Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Phóng Túng
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH PHÓNG TÚNG
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ, có các Tỳ Kheo ở Câu Tát La du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng, nói năng cười giỡn suốt ngày, tâm tán loạn không định được, buông thả các căn, chạy theo sáu cảnh.
Lúc ấy Thiên Thần ở trong rừng này thấy những Tỳ Kheo này không thu nhiếp oai nghi, tâm không vui nói kệ:
Trước đây chúng đệ tử
Chánh mạng của Cù Đàm,
Tâm vô thường, khất thực,
Vô thường, dùng giường chõng.
Quán thế gian vô thường,
Nên cứu cánh thoát khổ.
Nay có chúng khó nuôi,
Sống ở chỗ Sa Môn.
Xin ăn uống mọi nơi,
Dạo khắp hết mọi nhà.
Mong của mà xuất gia,
Không phải nguyện Sa Môn.
Tăng già lê lết phết,
Như trâu già kéo đuôi.
Bấy giờ các Tỳ Kheo nói với Thiên Thần:
Ông chán ghét chúng tôi chăng?
Lúc ấy, Thiên Thần kia lại nói kệ:
Không chỉ tên dòng họ,
Không nêu đích danh ai,
Mà nói chung chúng này,
Nêu rõ điều bất thiện.
Tướng lậu hoặc mới bày,
Phương tiện chỉ lỗi lầm.
Ai siêng năng tu tập,
Tôi quy y kính lễ.
Sau khi được Thiên Thần nhắc nhở rồi, các Tỳ Kheo kia đều chuyên tinh tư duy, đoạn các phiền não, đắc A La Hán.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Năm - Pháp Hội Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Mười Hai - Phẩm đạo - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tà Kiến - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tín Lực Nhập ấn Pháp Môn - Phần Chín