Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Một - Một Pháp - Phẩm Mười Ba - Phẩm Một Người

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG MỘT

MỘT PHÁP  

PHẨM MƯỜI BA

PHẨM MỘT NGƯỜI  

Một người, này các Tỳ Kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho Chư Thiên và loài người.

Một người ấy là ai?

Chính là Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này, này các Tỳ Kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho Chư Thiên và loài người. Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ Kheo, khó gặp được ở đời.

Của người nào?

Của Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỳ Kheo, khó gặp được ở đời. Một người, này các Tỳ Kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người vi diệu.

Một người ấy là ai?

Chính là Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này, này các Tỳ Kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu. Sự mệnh chung của một người, này các Tỳ Kheo, được đa số thương tiếc.

Của một người nào?

Của Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự mệnh chung của một người này, này các Tỳ Kheo, được đa số thương tiếc. Một người, này các Tỳ Kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân.

Một người ấy là ai?

Chính là Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân.

Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ Kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất Lai, là chứng ngộ quả A La Hán.

Của một người ấy là ai?

Chính là Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỳ Kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang. Là sự chứng ngộ quả A La Hán. Ta không thấy một người nào khác, này các Tỳ Kheo, có thể chân chánh chuyển vận Vô Thượng Pháp Luân do Như Lai chuyển vận, này các Tỳ Kheo, như Xá Lợi Phất.

Xá Lợi Phất, này các Tỳ Kheo, chân chánh chuyển vận Vô Thượng Pháp Luân do Thế Tôn chuyển vận.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần