Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bổ Lũ đê Ca - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH BỔ LŨ ĐÊ CA
PHẦN MỘT
Tôi nghe như vậy!
Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, tại nước Xá Vệ. Bấy giờ Tôn Giả Xá Lợi Phất đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên.
Khi ấy, Thế Tôn vì Tôn Giả Xá Lợi Phất thuyết nhiều pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui xong, Đức Phật im lặng. Tôn Giả Xá Lợi Phất sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu đảnh lễ dưới chân rồi đi.
Lúc ấy, có xuất gia ngoại đạo tên Bổ Lũ Đê Ca trên đường đi lại, hỏi Tôn Giả Xá Lợi Phất: Ngài từ đâu lại?
Xá Lợi Phất đáp: Này Hỏa chủng, tôi từ chỗ Thế Tôn, nghe Đại Sư nói pháp, dạy dỗ, rồi tới đây.
Bổ lũ để ca hỏi Tôn Giả Xá Lợi Phất: Đến nay vẫn còn chưa dứt sữa, vẫn theo Đại Sư nghe Thuyết Pháp, thọ lãnh pháp chăng?
Xá Lợi Phất đáp: Này Hỏa chủng, tôi không dứt sữa, vẫn ở nơi Đại Sư nghe thuyết pháp, thọ lãnh pháp.
Bổ lũ đề ca nói với Tôn Giả Xá Lợi Phất: Tôi đã dứt sữa từ lâu, xả bỏ những gì thầy đã truyền dạy.
Xá Lợi Phất nói: Pháp của ông là pháp luật được diễn thuyết một cách tệ hại, được giác ngộ một cách tệ hại. Chẳng phải là pháp xuất ly, chẳng phải là đạo Chánh Giác, là pháp hư hoại, chẳng phải pháp đáng để khen ngợi, chẳng phải pháp đáng để y chỉ.
Lại nữa, vị thầy kia không phải là bậc Đẳng Chánh Giác, cho nên ông nhanh chóng dứt bỏ sữa, lìa bỏ giáo pháp của thầy. Ví như con bò sữa, cộc cằn hung dữ, dịch sữa lại ít. Nghé con bú sữa xong vội vã bỏ đi. Cũng vậy, pháp luật như vậy được diễn thuyết một cách tệ hại, được giác ngộ một cách tệ hại.
Chẳng phải là pháp xuất ly, chẳng phải là đạo Chánh Giác, là pháp hư hoại, chẳng phải pháp đáng để khen ngợi, chẳng phải pháp đáng để y chỉ.
Lại nữa, vị thầy ấy không phải là bậc Đẳng Chánh Giác, cho nên ông nhanh chóng lìa bỏ giáo pháp mà thầy ông đã dạy. Pháp mà tôi có là chánh pháp luật, là thiện giác, là xuất ly, là đạo Chánh Giác, chẳng hoại, đáng để khen ngợi, đáng để y chỉ.
Lại nữa, Đại Sư của tôi là bậc Đẳng Chánh Giác, cho nên từ lâu được uống dòng sữa của Ngài, được nghe Đại Sư dạy dỗ chánh pháp, ví như con bò sữa không cộc cằn hung dữ, lại có nhiều dịch sữa.
Nghé con của nó uống sữa lâu mà không chán. Pháp của tôi cũng vậy, là chánh pháp luật cho đến từ lâu đã được nghe và lãnh thọ giáo pháp.
Khi ấy, Bổ Lũ Đê Ca nói với Xá Lợi Phất: Tôn Giả chóng được thiện lợi nơi chánh pháp luật cho đến từ lâu đã được nghe và lãnh thọ giáo pháp. Xuất gia ngoại đạo Bổ Lũ Để Ca nghe những gì Xá Lợi Phất nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ, lên đường mà đi.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Nương đại Thừa
Phật Thuyết Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô Tướng - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Như Lai Thần Lực
Phật Thuyết Kinh đại Tập Pháp Môn - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Phật Bổn Hạnh - Phẩm Mười Hai - Phẩm Xa Nặc
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Bốn - Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp - Kinh Thủ Trưởng Giả
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Lộc Nữu - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Một - Phẩm Vô Thường - Tập Bốn