Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Uất đê Ca - Phần Hai

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH UẤT ĐÊ CA  

PHẦN HAI  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở trong Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà tại thành Vương Xá.

Bấy giờ có xuất gia ngoại đạo tên là Uất Đê Ca đến chỗ Phật, cùng Thế Tôn chào hỏi, an úy xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: Thưa Cù Đàm! Thế nào, Cù Đàm, thế gian hữu biên chăng?

Phật bảo Uất Đê Ca: Điều này không xác định.

Uất Đê Ca bạch Phật: Thế nào Cù Đàm, thế gian vô biên chăng?

Vừa hữu biên vừa vô biên chăng?

Chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên chăng?

Phật bảo Uất Đê Ca: Điều này không xác định.

Uất Đê Ca bạch Phật: Thế nào, thưa Cù Đàm.

Hỏi: Thế gian hữu biên chăng?

Được trả lời, không xác định.

Thế gian vô biên chăng?

Thế gian vừa hữu biên vừa vô biên chăng?

Chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên chăng?

Được trả lời: Không xác định. Thưa Cù Đàm, vậy những pháp nào có thể được xác định.

Phật bảo Uất Đê Ca: Là bậc Tri giả, Trí giả, ta vì các đệ tử mà xác định về đạo, để cho chân chánh diệt tận khổ, rốt ráo biên tế khổ.

Uất Đê Ca bạch Phật: Như thế nào Cù Đàm vì các đệ tử mà xác định về đạo, để cho chân chánh diệt tận khổ, rốt ráo biên tế khổ.

Tất cả thế gian, hay chỉ một phần ít, từ con đường này mà xuất?

Bấy giờ Thế Tôn im lặng không đáp. Qua hai, ba lần hỏi, Phật cũng hai, ba lần im lặng không đáp.

Lúc ấy, Tôn Giả A Nan đang cầm quạt đứng hầu sau Phật.

Tôn Giả bảo xuất gia ngoại đạo Uất Đê Ca: Ban đầu ông đã hỏi nghĩa này. Nay lại hỏi theo cách nói khác, cho nên Thế Tôn không ký thuyết. Này Uất Đê Ca, nay tôi sẽ vì ông mà nói thí dụ. Phàm người trí mà nghe thí dụ thì sẽ hiểu.

Ví như Quốc Vương có thành lũy bao quanh bốn bề kiên cố. Đường giao thông bằng phẳng và chỉ có một cửa. Người đứng giữ cửa lại là một người thông minh, sáng suốt, thường khéo đoán xét.

Bên ngoài có người đến, nếu người đáng vào thì cho phép vào. Người không đáng vào thì không cho phép. Khắp chu vi vòng thành, muốn tìm cửa thứ hai cũng không thể được.

Ngay đến lỗ ra vào của chó mèo cũng không, huống chi là cửa thứ hai. Người giữ cửa thành kia cũng không biết rõ người vào kẻ ra là ai, nhưng người này biết tất cả người ra hay vào chỉ từ cửa này, chứ không phải nơi nào khác.

Cũng vậy, Thế Tôn tuy không dụng tâm để biết rõ tất cả chúng sanh thế gian, hay chỉ một phần ít, từ con đường này xuất. Nhưng biết chúng sanh hết khổ, cứu cánh biên tế khổ, tất cả đều từ đạo này mà xuất. Sau khi xuất gia ngoại đạo Uất Đê Ca nghe những gì Phật nói, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường