Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Năm - Năm Pháp - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Hiềm Hận - Phần Mười - Bhaddaji
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG NĂM
NĂM PHÁP
PHẨM MƯỜI BẢY
PHẨM HIỀM HẬN
PHẦN MƯỜI
BHADDAJI
Một thời, Tôn Giả Ananda trú ở Kosambì, tại khu vườn Ghosita. Rồi Tôn Giả Bhaddaji đi đến Tôn Giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Tôn Giả Ananda nói với Tôn Giả Bhaddaji đang ngồi một bên.
Thưa Hiền Giả Bhaddaji, cái gì là tối thượng trong những điều được thấy?
Cái gì là tối thượng trong những điều được nghe?
Cái gì là tối thượng trong các lạc?
Cái gì là tối thượng trong những điều được tưởng?
Cái gì là tối thượng trong các hữu?
Thưa Hiền Giả, có Phạm Thiên, là bậc tối thắng Tự thắng, là bậc vô địch, bậc biến nhãn, tự tại đối với tất cả loại hữu tình. Thấy Phạm Thiên là tối thượng trong những điều được thấy.
Thưa Hiền Giả, có Chư Thiên Quang Âm tràn đầy và biến mãn an lạc.
Khi nào và chỗ nào họ thốt lên lời cảm hứng ngữ: Ôi sung sướng thay! Ôi sung sướng thay! Ai nghe tiếng ấy, có là sự nghe tối thượng.
Thưa Hiền Giả, có Chư Thiên Biến Tịnh, họ sống thoải mái trong tịch tịnh, họ cảm giác lạc thọ. Ðây là lạc tối thượng. Thưa Hiền Giả, có Chư Thiên đạt được Vô sở hữu xứ. Ðây là tưởng vô thượng.
Thưa Hiền Giả, có Chư Thiên đạt được Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là hữu tối thượng. Lời nói của Tôn Giả Bhaddaji, đây là lời của quần chúng.
Tôn Giả Ananda là vị nghe nhiều. Tôn Giả Ananda hãy nói lên. Vậy này Hiền Giả Bhaddaji, hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.
Thưa vâng, Hiền Giả.
Tôn Giả Bhaddaji vâng đáp Tôn Giả Ananda.
Tôn Giả Ananda nói như sau:
Khi người ta nhìn, này Hiền Giả, không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là sự thấy tối thượng.
Khi người ta nghe không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là sự nghe tối thượng.
Khi người ta cảm giác lạc thọ không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là an lạc tối thượng.
Khi người ta cảm tưởng không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là tưởng tối thượng.
Khi người ta hiện hữu không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là hữu tối thượng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Niết Bàn - Phẩm Hai Mươi Năm - Phẩm Kiều Trần Như - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Chín - Phẩm Hành Nghiệp
Phật Thuyết Kinh Bảo Nữ Sở Vấn - Phẩm Sáu - Phẩm Mười Loại Lực
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh điện đường - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Sáu Mươi Mốt - Pháp Hội Vô Tận ý Bồ Tát - Phần Mười Một