Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Nhuận Trạch - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH NHUẬN TRẠCH
PHẦN MỘT
Kinh kế này cũng nói như trên, nhưng có một vài sai biệt: Thánh đệ tử như vậy có bốn thứ phước đức thấm nhuần, thiện pháp thấm nhuần. Nếu đem công đức ra để so sánh, nhiếp thọ, thì không thể so sánh là được bao nhiêu phước quả, bao nhiêu quả, bao nhiêu phước quả đã tích tập. Nhưng chúng được kể là rất nhiều phước lợi, điều đó được cho là sự tích tụ phước đức lớn.
Thí như hợp lưu của năm con sông: Hằng hà, Da Bồ Na, Tát La Do, Y La Bạt Đề, Ma Hê. Nước hiệp lưu các con sông này dù có dùng trăm bình, ngàn bình, trăm ngàn vạn bình cũng không thể nào đong lường được, vì nước này quá nhiều, điều đó được cho là sự hợp tụ các dòng nước lớn.
Cũng vậy Thánh đệ tử đã thành tựu bốn thứ công đức thấm nhuần, nên không thể đo lường được phước đức của họ là nhiều hay ít, vì sự nhiều phước của họ được hiểu là do sự tích tụ nhiều thứ công đức lớn.
Cho nên các Tỳ Kheo phải học như vậy: Ta sẽ thành bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh Giới.
Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Biển lớn nhiều tốt lành,
Sạch mình, sạch vật khác.
Sâu rộng mà lặng trôi,
Gồm đầy trăm dòng nước.
Tất cả các sông rạch,
Đều quy về biển lớn.
Nơi các loài nương sống.
Thân này cũng như vậy,
Tu công đức thí, giới.
Nơi trăm phước quy về.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một