Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Na Lê Ca
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH NA LÊ CA
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật ở trong Tinh Xá Phồn Kỳ Ca tại Tụ Lạc Na Lê Ca.
Bấy giờ ở đây có nhiều người qua đời.
Lúc ấy, có các Tỳ Kheo đắp y mang bát vào Tụ Lạc Na Lê Ca khất thực, nghe tin ở Tụ Lạc Na Lê Ca các Ưu Bà Tắc Kế Ca Xá, Ni Ca Tra, Khư Lăng Ca La, Ca Đa Lê Sa Bà, Xà Lộ, Ưu Ba Xà Lộ, Lê Sắc Tra, A Lê Sắc Tra, Bạt Đà La, Tu Bạt Đà La, Da Xá, Da Du Đà, Da Xá, Uất Đa La tất cả đều qua đời tại đây.
Sau khi nghe rồi trở về Tinh Xá cất y bát rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: Sáng sớm số đông các Tỳ Kheo chúng con vào Tụ Lạc Na Lê Ca khất thực, nghe tin Ưu Bà Tắc Kế Ca Xá và nhiều người qua đời.
Bạch Thế Tôn, những người này sau khi qua đời, họ sẽ sanh về nơi nào?
Phật bảo các Tỳ Kheo: Kế Ca Xá và những người kia, đã đoạn năm hạ phần kết, đắc A Na Hàm, vào Bát Niết Bàn ở trên Trời, không sanh lại cõi này nữa.
Các Tỳ Kheo bạch Phật: Bạch Thế Tôn, lại có hơn hai trăm năm mươi vị Ưu Bà Tắc đã qua đời. Lại có năm trăm Ưu Bà Tắc tại Tụ Lạc Na Lê Ca này qua đời. Tất cả đều dứt hết năm hạ phần kết, đắc A Na Hàm, vào Bát Niết Bàn ở trên Cõi Trời kia, không còn sanh trở lại đời này nữa.
Lại có hơn hai trăm năm mươi vị Ưu Bà Tắc qua đời đều dứt hết ba kết, tham, nhuế và si mỏng, đắc Tư Đà Hàm, sẽ chịu một lần sanh, mới rốt ráo thoát khổ.
Tại Tụ Lạc Na Lê Ca này lại có năm trăm Ưu Bà Tắc qua đời tại Tụ Lạc Na Lê Ca này, đã dứt hết ba kết, đắc Tu Đà Hoàn, không còn đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh Giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người rốt ráo thoát khổ.
Phật bảo các Tỳ Kheo: Các ông theo người này qua đời, người kia qua đời mà hỏi, thì thật là phiền nhọc. Chẳng phải là điều Như Lai muốn đáp. Phàm có sanh thì có tử, có gì là lạ.
Dù Như Lai có ra đời hay chẳng ra đời, thì pháp tánh vẫn thường trụ, điều đó Như Lai tự chứng tri, thành Đẳng Chánh Giác, hiển bày, diễn nói, phân biệt, chỉ dạy, rằng: Cái này có nên cái kia có. Cái này khởi nên cái kia khởi. Vì duyên vô minh nên có hành, cho đến vì duyên sanh nên có già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não và khổ ấm tích tập như vậy.
Vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sanh diệt thì già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não diệt và khổ ấm bị diệt như vậy. Nay Ta sẽ vì các ông nói về Kinh Pháp Kính. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói.
Thế nào là Kinh Pháp Kính?
Thánh Đệ Tử có bất hoại tịnh đối với Phật, có bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới. Đó gọi là Kinh Pháp Kính.
Sau khi Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Hai - Hai Pháp - Phẩm Tám - Phẩm Tướng
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Chín - Trưởng Lão Ni Kệ - Phẩm Một - Tập Một Kệ
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Ba Mươi Ba - Phẩm Ngoại đạo
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Phổ Siêu Tam Muội - Phẩm Mười - Phẩm Quyết Nghi - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh Thánh Tối Thắng đà La Ni
Phật Thuyết Kinh Nhất Kế Tôn đà La Ni
Phật Thuyết Kinh Diệu Cát Tường Bình đẳng Tối Thượng Quán Môn đại Giáo Vương - Phần Mười
Hành trình ngàn dặm, khởi đầu dưới bước chân
Phật Thuyết Kinh Pháp Luân Không Thoái Chuyển - Phẩm Bốn - Phẩm Nêu Rõ Hành Tướng Hai Thừa