Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Học Tam Minh - Phần Hai

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH VÔ HỌC TAM MINH   

PHẦN HAI  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, tại nước Xá Vệ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Bậc vô học có ba minh.

Những gì là ba?

Túc mạng trí chứng thông của bậc vô học, sanh tử trí chứng thông của bậc vô học, lậu tận trí chứng thông của bậc vô học.

Thế nào là túc mạng chứng trí thông của bậc vô học?

Thánh đệ tử biết tất cả sự từ những đời trước. Từ một đời đến trăm, ngàn, vạn, ức đời.

Cho đến số kiếp thành hoại rằng: Các đời sống trước của ta và chúng sanh, có những tên như vậy, sanh ra như vậy, dòng họ như vậy, ăn như vậy, chịu khổ vui như vậy, tuổi thọ dài như vậy, sống lâu như vậy, chịu giới hạn như vậy.

Ta và chúng sanh chết ở chỗ này, sanh ra chỗ khác. Chết chỗ khác sanh ra chỗ này, có hành như vậy, nhân như vậy, tín như vậy. Tất cả các việc đã trải qua trong đời sống trước đều biết rõ ràng. Đó gọi là Trí túc mạng chứng minh.

Thế nào là sanh tử trí chứng minh?

Thánh đệ tử, bằng Thiên nhãn thanh tịnh vượt qua đối với mắt người, thấy các chúng sanh lúc chết, lúc sanh, đẹp, xấu, thượng sắc, hạ sắc, theo nghiệp mà thọ sanh vào đường ác.

Biết như thật rằng như chúng sanh này thành tựu thân ác hành, thành tựu miệng, ý ác hành, hủy báng Thánh Nhân, tà kiến, nhận lãnh tà pháp. Do nhân duyên này sau khi thân hoại mạng chung sanh vào trong đường ác địa ngục.

Chúng sanh này do thành tựu thân thiện hành, thành tựu miệng, ý thiện hành, không hủy báng Thánh Nhân, đã thành tựu chánh kiến, nên sau khi thân hoại mạng chung sanh vào trong đường Trời, người. Đó gọi là trí sanh tử chứng minh.

Thế nào là lậu tận trí chứng minh?

Thánh đệ tử biết như thật, đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là khổ diệt đạo.

Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục hữu lậu, tâm giải thoát hữu hữu lậu, tâm giải thoát vô minh lậu, với giải thoát tri kiến, biết rằng: Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa. Đó gọi là lậu tận chứng trí minh.

Sau đó, Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Quán sát biết đời trước,

Thấy Trời sanh đường ác.

Các lậu sanh tử hết,

Là minh của Mâu Ni.

Tâm ấy được giải thoát

Tất cả những tham ái.

Ba nơi đều thông suốt,

Nên gọi là ba minh.

Sau khi Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường