Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Một - Phẩm Lợi ích - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG MƯỜI
MƯỜI PHÁP
PHẨM MỘT
PHẨM LỢI ÍCH
PHẦN MỘT
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika.
Rồi Tôn Giả A Nan Đà đi đến Thế Tôn.
Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn Giả A Nan Đà bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, các thiện giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
Này A Nan Đà, các Thiện giới có ý nghĩa không có hối tiếc, có lợi ích không có hối tiếc.
Nhưng bạch Thế Tôn, không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
Này A Nan Đà, không có hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.
Bạch Thế Tôn, nhưng hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
Này A Nan Đà, hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.
Nhưng bạch Thế Tôn, hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
Này A Nan Đà, hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.
Nhưng bạch Thế Tôn, khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
Này A Nan Đà, khinh an có ý nghĩa an lạc, có ích lợi an lạc.
Nhưng bạch Thế Tôn, an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
Này A Nan Đà, an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.
Nhưng bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
Này A Nan Đà, định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.
Nhưng bạch Thế Tôn, như thật tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
Này A Nan Đà, như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.
Nhưng bạch Thế Tôn, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
Này A Nan Đà, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.
Như vậy, này A Nan Đà, các Thiện giới có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc, không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.
Hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích khinh an. Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc. An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.
Ðịnh có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.
Như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.
Nhàm chán ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.
Như vậy, này A Nan Đà, các Thiện giới thứ lớp dẫn tới tối thượng.
Như vậy, này A Nan Đà, các Thiện giới thứ lớp đưa đến tối thượng.
Nghĩ Với Dụng Ý.
Này các Tỳ Kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không cần phải làm với dụng ý rằng: Mong rằng không hối tiếc sẽ sanh khởi nơi ta. Pháp nhĩ là vậy, này Tỳ Kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không hối tiếc sanh khởi.
Này các Tỳ Kheo, với người không hối tiếc, không cần phải làm với dụng ý rằng: Mong rằng hân hoan sẽ sanh khởi nơi ta. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỳ Kheo, với người có không hối tiếc, hân hoan sanh khởi.
Này các Tỳ Kheo, với người có hân hoan, không cần phải làm với dụng ý rằng: Mong rằng hoan hỷ sẽ sanh khởi nơi ta.
Pháp nhĩ là vậy, này các Tỳ Kheo, với người có hoan hỷ, không cần phải làm với dụng ý rằng: Mong rằng thân ta được khinh an. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỳ Kheo, với người có ý hoan hỷ, thân được khinh an.
Này các Tỳ Kheo, với người có thân khinh an, không cần phải làm với dụng ý rằng: Mong rằng ta cảm thọ an lạc. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỳ Kheo, với người có thân khinh an, an lạc được cảm thọ.
Này các Tỳ Kheo, với người có an lạc, không cần phải làm với dụng ý: Mong rằng tâm ta được thiền định. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỳ Kheo, với người có an lạc, tâm được Thiền định.
Này các Tỳ Kheo, với người có thiền định, không cần phải làm với dụng ý: Mong rằng ta biết, ta thấy như thật. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỳ Kheo, người có tâm thiền định, biết và thấy như thật. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỳ Kheo, người có tâm thiền định, biết và thấy như thật.
Này các Tỳ Kheo, người biết và thấy như thật, không cần phải làm với dụng ý: Mong rằng ta sẽ nhàm chán, ta sẽ ly tham Pháp nhĩ là vậy, này các Tỳ Kheo, người biết và thấy như thật, nhàm chán và ly tham.
Này các Tỳ Kheo, người nhàm chán, ly tham không cần phải làm với dụng ý: Mong rằng ta sẽ chứng ngộ giải thoát tri kiến. Pháp nhĩ là vậy, này các Tỳ Kheo, người nhàm chán, ly tham, chứng ngộ giải thoát tri kiến.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, nhàm chán lý tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến. Như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.
Định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi như thật tri kiến.
An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.
Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc.
Hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.
Hân hoan có ý nghĩa hỷ, có lợi ích hỷ.
Không nuối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan, các thiện giới có ý nghĩa không nuối tiếc, có lợi ích không hối tiếc.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, các pháp khiến cho các pháp khác tăng thịnh. Các pháp khiến các pháp khác viên mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Quán Phật Tam Muội Hải - Phẩm Một - Sáu Ví Dụ
Phật Thuyết Kinh đại Thừa đại Tập địa Tạng Thập Luân - Phẩm Bảy - Phẩm Phước điền Tướng - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Tâm - Kinh Thọ Pháp
Phật Thuyết Kinh đại Bát Niết Bàn - Phẩm Hai Mươi Ba - Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Sáu - Phẩm Bảy - Phẩm Bình đẳng
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Con Rùa