Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Ba - Phẩm Lớn - Phần Chín - Người Kosalà

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG MƯỜI

MƯỜI PHÁP  

PHẨM BA

PHẨM LỚN  

PHẦN CHÍN

NGƯỜI KOSALÀ  

Này các Tỳ Kheo, xa trông như thế nào là nước Kàsi Kosalà, xa rộng như thế nào, là sự trị vì của Vua Pasanadi nước Kosalà, trong phạm vi như vậy, Vua Pasenadi nước Kosalà được xem là tối thượng. Tuy vậy, này các Tỳ Kheo, đối với Vua Pasenadi, nước Kosalà có sự đổi khác, có sự biến hoại.

Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong vấn đề ấy. Do nhàm chán trong vấn đề ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.

Này các Tỳ Kheo, xa cho đến mặt trăng, mặt trời di chuyển, xoay chuyển, chói sáng các phương, cho đến như vậy là ngàn Thế Giới.

Trong ngàn Thế Giới ấy, có mặt trăng, có mặt trời, có Vua núi Sineru, có cõi Diêm Phù Đề, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu, Ðông Thắng Thần Châu, bốn ngàn biển lớn, bốn ngàn Đại Vương.

Bốn Đại Thiên Vương, Tam Thập Tam Thiên, Dạ Ma Thiên, Ðâu Suất Thiên, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, Phạm Thiên Giới. Này các Tỳ Kheo, xa rộng cho đến Thế Giới, Ðại Phạm Thiên ở đấy được xem là tối thượng.

Tuy vậy, này các Tỳ Kheo, đối với Ðại Phạm Thiên có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong Ðại Phạm Thiên ấy, do nhàm chán trong Ðại Phạm Thiên ấy, từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.

Này các Tỳ Kheo, có một thời, đến thời ấy, Thế Giới này chuyển hoại, trong khi Thế Giới chuyển hoại, này các Tỳ Kheo, các loài Hữu Tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara Quang Âm Thiên.

Ở tại đấy, chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài.

Này các Tỳ Kheo, trong khi Thế Giới chuyển hoại, các Quang Âm Thiên được xem là tối thượng. Nhưng này các Tỳ Kheo, đối với Chư Quang Âm Thiên, có sự đổi khác, có sự biến hoại.

Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong Chư Quang Âm Thiên ấy. Do nhàm chán trong Quang Âm Thiên ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.

Này các Tỳ Kheo, có mười thiền án xứ này.

Thế nào là mười?

Một người tưởng tri thiền án đất, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng.

Một người tưởng tri thiền án nước, một người tưởng tri thiền án lửa, một người tưởng tri thiền án gió.

Một người tưởng tri thiền án xanh, một người tưởng tri thiền án vàng, một người tưởng tri thiền án đỏ.

Một người tưởng tri thiền án trắng, một người tưởng tri thiền án hư không, một người tưởng tri thiền án thức, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng.

Này các Tỳ Kheo, có mười thiền án xứ này. Cái này là tối thượng, này các Tỳ Kheo, trong mười thiền án xứ này, tức là thiền án thức.

Có người tưởng tri phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng.

Này các Tỳ Kheo, có những chúng sanh có tưởng như vậy.

Ðối với các chúng sanh có tưởng như vậy, này các Tỳ Kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại.

Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong ấy.

Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì với hạ liệt.

Này các Tỳ Kheo, có tám thắng xứ này.

Thế nào là tám?

Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu.

Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: Ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ nhất. Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu.

Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: Ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thư hai. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu.

Vị ấy nhận thức rằng:

Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: Ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ ba. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu.

Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: Ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ tư. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh  như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh  như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh  như lụa ba la nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh.

Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: Ta thấy, ta biết. Ðó là thắng xứ thứ năm. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng  như bông kannikàra màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng  như lụa Ba La Nại cả hai mặt láng trơn màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng.

Như vậy, vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoài sắc màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc màu vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng.

Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: Ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ sáu. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ  như bông bandhujìvaka màu đỏ, như lụa Ba La Nại, cả ai mặt láng trơn, màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ.

Như vậy, vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ.

Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: Ta biết, ta thấy. Ðó là thắng xứ thứ bảy. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng  như sao mai Osadhi màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng  như lụa Ba La Nại, cả hai mặt láng trơn, màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng.

Như vậy, vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng.

Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: Ta biết, ta thấy. Ðó là thắng thứ tám.

Này các Tỳ Kheo, có tám thắng xứ này.

Cái này là tối thượng, này các Tỳ Kheo, trong tám thắng xứ này, tức là có người tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng màu trắng, hình sắc màu trắng, ánh sáng trắng.

Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: Ta biết, ta thấy. Này các Tỳ Kheo, có những chúng sanh có tưởng như vậy.

Ðối với các chúng sanh có tưởng như vậy, này các Tỳ Kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại.

Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy.

Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nó gì đối với hạ liệt.

Này các Tỳ Kheo, có bốn con đường này.

Thế nào là bốn?

Con đường khổ thắng tri chậm. Con đường khổ thắng tri mau.

Con đường lạc thắng tri chậm. Con đường lạc thắng tri mau.

Này các Tỳ Kheo, có bốn con đường này. Cái này là tối thượng, này các Tỳ Kheo, trong bốn con đường này, tức là con đường lạc thắng tri mau. Này các Tỳ Kheo, có những chúng sanh thực hành như vậy.

Ðối với các chúng sanh thực hành như vậy, này các Tỳ Kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại.

Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy.

Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.

Này các Tỳ Kheo, có bốn tưởng này.

Thế nào là bốn?

Có người tưởng tri có hạn lượng.

Có người tưởng tri đại hành.

Có người tưởng tri vô lượng.

Có người tưởng tri Vô sở hữu xứ, nghĩ rằng: Không có sự vật gì.

Này các Tỳ Kheo, có bốn tưởng này.

Các này là tối thượng, này các Tỳ Kheo, trong bốn tưởng này, tức là có người tưởng tri vô sở hữu xứ, nghĩ rằng:

Không có sự vật gì. Này các Tỳ Kheo có những chúng sanh có tưởng như vậy.

Ðối với các chúng sanh có tưởng như vậy, này các Tỳ Kheo, có sự đổi khác, có sự biến thoại.

Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy.

Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.

Cái này là tối thượng, này các Tỳ Kheo, trong các thành kiến của các dị học, tức là:

Nếu ta không có trong lúc ấy, thời nay đã không có của ta.

Nếu ta sẽ không có, thời sẽ không có của ta.

Với người có tri kiến như vậy, này các Tỳ Kheo, có thể chờ đợi như sau:

Sự không nhàm chán này đối với hữu sẽ không có đối với người ấy.

Sự nhàm chán này đối với hữu diệt sẽ không có đối với người ấy.

Này các Tỳ Kheo, có những chúng sanh có tri kiến như vậy.

Ðối với chúng sanh có tri kiến như vậy, này các Tỳ Kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại.

Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy.

Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với các hạ liệt.

Này các Tỳ Kheo, có một số Sa Môn, Bà La Môn tuyên bố thanh tịnh là mục đích tối thắng.

Cái này là tối thượng, này các Tỳ Kheo, trong các vị tuyên bố thanh tịnh là mục đích tối thắng, tức là sự vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ, sự chứng đạt và an trú Phi tưởng phi tưởng xứ.

Họ Thuyết Pháp để thắng tri cái ấy, để giác ngộ cái ấy.

Này các Tỳ Kheo, có những chúng sanh có nói như vậy.

Này các Tỳ Kheo, đối với các chúng sanh có nói như vậy, có sự đổi khác, có sự biến hoại.

Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy.

Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì với các hạ liệt.

Này các Tỳ Kheo, có một số Sa Môn, Ba La Môn tuyên bố hiện tại Niết Bàn là mục đích tối thắng.

Cái này là tối thượng, này các Tỳ Kheo, trong các vị tuyên bố hiện tại Niết Bàn là mục đích tối thắng, tức là sau khi như thật sự tập khởi, sự chấm dứt vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly của sáu xúc xứ, được giải thoát không có chấp thủ.

Này các Tỳ Kheo, ta là người đã nói như vậy, đã tuyên bố như vậy.

Và một số Sa Môn, Ba La Môn xuyên tạc ta với điều không thật là phi hữu, trống không, nói láo, nói rằng: Sa Môn Gotama không tuyên bố sự liễu tri các dục, không tuyên bố sự liễu tri các sắc, không tuyên bố sự liễu tri các thọ.

Và này các Tỳ Kheo, ta tuyên bố sự liễu tri các dục, ta tuyên bố sự liễu tri các sắc, ta tuyên bố sự liễu tri các thọ, ta tuyên bố ngay trong hiện tại sự vô dục, tịch diệt, thanh lương không chấp thủ, Bát Niết Bàn.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần