Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Học - Phần Bảy
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH HỌC
PHẦN BẢY
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hơn hai trăm năm mươi giới, cứ mỗi nửa tháng, lại thuyết Ba La Đề Mộc Xoa. Nếu thiện nam tử tự theo ý muốn của mình mà học, ta nói cho ba học. Nếu học ba học này, thì sẽ tóm thâu được tất cả các học giới.
Những gì là ba?
Đó là tăng thượng giới học, tăng thượng ý học, tăng thượng tuệ học.
Thế nào là tăng thượng giới học?
Tỳ Kheo thiên trọng nơi giới, giới tăng thượng. Không thiên trọng nơi định, định không tăng thượng. Không thiên trọng nơi tuệ, tuệ không tăng thượng. Đối với từng phần từng phần giới vi tế, cho đến nên giữ gìn học giới.
Nếu Tỳ Kheo biết như vậy, thấy như vậy, đoạn ba kết là thân kiến, giới thủ, nghi. Và tham, nhuế, si đã mỏng, thành tựu nhất chủng đạo.
Ở vào địa vị này chưa phải là Đẳng Giác, nên gọi là Tư Đà Hoàn, hay gọi là gia gia, gọi là thất hữu, gọi là tùy pháp hành, gọi là tùy tín hành. đó gọi là tăng thượng giới học.
Thế nào là tăng thượng ý học?
Tỳ Kheo thiên trọng giới, giới tăng thượng. Thiên trọng định, định tăng thượng. Không thiên trọng tuệ, tuệ không tăng thượng. Đối với từng phần từng phần giới vi tế cho đến thọ trì học giới. Nếu Tỳ Kheo biết như vậy, thấy như vậy, đoạn được năm hạ phần kết, là thân kiến, giới thủ, nghi, tham dục, sân nhuế.
Nếu đoạn trừ được năm hạ phần này có thể được Trung Bát Niết Bàn. Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng Giác, thì được Sanh Bát Niết Bàn. Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng Giác, thì được vô hành Bát Niết Bàn.
Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng Giác, thì được hữu hành Bát Niết Bàn. Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng Giác, thì được Thượng lưu Bát Niết Bàn. Đó gọi là tăng thượng ý học.
Thế nào là tăng thượng tuệ học?
Tỳ Kheo thiên trọng giới, giới tăng thượng. Thiên trọng định, định tăng thượng. Thiên trọng tuệ, tuệ tăng thượng. Tỳ Kheo biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục hữu lậu, tâm giải thoát hữu hữu lậu, tâm giải thoát vô minh hữu lậu. Giải thoát tri kiến, ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa. Đó gọi là tăng thượng tuệ học.
Sau khi Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Cam Lộ
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Bảy - Pháp Hội Mặc Giáp Trang Nghiêm - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Phật đảnh Quảng Tụ đà La Ni - Phẩm Mười Chín - Phẩm Chú Sư Tự Trước Chú Tác
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thất đạo Phẩm - Phần Hai