Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Ba - Phẩm Lớn - Phần Bốn - Tôn Giả maha Cunda

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG MƯỜI

MƯỜI PHÁP  

PHẨM BA

PHẨM LỚN  

PHẦN BỐN

TÔN GIẢ MAHA CUNDA  

Một thời, Tôn Giả Mahàcunda trú giữa dân chúng Cetì tại Sahajàti.

Tại đấy, tôn giả Mahàcunda gọi các Tỳ Kheo.

Này các Hiền Giả Tỳ Kheo.

Thưa Hiền Giả!

Các Tỳ Kheo ấy vâng đáp Tôn Giả Mahàcunda.

Tôn Giả Mahàcunda nói như sau:

Thưa các Hiền Giả, nếu một Tỳ Kheo thuyết về trí nói rằng: Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này.

Nếu tham chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại, nếu sân nếu si nếu phẫn nộ nếu hiềm hận nếu gièm pha nếu não lại nếu xan tham nếu ác tật đố nếu ác dục chinh phục vị ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được hiểu như sau: Tôn Giả này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham chinh phục Tôn Giả ấy và tồn tại.

Tôn Giả này không rõ biết như thế nào để sân không có mặt si không có mặt phẫn nộ không có mặt hiềm không có mặt gièm pha không có mặt não hại không có mặt xan tham không có mặt ác tật đố không có mặt ác dục không có mặt. Như vậy, các ác dục chinh phục Tôn Giả này và tồn tại.

Thưa các Hiền Giả, nếu Tỳ Kheo thuyết về tu tập nói rằng: Tôi được tu tập về thân, được tu tập về giới, được tu tập về tâm, được tu tập về tuệ.

Thưa Chư Hiền, nếu tham chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại, nếu sân nếu si nếu phẫn nộ nếu hiềm hận nếu gièm pha nếu não hại nếu xan tham nếu ác tật đố nếu ác dục chinh phục vị Tỳ Kheo ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được hiểu như sau:

Vị Tôn Giả này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt, vì rằng tham chinh phục vị ấy và tồn tại. Vị Tôn Giả này không rõ biết như thế nào để sân không co mặt si không có mặt phẫn nộ không có mặt hiềm hận không có mặt gièm pha không có mặt não hại không có mặt xan tham không có mặt ác tật đố không có mặt các dục không có mặt. Như vậy, các ác dục chinh phục Tôn Giả này và tồn tại.

Và này Chư Hiền, Tỳ Kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng: Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này, tôi được tu tập về tâm, tôi được tu tập về giới, tôi được tu tập về tâm, tôi được tu tập về tuệ. Này Chư Hiền, nếu tham chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại, nếu sân nếu si nếu phẫn nộ.

Nếu hiềm hận nếu gièm pha nếu ác dục chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại, Tỳ Kheo ấy cần phải được hiểu như sau: Vị Tôn Giả này không cần rõ biết như thế nào để tham không có mặt sân không có mặt si không có mặt. Như vậy, ác dục chinh phục Tỳ Kheo này và tồn tại. Ví như, này Chư Hiền, có người nghèo khổ có thể nói về giàu sang.

Không có tài sản có thể nói về tài sản. Không có sở hữu có thể nói về sở hữu, nhưng khi có cơ hội tạo ra tái sản, vị ấy không có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng.

Người ta có thể biết về người ấy như sau:

Vị này, tuy nghèo khổ, lại nói về giàu sang.

Vị này, tuy không có tài sản, lại nói về tài sản.

Vị này tuy không có sở hữu, lại nói về sở hữu.

Vì cớ sao?

Vì rằng vị này, khi có cơ hội tạo ra tài sản, vị ấy không có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng.

Cũng vậy, này Chư Hiền, vị Tỳ Kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng: Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này, tôi được tu tập về thân, tôi được tu tập về giới, tôi được tu tập về tâm, tôi được tu tập về tuệ.

Này Chư Hiền, nếu tham chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại.

Nếu sân nếu si nếu phẫn nộ nếu hiềm hận nếu gièm pha nếu não hại nếu xan tham nếu ác tật đố nếu ác dục chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại, Tỳ Kheo ấy cần phải được hiểu như sau: Vị này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt sân không có mặt si không có mặt Như vậy, ác dục chinh phục Tỳ Kheo này và tồn tại.

Này Chư Hiền, Tỳ Kheo thuyết về trí nói rằng: Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này.

Này Chư Hiền, nếu tham không chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại, nếu sân nếu si nếu phẫn nộ nếu hiềm hận nếu gièm pha nếu não hại nếu san tham nếu ác tật đố nếu ác dục không chinh phục vị ấy và tồn tại, thời vị ấy cần phải được biết như sau:

Vị này rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy, tham không chinh phục vị ấy và tồn tại sân không có mặt si không có mặt phẫn nộ không có mặt hiềm hận không có mặt gièm pha không có mặt não hại không có mặt xan tham không có mặt ác tật đố không có mặt ác dục không có mặt.

Như vậy, ác dục không chinh phục vị này và tồn tại.

Này Chư Hiền, Tỳ Kheo thuyết về tu tập nói rằng: Tôi có tu tập về thân, tôi có tu tập về giới, tôi có tu tập về tâm, tôi có tu tập về tuệ. Này Chư Hiền, nếu tham không chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại nếu sân nếu si nếu phẫn nộ, nếu hiềm hận.

Nếu gièm pha nếu não hại nếu xan tham nếu ác đố nếu ác dục không chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được biết như sau: Vị này rõ biết như thế nào để tham không có mặt.

Như vậy tham không chinh phục vị này và tồn tại sân không có mặt si không có mặt hiềm hận không có mặt gièm pha không có mặt não hại không có mặt xan tham không có mặt ác tật đố không có mặt ác dục không có mặt.

Như vậy, ác dục không chinh phục vị này và tồn tại.

Này Chư Hiền, Tỳ Kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng: Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này. Tôi có tu tập về thân, tôi có tu tập về giới, tôi có tu tập về tâm, tôi có tu tập về tuệ.

Này Chư Hiền, nếu tham không chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại nếu sân nếu si nếu phẫn nộ nếu hiềm hận nếu gièm pha nếu não hại nếu xan tham nếu ác tật đố nếu ác dục không chinh phục Tỳ Kheo ấy và tồn tại, thời vị ấy cần phải được biết như sau:

Tôn Giả này biết rõ như thế nào để được tham không có mặt. Như vậy tham không chinh phục vị ấy và tồn tại. Sân không có mặt si không có mặt phẫn nộ không có mặt hiềm hận không có mặt gièm pha không có mặt não hại không có mặt xan tham không có mặt ác tật đố không có mặt ác dục không có mặt.

Như vậy, ác dục không chinh phục vị Tôn Giả này và không tồn tại.

Này Chư Hiền, ví như một người giàu sang có thể nói về giàu sang.

Một người có tài sản có thể nói về tài sản.

Một người có sở hữu có thể nói về sở hữu.

Khi có cơ hội tạo ra tài sản, vị ấy có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng.

Và người ta có thể biết về người ấy như sau:

Có giàu sang, vị này nói về giàu sang.

Có tài sản, vị này nói về tài sản.

Có của cải, vị này nói về của cải.

Vì sao?

Vì rằng vị này, khi có cơ hôi tạo ra tài sản, vị ấy có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng.

Cũng vậy, này Chư Hiền, Tỳ Kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng: Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này. Tôi có tu tập về thân, tôi có tu tập về giới, tôi có tu tập về tâm, tôi có tu tập về tuệ.

Này Chư Hiền, nếu tham không chinh phục vị ấy và tồn tại nếu sân nếu si nếu phẫn nộ nếu tật đố nếu ác dục không chinh phục vị ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được biết như sau: Vị Tôn Giả này rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham không chinh phục vị này và tồn tại. Vị Tôn Giả này rõ biết như thế nào để sân không có mặt si phẫn nộ hiềm hận gièm pha não hại xan tham ác tật đố ác dục không có mặt.

Như vậy ác dục không chinh phục vị Tôn Giả này và tồn tại.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần