Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Xúc - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH XÚC
PHẦN MỘT
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật ở tại Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà, nơi thành Vương Xá.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Ta đã nói về nội xúc pháp, các ông có bắt nắm không?
Bấy giờ, có một Tỳ Kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, cúi đầu lễ dưới chân Phật, chắp tay bạch Phật: Bạch Thế Tôn, pháp nội xúc được nói, con đã bắt nắm rồi.
Lúc Tỳ Kheo này ở trước Phật tự mình xác nhận như vậy, nhưng dù là như vậy Thế Tôn vẫn tỏ vẻ không hài lòng. Bấy giờ, Tôn Giả A Nan đang đứng phía sau cầm quạt hầu Phật.
Phật bảo A Nan: Nội xúc pháp theo như pháp luật của bậc Thánh, khác với những điều Tỳ Kheo này nói.
A Nan, bạch Phật: Nay thật đúng lúc, cúi xin Thế Tôn vì các Tỳ Kheo mà nói về nội xúc pháp trong pháp luật của Hiền Thánh. Các Tỳ Kheo nghe xong sẽ lãnh thọ, thực hành.
Phật bảo A Nan: Này, A Nan, lành thay!
Các Tỳ Kheo hãy lắng nghe, suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.
Này các Tỳ Kheo, khi nắm bắt nội xúc pháp, nên tư duy như vậy: Có nhiều loại khổ khác nhau của chúng sanh.
Khổ này do cái gì là nhân, cái gì là tập, cái gì sanh, cái gì xúc?
Lúc nắm bắt như vậy, nên biết cái khổ này do nhân là ức ba đề, tập là ức ba đề, sanh bởi ức ba đề, chuyển hiện ức ba đề.
Lại nữa, này các Tỳ Kheo, với nội xúc pháp, lại nữa, ức ba đề do cái gì là nhân, cái gì là tập, cái gì sanh, cái gì chuyển hiện?
Vị ấy, trong khi nắm bắt, biết rằng, ức ba đề do ái là nhân, ái là tập, do ái mà sanh, do ái mà chuyển hiện.
Lại nữa này các Tỳ Kheo, khi nắm bắt nội xúc pháp, nên biết ái do cái gì là nhân, cái gì là tập, cái gì sanh, cái gì chuyển hiện?
Khi nắm như vậy, thì nên biết rằng sắc được thế gian quan niệm là đẹp đẽ. Ở nơi sắc này, ái sanh khi sanh nơi đó, ái hệ lụy khi hệ lụy nơi đó, ái cư trú khi cư trú nơi đó.
Nếu các Sa Môn, Bà La Môn nào, đối với sắc được thế gian quan niệm là đẹp đẽ, mà khởi tưởng là thường, tưởng là hằng, tưởng an ổn, tưởng không bệnh.
Tưởng là ngã, là ngã sở, thì ở nơi sắc này ái càng tăng trưởng. Khi ái đã tăng trưởng thì ức ba đề tăng trưởng. Ức ba đề tăng trưởng thì khổ tăng trưởng.
Nếu khổ tăng trưởng thì chắc chắn sẽ không giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Ta nói người này đối với khổ không giải thoát.
Ví như ao nước trong mát ở bên đường, đầy đủ hương vị, có người lén lấy chất độc bỏ vào ao. Tháng nắng mùa xuân, người đi đường bị gió nóng làm bức khát, tranh nhau muốn đến uống nước.
Có người nói rằng: Này các anh, đây là ao nước trong mát, đầy đủ hương vị sắc màu, nhưng trong ấy có chất độc, các anh chớ uống. Nếu uống vào các anh sẽ chết, hoặc sẽ bị khổ như sắp chết.
Những người khát nước này không tin lời, cứ uống. Tuy được vị ngon, nhưng trong chốc lát lại bị chết, hoặc bị khổ đến gần chết.
Cũng vậy, các Sa Môn, Bà La Môn nào, đối với sắc được thế gian quan niệm là đẹp đẽ, mà khởi tưởng là thường, tưởng là hằng, tưởng an ổn, tưởng không bệnh.
Tưởng là ngã, là ngã sở, chi tiết như trên, cho đến sẽ không giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.
Nếu các Sa Môn, Bà La Môn nào đối với sắc đẹp đẽ được thế gian quan niệm là đẹp đẽ, mà quán sát như bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như giết hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã, thì đối với ái này chắc chắn được dứt lìa.
Vì ái lìa nên ức ba đề lìa, ức ba đề lìa nên khổ lìa, khổ đã lìa nên sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não lìa.
Ví như bên đường có ao nước trong mát, đầy đủ hương vị, có kẻ lén dùng chất độc bỏ vào trong nước. Tháng nắng mùa xuân, người đi đường bị gió nóng làm bức khát, tranh nhau muốn đến uống nước.
Có người nói rằng: Này các anh, đây là ao nước trong mát, đầy đủ hương vị sắc màu, nhưng trong ấy có chất độc, các anh chớ uống. Nếu uống vào các anh sẽ chết, hoặc sẽ bị khổ như sắp chết.
Những người kia nghĩ thầm: Nước này có chất độc, nếu ta uống vào thì sẽ chết, hoặc bị khổ đến gần chết. Thôi ta cố chịu khát, ăn đỡ cơm khô, không dám uống nước.
Cũng như vậy, Sa Môn, Bà La Môn nào đối với sắc được thế gian quan niệm là đẹp đẽ, mà quán sát như bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như giết hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã, cho đến… sẽ giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.
Vì vậy, này A Nan, đối với pháp này thấy như vậy, nghe như vậy, cảm nhận như vậy, nhận thức như vậy. Đối với quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng theo như đạo lý này nên quán sát như vậy.
Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Cha Con Gặp Nhau - Phẩm Mười Ba - Thọ Ký Bảo Anh Lạc Thiên
Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới - Phần Năm - đức Phật kết Răn
Phật Thuyết Kinh Diệu Pháp Thánh Niệm Xứ - Phần Mười Bảy
Phật Thuyết Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Phẩm Mười Một - Phẩm đắc đạo Rồi Có Còn đau Khổ Không?
Phật Thuyết Kinh đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Quảng đại Thành Tựu Du Già - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Ba Mươi Bảy - Phẩm Lục Trọng - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm đa Văn
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Bốn - Phẩm Hai Mươi Chín - Phẩm Tùy Thuận