Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn - Bốn Pháp - Phẩm Mười Chín - Phẩm Chiến Sĩ - Phần Sáu - Con ðường Sai Lạc
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG BỐN
BỐN PHÁP
PHẨM MƯỜI CHÍN
PHẨM CHIẾN SĨ
PHẦN SÁU
CON ÐƯỜNG SAI LẠC
Rồi một Tỳ Kheo đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Tỳ Kheo ấy bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Giới do cái gì hướng dẫn, Thế Giới do cái gì được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của cái gì được khởi lên?
Lành thay, lành thay, này Tỳ Kheo!
Hiền thiện là con đường thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi.
Này Tỳ Kheo, có phải thầy hỏi như sau: Bạch Thế Tôn, Thế Giới do cái gì hướng dẫn, Thế Giới do cái gì được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của cái gì được khởi lên?
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Này Tỳ Kheo, Thế Giới do tâm hướng dẫn. Thế Giới do tâm được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của tâm được khởi lên.
Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ Kheo ấy sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, lại hỏi Thế Tôn một câu khác: Bậc nghe nhiều, trì pháp. Bậc nghe nhiều, trì pháp, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy.
Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là một bậc nghe nhiều, trì pháp?
Lành thay, lành thay, này Tỳ Kheo!
Hiền thiện là con đường thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi.
Này Tỳ Kheo, có phải thầy hỏi như sau: Bậc nghe nhiều, trì pháp. Bậc nghe nhiều, trì pháp, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy.
Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là một bậc nghe nhiều, trì pháp?
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Nhiều, này Tỳ Kheo, là pháp ta thuyết giảng: Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Này Tỳ Kheo, nếu ai hiểu nghĩa một bài Kệ có bốn câu, hiểu pháp và thực hành pháp tùy pháp, người ấy được gọi là vị nghe nhiều, trì pháp.
Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ Kheo sau khi hoan hỷ lại hỏi thêm câu nữa: Bậc có nghe với trí tuệ thể nhập quyết trạch, bậc có nghe với trí tuệ thể nhập, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy.
Cho đến khi nào, bạch Thế Tôn, được gọi là bậc có nghe với trí tuệ thể nhập?
Lành thay, lành thay, này Tỳ Kheo, hiền thiện hiền thiện là câu hỏi!
Này Tỳ Kheo, có phải thầy hỏi như sau: Bậc có nghe với trí tuệ thể nhập quyết trạch, bậc có nghe với trí tuệ thể nhập, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy.
Cho đến khi nào, bạch Thế Tôn, được gọi là bậc có nghe với trí tuệ thể nhập?
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo được nghe: Ðây là khổ, thể nhập và thấy ý ấy nghĩa với trí tuệ.
Ðược nghe: Ðây là Khổ Tập, thể nhập và thấy ý nghĩa ấy với trí tuệ.
Ðược nghe: Ðây là khổ diệt, thể nhập và thấy ý nghĩa ấy với trí tuệ.
Ðược nghe: Ðây là con đường đưa đến khổ diệt, thể nhập và thấy ý nghĩa với trí tuệ.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, là vị có nghe với trí tuệ thể nhập.
Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ Kheo ấy sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, lại hỏi Thế Tôn một câu khác: Bậc Hiền Trí, Ðại Tuệ. Bậc Hiền Trí, Ðại Tuệ, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy.
Cho đến như thế nào bạch Thế Tôn, được gọi là Bậc Hiền Trí, Đại Tuệ?
Lành thay, lành thay, này Tỳ Kheo!
Hiền thiện là con đường thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi!
Này Tỳ Kheo, có phải thầy hỏi như sau: Bậc Hiền Trí, Ðại Tuệ. Bậc Hiền Trí, Ðại Tuệ, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy.
Cho đến như thế nào bạch Thế Tôn, được gọi là Bậc Hiền Trí, Ðại Tuệ?
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Ở đây, này Tỳ Kheo, Bậc Hiền Trí, Ðại Tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể Thế Giới. Như vậy, này Tỳ Kheo, là Bậc Hiền Trí, Ðại Tuệ.
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Bà La Môn Vassakàra, một Đại Thần nước Magadha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi.
Sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, Bà La Môn Vassakàra, bậc Đại Thần nước Magadha bạch Thế Tôn.
Thưa Tôn Giả Gotama, bậc không phải Chân Nhân có thể biết một người không phải Chân Nhân: Vị này không phải là bậc Chân Nhân.
Không có trường hợp này, này Bà La Môn, không có cơ hội để một người không phải Chân Nhân có thể biết một người không phải Chân Nhân: Vị này không phải là bậc Chân Nhân.
Thưa Tôn Giả Gotama, bậc không phải Chân Nhân có thể biết bậc Chân Nhân là: Vị này là bậc Chân Nhân.
Không có trường hợp này, này Bà La Môn, không có cơ hội để một người không phải Chân Nhân có thể biết một người Chân Nhân: Vị này là bậc Chân Nhân.
Thưa Tôn Giả Gotama, bậc Chân Nhân có thể biết một bậc Chân Nhân: Vị này là bậc Chân Nhân.
Có trường hợp, này Bà La Môn, có cơ hội để một người Chân Nhân có thể biết một người Chân Nhân: Vị này là bậc Chân Nhân.
Nhưng thưa Tôn Giả Gotama, có trường hợp một người Chân Nhân biết một người không phải là Chân Nhân: Vị này không phải là bậc Chân Nhân.
Có trường hợp, này Bà La Môn, có cơ hội để một người Chân Nhân có thể biết một người không phải là Chân Nhân: Vị này không phải là bậc Chân Nhân.
Thật vi diệu thay, thưa Tôn Giả Gotama, thật hy hữu thay, thưa Tôn Giả Gotama!
Thật khéo là lời nói này của Tôn Giả Gotama.
Không có trường hợp này, này Bà La Môn, không có cơ hội để một người không phải Chân Nhân có thể biết một người không phải Chân Nhân: Vị này không phải là bậc Chân Nhân.
Không có trường hợp này, này Bà La Môn, không có cơ hội để một người không phải Chân Nhân có thể biết một người Chân Nhân: Vị này là bậc Chân Nhân.
Có trường hợp, này Bà La Môn, có cơ hội để một người Chân Nhân có thể biết một người Chân Nhân: Vị này là bậc Chân Nhân.
Có trường hợp, này Bà La Môn, có cơ hội để một người Chân Nhân có thể biết một người không phải là Chân Nhân: Vị này không phải là bậc Chân Nhân.
Một thời, thưa Tôn Giả Gotama, hội chúng của Bà La Môn Todeyya đang nói lên những lời nhiếc mắng người khác như sau: Ngu si là Vua Eleyya, đã quá hoan hỷ với Sa Môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa Môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện. Lại nữa, những tập đoàn này của Vua Eleyya là ngu si, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa.
Những người này đã quá hoan hỷ với Sa Môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa Môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện.
Này Bà La Môn, Ông có thấy như thế nào Bà La Môn Todeyya dẫn dắt chúng bằng cách dắt dẫn này: Các vị nghĩ thế nào, hiền trí là Vua Eleyya?
Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, có phải Vua Eleyya được xem là vị có minh kiến thù thắng?
Thưa vâng, Tôn Giả!
Hiền trí là Vua Eleyya. Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, Vua Eleyya được xem là vị có minh kiến thù thắng.
Vì rằng Sa Môn Ràmaputta còn hiền trí hơn sự hiền trí, còn có minh kiến thù thắng hơn sự minh kiến thù thắng của Vua Eleyya, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích.
Do vậy Vua Eleyya đã quá hoan hỷ với Sa Môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa Môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện.
Các Tôn Giả nghĩ thế nào: Hiền trí là tập đoàn của Vua Eleyya, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa không?
Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, có phải tập đoàn của Vua Eleyya là những bậc có minh kiến thù thắng?
Thưa vâng, Tôn Giả!
Hiền trí là tập đoàn của Vua Eleyya, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa. Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, tập đoàn của Vua Eleyya được xem là những bậc có minh kiến thù thắng.
Vì rằng Sa Môn Ràmaputta được xem còn hiền trí hơn sự hiền trí, còn có minh kiến thù thắng hơn sự minh kiến thù thắng của tập đoàn Vua Eleyya, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải thích những vấn đề cần được giải thích.
Do vậy tập đoàn của Vua Eleyya đã quá hoan hỷ với Sa Môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa Môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện. Thật vi diệu thay, thưa Tôn Giả Gotama, thật hy hữu thay, thưa Tôn Giả Gotama.
Thật khéo là lời nói này của Tôn Giả Gotama: Không có trường hợp này, này Bà La Môn, không có cơ hội để một người không phải bậc Chân Nhân có thể biết một người không phải Chân Nhân: Vị này không phải là bậc Chân Nhân.
Không có trường hợp này, này Bà La Môn, không có cơ hội để một người không phải bậc Chân Nhân có thể biết một người Chân Nhân: Vị này là bậc Chân Nhân.
Có trường hợp, này Bà La Môn, có cơ hội để một người Chân Nhân có thể biết một người Chân Nhân: Vị này là bậc Chân Nhân.
Có trường hợp, này Bà La Môn, có cơ hội để một người Chân Nhân có thể biết một người không phải là Chân Nhân: Vị này không phải là bậc Chân Nhân.
Thưa Tôn Giả Gotama, nay chúng tôi phải đi, chúng tôi có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm. Này Bà La Môn, ông hãy làm những gì mà ông nghĩ là hợp thời. Rồi Bà La Môn Vassakàra, một Đại Thần xứ Magadha, hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tam Muội Ngồi Thiền - Phần Năm - Pháp Môn Trị ðẳng Phần - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Tám Mươi Bốn - Kinh Nguyệt Thực đánh Chó
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bát Chủng đức
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Ba - Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ - Phần Hai