Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thân Mạng

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH THÂN MẠNG  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở trong Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà tại thành Vương Xá. Bấy giờ có người xuất gia họ Bà Sa, đến chỗ Phật, chắp tay chào hỏi.

Chào hỏi xong ngồi lui qua một bên, bạch Phật: Thưa Cù Đàm, con có điều muốn hỏi, Ngài có thì giờ rảnh để trả lời cho không?

 Phật bảo Bà Sa xuất gia: Tùy những gì ông hỏi, ta sẽ vì ông mà nói.

Bà Sa xuất gia bạch Phật: Thế nào, thưa Cù Đàm, có phải mệnh tức là thân không?

Phật bảo Bà Sa xuất gia: Mệnh tức là thân, điều này không xác định.

Thế nào, thưa Cù Đàm, có phải là mệnh khác thân khác không?

Phật bảo Bà Sa xuất gia: Mệnh khác thân khác, điều này cũng không xác định.

Bà Sa xuất gia bạch Phật: Thế nào, thưa Cù Đàm, tôi hỏi mệnh tức thân?

Thì được trả lời, không xác định.

Hỏi: Mệnh khác thân khác?

Cũng được trả lời: Không xác định.

Sa Môn Cù Đàm, có những điều kỳ lạ gì mà khi đệ tử mệnh chung liền được xác định rằng: Người này sanh chỗ kia. Người kia sanh chỗ nọ. Các đệ tử kia, khi ở nơi này mệnh chung xả thân, liền nương theo ý sanh thân, sanh vào nơi khác.

Ngay lúc đó, chẳng phải là mệnh khác, thân khác sao?

Phật bảo Bà Sa: Đây là nói về hữu dư, chứ không nói vô dư.

Bà Sa bạch Phật: Thưa Cù Đàm, thế nào là hữu dư, chứ không nói vô dư?

Phật bảo Bà Sa: Thí như lửa, có hữu dư thì có thể cháy, chứ không phải không có hữu dư.

Bà Sa bạch Phật: Tôi thấy có lửa không có hữu dư mà cũng cháy.

Phật bảo Bà Sa: Thế nào là thấy lửa không có hữu dư mà cũng cháy?

Bà Sa bạch Phật: Thí như một đống lửa lớn bị gió lốc thổi qua, làm lửa bốc lên không trung.

Đó há không phải là lửa vô dư sao?

Phật bảo Bà Sa: Lửa được gió thổi bốc lên tức là hữu dư, chứ chẳng phải vô dư.

Bà Sa bạch Phật: Thưa Cù Đàm, lửa bay trong không, sao gọi là hữu dư?

Phật bảo Bà Sa: Lửa bay trong không trung nương gió mà trụ, nương gió mà cháy. Vì nương vào gió nên nói là hữu dư.

Bà Sa bạch Phật: Chúng sanh mạng chung ở nơi này, nương ý sanh thân, Vãng Sanh nơi khác, tại sao nói là hữu dư?

Phật bảo Bà Sa: Chúng sanh mạng chung ở nơi này, nương ý sanh thân, sanh nơi khác. Ngay lúc ấy, nhân vì ái mà thủ, nhân vì ái mà trụ, nên nói là hữu dư.

Bà Sa bạch Phật: Chúng sanh vì ái lạc nên hữu dư, vì nhiễm đắm nên hữu dư. Chỉ có Thế Tôn mới đạt vô dư này mà thành Đẳng Chánh Giác.

Thưa Sa Môn Cù Đàm, thế gian nhiều duyên sự, xin phép được cáo từ!

Phật bảo Bà Sa: Ông tự biết đúng lúc. Bà Sa xuất gia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, ra về.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường