Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Do Nhân Gì

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH DO NHÂN GÌ  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở giảng đường Trùng Các, bên ao Di Hầu, tại nước Tỳ Xá Ly.

Bấy giờ, có một Tỳ Kheo đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên, bạch Phật: Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề Hoàn Nhân được gọi là Thích Đề Hoàn Nhân?

Phật bảo Tỳ Kheo: Thích Đề Hoàn Nhân xưa kia, khi làm người, hành thí nhiệt thành, bố thí cho Sa Môn, Bà La Môn, người bần cùng khốn khổ, người đi đường, người đi ăn xin, bằng các thứ đồ ăn, thức uống, tiền của, thóc gạo, lụa là, hoa hương, vật dụng trang nghiêm, giường nằm, đèn đuốc. Vì có khả năng làm như vậy, nên gọi là Thích Đề Hoàn Nhân.

Tỳ Kheo lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề Hoàn Nhân được gọi là Phú Lan Đà La?

Phật bảo Tỳ Kheo: Thích Đề Hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, thường hay hành thí y phục, đồ ăn thức uống, cho đến đèn đuốc. Vì những nhân duyên này, nên gọi là Phú Lan Đà La.

Tỳ Kheo lại bạch Phật: Nhân gì, duyên gì mà được gọi là Ma Già Bà?

Phật bảo Tỳ Kheo: Thích Đề Hoàn Nhân khi còn làm người tên là Ma Già Bà, do đó Ma Già Bà là tên cũ của Thích Đề Hoàn Nhân.

Tỳ Kheo lại bạch Phật: Nhân gì, duyên gì mà lại có tên là Bà Sa Bà?

Phật bảo Tỳ Kheo: Thích Đề Hoàn Nhân xưa kia khi còn là người luôn luôn đem áo bà tiên hòa bố thí, cúng dường, vì nhân duyên này nên Thích Đề Hoàn Nhân có tên Bà Sa Bà.

Tỳ Kheo lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề Hoàn Nhân lại có tên là Kiều Thi Ca?

Phật bảo Tỳ Kheo: Thích Đề Hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, là người dòng họ Kiều Thi. Vì nhân duyên này, nên Thích Đề Hoàn Nhân lại có tên là Kiều Thi Ca.

Tỳ Kheo hỏi Phật: Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề Hoàn Nhân được gọi là Xá Chỉ Bát Đê?

Phật bảo Tỳ Kheo: Nữ A Tu La Xá chỉ là đệ nhất thiên hậu của Thiên Đế Thích. Cho nên Đế Thích được gọi là Xá Chỉ Bát Đê.

Tỳ Kheo lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề Hoàn Nhân lại có tên là Thiên Nhãn?

Phật bảo Tỳ Kheo: Thích Đề Hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, thông minh trí tuệ, ngồi một chỗ mà suy nghĩ cả ngàn thứ nghĩa, xem xét, cân nhắc. Vì nhân duyên này nên Thiên Đế Thích còn gọi là Thiên Nhãn.

Tỳ Kheo lại bạch Phật: Nhân gì, duyên gì mà Thích Đề Hoàn Nhân còn có tên là Nhân Đề Lợi?

Phật bảo Tỳ Kheo: Thiên Đế Thích kia đối với Cõi Trời Tam Thập Tam là Vua, là chủ. Vì nhân duyên này nên Thiên Đế Thích được gọi là Nhân Đề Lợi.

Phật lại bảo Tỳ Kheo: Song Thích Đề Hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, thọ trì bảy thứ thọ, vì nhân duyên này nên được làm Thiên Đế Thích.

Những gì là bảy thọ?

Thích Đề Hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, phụng dưỡng cha mẹ cho đến hành thí. Đó là bảy thứ thọ, vì nhân duyên này nên được làm Thiên Đế Thích.

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Nói đầy đủ như trên.

Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường