Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Sáu - Sáu Pháp - Phẩm Bốn - Phẩm Chư Thiên - Phần Mười Hai - Tôn Giả Nagita
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG SÁU
SÁU PHÁP
PHẨM BỐN
PHẨM CHƯ THIÊN
PHẦN MƯỜI HAI
TÔN GIẢ NAGITA
Như vậy tôi nghe!
Một thời Thế Tôn đang bộ hành giữa các người Kosala, cùng với đại chúng Tỳ Kheo đi đến một làng Bà La Môn tên là Icchànangala.
Tại đấy, Thế Tôn trú ở Icchànangala, trong khóm rừng Icchànangala.
Các Bà La Môn gia chủ ở Icchànangala được nghe: Tôn Giả Gotama là Thích Tử, xuất gia từ gia đình họ Thích, đã đến Icchànangala, trú ở Icchànangaka trong khóm rừng Icchànagala.
Về Tôn Giả Gotama ấy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi: Ðây là Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ Thế Giới này cùng với Thiên Giới, Phạm Thiên Giới, với chúng Sa Môn, Bà La Môn, các loài Trời và người. Sau khi đã chứng ngộ, Ngài tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ, Ngài thuyết pháp điều Ngài đã chứng ngộ.
Ngài Thuyết Pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch.
Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A La Hán như vậy. Rồi các Bà La Môn Gia Chủ ở Icchànangala, sau khi đêm ấy đã mãn, cầm theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm, đi đến khóm rừng Icchànangala, sau khi đến, đứng ở ngoài cổng vào, cao tiếng và lớn tiếng.
Lúc bấy giờ, Tôn Giả Nàgita là thị giả của Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn bảo Tôn Giả Nàgita: Này Nàgita, những ai đã cao tiếng và lớn tiếng như những người đánh cá đang giết hại cá?
Các người ấy, bạch Thế Tôn, là các Bà La Môn Gia Chủ trú ở Icchànangala đang đứng ở khu viên cổng ngoài, đem theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm cho Thế Tôn và Chúng Tăng.
Này Nàgita, ta không có liên hệ gì với danh vọng và danh vọng không có liên hệ gì với ta, Này Nàgita, những ai tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, mà ta đã tìm được không khó khăn, tìm được không mệt nhọc, tìm được không phí sức, hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc.
Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy chấp nhận! Thiện Thệ hãy chấp nhận! Nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Bà La Môn Gia Chủ ở thị trấn và ở Quốc Độ cũng sẽ đi đến với tâm hướng về cúng dường. Ví như Trời mưa nặng hột, và nước được chảy tùy theo chiều dốc.
Cũng vậy, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Bà La Môn Gia Chủ ở thị trấn và ở Quốc Độ cũng sẽ đi đến, với tâm hướng về cúng dường.
Vì cớ sao?
Bạch Thế Tôn do vì giới hạnh và trí tuệ của Thế Tôn! Này Nàgita, ta không có liên hệ gì với danh vọng và danh vọng không có liên hệ gì với ta. Này Nàgita, những ai tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc mà ta đã tìm được không khó khăn, tìm được không mệt nhọc, tìm được không phí sức, hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc.
Ở đây, này Nàgita, ta thấy một Tỳ Kheo ngồi thiền định tại trú xứ ở cuối làng.
Này Nàgita, về vị ấy, ta suy nghĩ như sau: Nay có người coi khu vườn hay người Sa Di phá phách vị Tỳ Kheo này, làm cho vị này xuất khỏi thiền định. Do vậy, này Nàgita, ta không có hoan hỷ với trú xứ của vị ấy. Ở đây, này Nàgita, ta thấy một Tỳ Kheo đang ngồi ngủ ngục ở trong rừng.
Này Nàgita, ta suy nghĩ về vị ấy như sau: Nay vị Tỳ Kheo này, sau khi đoạn trừ ngủ nghỉ và mệt nhọc, sẽ tác ý tưởng về rừng đạt được nhất tâm. Do vậy, nầy Nàgita, ta hoan hỷ với trú xứ tại rừng của Tỳ Kheo ấy. Ở đây, này Nàgita, ta thấy Tỳ Kheo sống ở rừng, ngồi không thiền định trong rừng.
Này Nàgita, đối với vị ấy, ta suy nghĩ: Nay Tỳ Kheo này sẽ thiền định được tâm không thiền định, hay sẽ bảo vệ tâm đã được thiền định. Do vậy, này Nàgita.
Ta hoan hỷ về trú xứ tại rừng của Tỳ Kheo ấy. Ở đây, này Nàgita, ta thấy Tỳ Kheo sống ở rừng ngồi với tâm thiền định ở rừng.
Này Nàgita, đối với vị ấy, ta suy nghĩ: Nay Tỳ Kheo này sẽ giải thoát, tâm chưa được giả thoát hay sẽ bảo vệ tâm sẽ được giải thoát. Do vậy, này Nàgita, ta hoan hỷ về trú xứ tại rừng của Tỳ Kheo ấy.
Ở đây, này Nàgita, ta thấy Tỳ Kheo sống ở cuối làng, nhận được vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thích thú với các lợi dưỡng, cung kính, danh văn ấy, bỏ phế thiền tịnh, bỏ phế các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng, đi xuống làng, thị trấn, Kinh Đô để lo nuôi sống.
Do vậy, này Nàgita, ta không có hoan hỷ về trú xứ cuối làng của Tỳ Kheo ấy. Ở đây, này Nàgita, ta thấy Tỳ Kheo sống ở rừng nhận được các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng chận đứng các lợi dưỡng, cung kính, danh văn ấy, không bỏ phế thiền tịnh, không bỏ phế các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng.
Do vậy, này Nàgita, ta hoan hỷ về trú xứ tại rừng của Tỳ Kheo ấy. Nhưng khi ta đang bước đi trên con đường, trước mặt, ta không thấy ai. Sau lưng, ta không thấy ai. Trong khi ấy, ta cảm thấy an ổn, này Nàgita, cho đến vấn đề đi đại, tiểu tiện.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Phật Bổn Hạnh - Phẩm Mười Năm - Phẩm Không đồng ý A Lan
Phật Thuyết Kinh Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn - Phẩm Sáu Mươi - Phẩm điểm Dược Thành Tựu
Phật Thuyết Kinh Phật Bổn Hạnh - Phẩm Mười Ba - Phẩm Vua Bình Sa Thưa Hỏi
Phật Thuyết Kinh Trì Tâm Phạm Thiên Sở Vấn - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Chư Thiên Khen Ngợi