Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Ba - Phẩm Người - Phần Bảy - ðáng Ghê Tởm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BA

BA PHÁP  

PHẨM BA

PHẨM NGƯỜI  

PHẦN BẢY

ÐÁNG GHÊ TỞM  

Có ba hạng người này, này các Tỳ Kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

Thế nào là ba?

Có hạng người đáng ghê tởm, không cần phải gần gũi, không cần phải sống chung, không cần phải hầu hạ cúng dường. Có hạng người, này các Tỳ Kheo, cần phải nhìn một cách thản nhiên, không cần gần gũi, không cần phải sống chung, không cần phải hầu hạ cúng dường. Có hạng người, này các Tỳ Kheo, cần phải gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là hạng người đáng ghê tởm, không cần phải gần gũi, không cần phải sống chung, không cần phải hầu hạ cúng dường?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, có hạng người ác giới, tính tình độc ác, sở hành bất tịnh, có những hành vi che đậy, không phải là Sa Môn nhưng hiện tướng Sa Môn, không sống phạm hạnh, nhưng hiện tướng có phạm hạnh, nội tâm hôi hám, đầy những tham dục, tánh tình bất tịnh.

Hạng người như vậy, này các Tỳ Kheo, đáng ghê tởm, không cần phải gần gũi, không cần phải sống chung, không cần phải hầu hạ cúng dường.

Vì cớ sao?

Vì rằng, dầu không thuận theo một chút nào tri kiến của người như vậy, nhưng tiếng xấu được đồn xa về người ấy là có bạn ác, có bằng hữu ác, tôn sùng kẻ ác. Ví như, này các Tỳ Kheo, một con rắn đi vào trong đống phân, dầu nó không cắn ai, người cũng bị đống phân làm cho ô uế.

Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, dầu không thuận theo một chút nào tri kiến của người như vậy  là tôn sùng kẻ ác. Cho nên, hạng người như vậy đáng ghê tởm, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là hạng người cần phải nhìn một cách thản nhiên, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, hiện rõ phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ví như, này các Tỳ Kheo, một vết thương làm mủ, nếu bị cây gậy hay mảnh sành đánh phải, thời chảy mủ ra nhiều hơn.

Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, có hạng người phẫn nộ,  và bực tức. Ví như, này các Tỳ Kheo, một que lửa bằng gỗ tindukà, nếu bị cây gậy hay mảnh sành đánh phải, thời xịt lửa xịt khói ra nhiều hơn.

Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, Ví như, này các Tỳ Kheo, một hố phân được cây gậy hay mảnh sành quật vào, thời mùi hôi thối lại càng nhiều hơn.

Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, có hạng người phẫn nộ, sân hận và bực tức. Hạng người như vậy, này các Tỳ Kheo, cần phải nhìn với cặp mắt thản nhiên, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường.

Vì cớ sao?

Vì nghĩ rằng:

Người ấy có thể nhục mạ ta.

Người ấy có thể chửi mắng ta.

Người ấy có thể làm hại ta.

Cho nên, hạng người như vậy cần phải nhìn một cách thản nhiên, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường.

Và như thế nào, này các Tỳ Kheo, là hạng người cần gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, có hạng người giữ giới, tánh tình hiền thiện. Người như vậy, này các Tỳ Kheo, cần phải gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường.

Vì cớ sao?

Vì rằng, dầu không thuận theo chút nào tri kiến của người như vậy, nhưng tiếng tốt được đồn xa về người ấy là có bạn lành, là có bằng hữu lành, là tôn sùng kẻ lành. Cho nên, hạng người như vậy, cần phải gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường. Ba hạng người này, này các Tỳ Kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

Người gần kẻ hạ liệt

Rồi cũng bị hạ liệt

Thân cận người đồng đẳng

Ðược khỏi bị thối đọa

Ai gần bậc thù thắng

Mau chóng được thăng tấn

Do vậy hãy sống chung

Bậc ưu thắng hơn mình.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần