Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Năm - Phẩm Nhỏ - Phần Mười - Giặc Cướp
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG BA
BA PHÁP
PHẨM NĂM
PHẨM NHỎ
PHẦN MƯỜI
GIẶC CƯỚP
Do đầy đủ ba điều kiện, này các Tỳ Kheo, một tên cướp lớn có thể chặt được khóa cửa, mang đi được đồ ăn trộm, làm kẻ cướp trộm một nhà, làm kẻ đứng đường chận cướp.
Thế nào là ba?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, tên cướp lớn dựa vào quanh co hiểm trở, dựa vào rừng rậm, dựa vào kẻ có quyền lực.
Và thế nào, này các Tỳ Kheo, là tên cướp lớn dựa vào quanh co hiểm trở?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, tên cướp lớn dựa vào con sông khó lội qua, hay sự quanh co hiểm trở của núi non. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là tên cướp lớn dựa vào sự quanh co hiểm trở.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là tên cướp lớn dựa vào rừng rậm?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, tên cướp lớn dựa vào rừng rậm cỏ, hay rừng rậm cây, hay khóm rừng, hay đám rừng lớn rậm. Như vậy, này các Tỳ Kheo, tên cướp lớn dựa vào rừng rậm.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là tên cướp lớn dựa vào kẻ có quyền lực?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, tên cướp lớn dựa vào Vua hay các vị Đại Thần của Vua và nghĩ như sau: Nếu có ai kết tội ta, các Vua ấy hay các vị Đại Thần của Vua ấy sẽ giải thích, cứu thoát ta. Và thực sự là như vậy. Như vậy, này các Tỳ Kheo, tên cướp lớn dựa vào kẻ có quyền lực.
Do đầy đủ ba điều kiện này, này các Tỳ Kheo, một tên cướp lớn có thể chặt được khóa cửa, mang đi được đồ ăn trộm, làm kẻ cướp trộm một nhà, làm kẻ đứng đường chận cướp.
Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, vị ác Tỳ Kheo đầy đủ ba pháp, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước.
Thế nào là ba?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, ác Tỳ Kheo dựa vào quanh co hiểm trở, dựa vào rừng rậm và dựa vào kẻ có quyền lực.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là ác Tỳ Kheo dựa vào sự hiểm trở?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, ác Tỳ Kheo đầy đủ với thân hành quanh co hiểm trở, với ngữ hành quanh co hiểm trở, với ý hành quanh co hiểm trở. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là ác Tỳ Kheo dựa vào quanh co hiểm trở.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là ác Tỳ Kheo dựa vào rừng rậm?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, ác Tỳ Kheo có tà kiến, đầy đủ những tri kiến đi đến cực đoan. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là các Tỳ Kheo dựa vào rừng rậm.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là ác Tỳ Kheo dựa vào kẻ có quyền?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, dựa vào các Vua hay các đại thần của Vua, ác Tỳ Kheo nghĩ rằng: Nếu có ai kết tội ta, các Vua ấy, hay các đại thần của Vua ấy sẽ giải thích, cứu thoát ta. Và thực sự là như vậy.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, là ác Tỳ Kheo dựa vào kẻ có quyền lực. Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỳ Kheo, ác Tỳ Kheo tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tuệ ấn Tam Muội - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Ma Lợi Chi Bồ Tát đà La Ni - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Sáu Mươi - Pháp Hội Nhật Mật Bồ Tát - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Chín - Phẩm Nhân - Kinh Niệm Xứ
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Một - Một Pháp - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Thiền ðịnh Thứ Nhất