Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười Một - Mười Một Pháp - Phẩm Một - Phẩm Y Chỉ - Phần Một - Có Lợi ích Gì

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

MƯỜI MỘT PHÁP  

PHẨM MỘT

PHẨM Y CHỈ  

PHẦN MỘT

CÓ LỢI ÍCH GÌ  

Rồi Tôn Giả A Nan Đà đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, Tôn Giả A Nan Đà bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, các thiện giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

Có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc.

Nhưng bạch Thế Tôn, không hối tiếc có ý nghĩa gì?

Có lợi ích gì?

Này A Nan Đà, không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.

Bạch Thế Tôn, nhưng hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

Này A Nan Đà, hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.

Nhưng bạch Thế Tôn, hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

Này A Nan Đà, hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.

Nhưng bạch Thế Tôn, khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

Này A Nan Đà, khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc.

Nhưng bạch Thế Tôn, an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

Này A Nan Đà, an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.

Nhưng bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

Này A Nan Đà, định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.

Nhưng bạch Thế Tôn, như thật tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

Này A Nan Đà, như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, có lợi ích nhàm chán.

Nhưng bạch Thế Tôn, nhàm chán có ý nghĩa gì, có lợi ý gì?

Này A Nan Đà, nhàm chán có ý nghĩa ly tham, có lợi ích ly tham.

Nhưng bạch Thế Tôn, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

Này A Nan Đà ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.

Như vậy, này A Nan Đà, các thiện giới có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc. Không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.

Hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ. Hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an. Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc.

An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định. Ðịnh có ý nghĩa gì như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến. Như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, có lợi ích nhàm chán.

Nhàm chán có ý nghĩa ly tham, có lợi ích ly tham. Ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến. Như vậy, này A Nan Đà, các thiện giới thứ lớp dẫn đến tối thượng. Nghĩ với dụng ý.

Giống như Kinh trên, chương mười pháp, nhàm chán ly tham, chia nên thành pháp. Sở y, do Bậc Ðạo Sư Thuyết.

Tương tự Kinh trên, chương mười pháp, nhàm chán ly tham, chia  nên thành pháp. Sở y, do Tôn Giả Sariputta Thuyết.

Tương tự Kinh trên, chương mười pháp, chỉ khác nibbidà viràgatthà, nhàm chán ly tham, chia  nên thành pháp. Sở y, do Tôn Giả A Nan Đà Thuyết.

Tương tự Kinh trên, chương mười pháp, chỉ khác nibbidà viràgatthà, nhàm chán ly tham, chia  nên thành pháp.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần