà La Ni đó. Do nhân ấy, khi vị Bật Sô vừa mới đọa vào địa ngục thì bao nhiêu sự đau khổ của kẻ thọ tội đều được chận đứng, thảy đều được an vui. Bao nhiêu ngọn lửa mạnh mẽ của địa ngục A tỳ Avīci do sức uy đức của Đà La Ni này thảy đều tiêu diệt.

Bấy giờ Ngục Tốt Diêm Ma Yamapāla purūṣā nhìn thấy hiện tượng đó thì rất kinh ngạc, liền đến trình báo với Vua Diêm Ma Yama rāja và nói Già Đà Gātāà.

Kệ Tụng rằng:

Nay Đại Vương nên biết

Việc này rất đặc biệt

Ở nơi hiểm ách lớn

Khổ não đều ngưng nghỉ

Nghiệp ác của chúng sinh

Ngọn lửa mạnh đều diệt

Cưa cắt tự dừng đứng

Đao kiếm chẳng thể hại

Cây đao và rừng kiếm

Các nỗi khổ giết mổ

Nồi nước nóng, ngục khác

Khổ não đều ngưng trừ

Diêm Ma Yama là

Pháp Vương Dharma rāja

Dùng pháp trị hữu tình

Nhân duyên này chẳng nhỏ

Xin giúp tôi trừ nghi

Thời Đức Vua Diêm La

Từ vô bi ngục tốt

Nghe việc như vậy xong

Liền nói lời như vậy:

Việc này thật kỳ lạ!

Đều do nghiệp sở cảm

Ngươi đến thành Mãn Túc

Xét xem việc thế nào?

Ngục tốt nhận sắc lệnh

Ngay vào lúc đầu đêm

Phía Nam thành Mãn Túc

Nhìn Tháp của Bật Sô

Liền thấy trên thi hài

Đeo Chú Đại Minh Vương

Tuỳ Cầu Đà La Ni

Tỏa ánh hào quang lớn

Rực rỡ như đám lửa

Trời, Rồng với Dược Xoa

Chúng Tám Bộ vây quanh

Cung kính mà cúng dường

Thời Ngục Tốt Diêm Ma.

Đặt hiệu Tháp Tuỳ Cầu Pratisāraḥ: Đây là tên cái Tháp chứa thi hài của vị Tăng.

Khi ấy Ngục Tốt Diêm Ma Yamapāla purūṣā quay về nơi Vua ngự, trình bày đầy đủ sự việc trên với Vua Diêm Ma: Vị Bật Sô kia nương theo uy lực của Đà La Ni này mà tội chướng đều được tiêu diệt và được sinh về cõi Tam Thập Tam Thiên Trāyastriṃśa deva. Nhân vì thân trước, mà vị Trời này có hiệu là Tuỳ Cầu Thiên Tử Pratisāra devaputra.

Đại Phạm nên biết Đà La Ni này có uy lực to lớn. Ông nên thọ trì, viết chép, đọc tụng, y theo pháp mà đội đeo ắt thường được xa lìa tất cả khổ não, tất cả nẻo ác và chẳng bị sấm sét gây thương hại.

Làm sao mà biết được?

Này Đại Phạm! Ở thành Hình Ngu Mật Đàn có vị trưởng giả tên là Vĩ Ma La Thương Khư Vimala śaṅkha. Ông là nhà cự phú, kho tàng cất chứa đầy dẫy vàng bạc với rất nhiều tiền gạo. Khi ấy vị trưởng giả đó là một vị thương chủ, ông dùng chiếc thuyền lớn đi vào biển để tìm kiếm báu vật. Lúc ở giữa biển lớn, ông gặp con cá Đề Di muốn phá nát thuyền.

Vị Long Vương trong biển ấy lại sinh tâm giận dữ, khởi sấm sét lớn, gào thét tạo ra mây sấm và mưa đá Kim Cương.

Thời các thương nhân nhìn thấy cơn mưa đá sấm sét này đều buồn rầu phiền não và rất sợ hãi liền gấp rút kêu gọi cầu cứu nhưng vẫn không có ai đến cứu giúp.

Bấy giờ chúng thương nhân đến gặp vị thương chủ, khóc lóc bi than và nói rằng: Nhân Giả có kế sách nào cứu giúp cho chúng tôi xa lià khỏi nỗi lo âu sợ hãi này chăng?

Lúc đó vị thương chủ không hề sợ hãi. Nhờ chí tính kiên cố, có đại trí tuệ nên khi thấy các thương nhân bị sợ hãi bức bách.

Ông liền bảo rằng: Này các thương nhân! Các ông đừng sợ mà hãy khởi tâm mạnh mẽ cứng cáp. Nay tôi sẽ giúp các ông miễn trừ sự sợ hãi này.

Các thương nhân ấy sinh tâm cứng mạnh, lại nói rằng: Đại Thương Chủ! Nguyện xin mau chóng nói phương cách trừ tai nạn, khiến cho chúng tôi bảo tồn được mạng sống.

Vị thương chủ ấy liền bảo các thương nhân rằng: Tôi có Đại Minh Vương tên là Tùy Cầu Đà La Ni, có thần thông to lớn hay giáng phục các điều khó điều phục. Nay tôi giúp các ông thoát khỏi sự ưu não này.

Vị thương chủ liền viết chép Tùy Cầu Đà La Ni này đặt trên đầu cây phướng. Tức thời con cá Đê Di nhìn thấy chiếc thuyền này tỏa ánh sáng rực rỡ như đám lửa mạnh mẽ. Do Đại Uy Lực Trí Hỏa của Đà La Ni này thiêu đốt, con cá Đê Di liền tiêu tan. Các hàng Long Vương ấy nhìn thấy tướng này đều khởi tâm từ, liền bay từ trên hư không xuống, rộng làm cúng dường và đưa chiếc thuyền này đến bãi chứa vật báu.

Này Đại Phạm! Điều này đều do Đại Trí Đại Minh Đại Tùy Cầu dùng nơi gia trì thần lực của tất cả Như Lai cho nên có tên là Đại Minh Vương Mahā vidya rāja.

Nếu có người viết chép Đà La Ni này, đặt ở đầu cây phướng trên thuyền thì hay chận đứng tất cả gió ác, mưa đá, nóng lạnh không đúng thời tiết, sấm chớp, sét đánh. Hay chận đứng sự kiện cáo tranh đấu của tất cả Chư Thiên. Hay trừ tất cả muỗi mòng, Hoàng Trùng loài sâu ăn lúa mạ với các loài ăn lúa mạ khác… thảy đều lui tan.

Hay làm cho tất cả loài thú mạnh ác có móng vuốt sắc bén chẳng thể gây hại. Hay khiến cho tất cả lúa mạ, hoa quả, cỏ thuốc thảy đều tăng trưởng hương vị và có thân thể tốt đẹp trơn láng. Nếu đất nước bị nạn khô hạn chẳng thể điều phục, do uy lực của Đà La Ni này thì Long Vương vui vẻ tuôn mưa đúng thời tiết.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần