Phật Thuyết Kinh Thất Câu đê Phật Mẫu Chuẩn đề đại Minh đà La Ni - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Kim Cương Trí, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THẤT CÂU ĐÊ PHẬT MẪU
CHUẨN ĐỀ ĐẠI MINH ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Kim Cương Trí, Đời Đường
PHẦN BA
Nói Pháp Tưởng chữ của Đà La Ni an bày ở thân:
Án OṂ tưởng an trên đầu
Màu sắc trắng như trăng
Tỏa nơi vô lượng quang
Trừ diệt tất cả chướng
Liền đồng Phật Bồ Tát
Xoa trên đỉnh người ấy
Chữ Chiết Ca an hai mắt
Màu sắc như Nhật Nguyệt
Chiếu soi các ngu ám
Hay phát Thâm Tuệ
Minh ánh sáng Tuệ thâm sâu
Chữ Lệ LE an trên cổ
Màu như Lưu Ly cam
Hay hiển các sắc tướng
Dần đủ Trí Như Lai
Chữ Chủ CU tưởng an tim
Màu sắc như trắng sáng
Giống như tâm thanh tĩnh
Mau đạt đạo bồ đề
Chữ Lệ LE an hai vai
Màu vàng như Kim Sắc
Do quán sắc tướng ấy
Hay mặc giáp tinh tiến
Chữ Chuẩn CUṄ tưởng trong rốn
Màu trắng vàng màu nhiệm
Mau khiến lên Đạo Trường
Được Bồ Đề Bất Thoái
Chữ Đề DHE an hai đùi
Màu sắc như vàng lợt
Mau chứng đạo bồ đề
Được ngồi Tòa Kim Cương
Sa Phộc SVĀ hai bắp chân
Dạng ấy màu vàng đỏ
Thường hay tưởng chữ ấy
Mau được chuyển pháp luân
Chữ Ha HĀ hai bàn chân
Màu sắc như trăng đầy
Hành Giả tác tưởng đó
Mau được đạt viên tịch
Như vậy Bố Tự an bày chữ tưởng niệm xong
Liền thành Chuẩn Đề Thắng Pháp Môn
Cũng là Bản Tôn Chân Thật Tướng
Hay diệt các tội, được cát tường
Giống như tụ Kim Cương bền chắc
Gọi là Chuẩn Đề Thắng Thượng Pháp
Nếu thường tu hành y như thế
Nên biết người ấy mau Tất Địa Siddhi: Thành Tựu.
Khế thứ hai mươi mốt: Đệ Nhị Căn Bản Khế.
Tướng của Khế đó là: Đưa hai tay hướng vào bên trong cùng cài chéo nhau. Kèm dựng thẳng hai ngón trỏ, hai ngón cái, liền thành.
Diệu Ngôn là:
Nam Mô táp đá nẫm, tam miệu tam bột đà, câu đê nam.
Đát diệt tha: Án Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, sa phộc ha.
Tụng bảy biến, đưa Khế lên đỉnh đầu bung tán.
Khế thứ hai mươi hai: Kết Phụng Sổ Châu Khế.
Tướng của Khế đó là: Trước tiên lấy Sổ Châu Tràng hạt để trong hai lòng bàn tay, liền để ngang trái tim rồi chắp hai tay lại.
Tụng Căn Bản Đà La Ni lúc trước ba biến, đem tràng hạt đội trên đỉnh đầu, liền tác.
Bả Sổ Châu Khế để Tĩnh Châu Làm cho tràng hạt thanh tịnh.
Khế thứ hai mươi ba: Bả Sổ Châu Khế.
Tướng của Khế đó là: Hai ngón vô danh, hai ngón cái đều vịn trên hạt châu, hai tay cùng cách nhau khoảng một thốn 1/3 dm, bung mở các ngón còn lại rồi hơi co lại, liền thành.
Tụng Tĩnh Sổ Châu Diệu Ngôn là:
Án Vi lô già na, a ma la, sa phộc ha.
Tĩnh Sổ Châu xong. Tự tâm tưởng trong miệng của Thất Câu Đê Phật Mẫu tuôn ra văn tự của Thất Câu Đê Đà La Ni, mỗi một chữ phóng tỏa ánh sáng ngũ sắc nhập vào trong miệng của Hành Giả rồi an trong vành trăng ngay trái tim của mình, xoay chuyển theo bên phải đặt bày.
Liền tụng Căn Bản Đà La Ni một biến, dùng ngón vô danh phải lần qua một hạt châu, cứ thế giáp vòng trở lại hạt ban đầu, chẳng gấp chẳng chậm, chẳng được cao giọng. Nên xưng chữ rõ ràng mà tự nghe được chữ an bày trên thân với Bản Tôn đã quán.
Niệm tụng Ký Số. Ở trong một niệm và tu một thời, quán thấy chẳng được khiếm khuyết khiến tâm tán loạn. Nếu quán niệm mệt mỏi thì tùy sức niệm tụng hoặc một ngàn, hai ngàn, ba ngàn, bốn ngàn cho đến năm ngàn biến. Thường lấy một số làm hạn định. Nếu có duyên sự, cũng chẳng được giảm số dưới một trăm lẻ tám biến. Đây gọi là thanh niệm tụng. Nếu cầu giải thoát sẽ mau ra khỏi sinh tử.
Tác Tam Ma Địa Quán Hạnh này thì không có ký không có số. Người niệm liền tưởng trái tim của mình có một mặt trăng đầy rất ư thanh tĩnh, trong ngoài rõ ràng. Đem chữ Án để trong tâm mặt trăng. Đem các chữ Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, sa phộc ha.
Từ phía trước chuyển theo bên phải, thứ tự giáp vòng an bày Luân Duyên. Thành thật quán đế quán nghĩa của mỗi một chữ, đem tâm tương ứng chẳng được khác biệt.
Nói Nghĩa Bố Tự của Tam Ma Địa Quán Niệm.
Án Tự Môn có nghĩa là Lưu Chú chẳng sinh diệt. Lại ở tất cả pháp làm nghĩa tối thắng.
Chiết Tự Môn Ở tất cả các pháp làm nghĩa vô hành không có lưu chuyển.
Lệ Tự Môn ở tất cả pháp làm nghĩa vô tướng không có tướng.
Chủ Tự Môn ở tất cả pháp làm nghĩa vô khởi trụ không có khới trụ.
Lệ Tự Môn ở tất cả pháp làm nghĩa vô cấu không có bợn nhơ.
Chuẩn Tự Môn ở tất cả pháp làm nghĩa Vô Đẳng Giác.
Đề Tự Môn ở tất cả pháp làm nghĩa vô thủ xả không có lấy, không có bỏ.
Sa phộc Tự Môn ở tất cả pháp làm nghĩa bình đẳng vô ngôn thuyết.
Ha Tự Môn ở tất cả pháp làm nghĩa vô nhân tịch tịnh vô trụ Niết Bàn.
Đã nói nghĩa của chữ. Tuy lập văn tự đều là nghĩa không có văn tự. Để không có văn tự nên đế quán mỗi một nghĩa tướng, vòng quanh rồi lại bắt đầu, không có ký không có số, chẳng được cắt đứt đoạn tuyệt.
Chẳng cắt đứt là nghĩa Tối Thắng lưu chú chẳng sinh chẳng diệt. Do nghĩa tối thắng chẳng sinh chẳng diệt cho nên là vô hành. Vì nghĩa vô hành cho nên là vô tướng. Vì nghĩa vô tướng cho nên là vô khởi trụ.
Vì nghĩa vô khởi trụ cho nên là Vô Đẳng Giác. Vì nghĩa vô Đẳng Giác cho nên là vô thủ xả. Vì nghĩa vô thủ xả cho nên là bình đẳng vô ngôn thuyết. Vì nghĩa bình đẳng vô ngôn thuyết cho nên là vô nhân tịch tịnh vô trụ Niết Bàn. Vì nghĩa tịch tịnh vô trụ Niết Bàn cho nên là bất sinh bất diệt tối thắng vô đoạn tuyệt, vòng quanh rồi lại bắt đầu. Đây gọi là Tam Ma Địa Niệm Tụng.
Nói Pháp Chuẩn Đề Cầu Nguyện Quán Tưởng:
Nếu cầu vô phân biệt nên quán vô phân biệt vô ký niệm.
Nếu cầu vô tướng vô sắc nên quán văn tự vô văn tự niệm.
Nếu cầu pháp môn không hai bất nhị pháp môn nên quán hai cánh tay.
Nếu cầu bốn vô lượng nên quán bốn cánh tay.
Nếu cầu sáu thông nên quán sáu cánh tay.
Nếu cầu tám Thánh đạo nên quán tám cánh tay.
Nếu cầu mười Ba la mật, viên mãn mười địa nên quán mười cánh tay.
Nếu cầu Như Lai Phổ Biến Quảng Địa nên quán mười hai cánh tay.
Nếu cầu mười tám Pháp Bất Cộng nên quán mười tám cánh tay. Liền quán pháp như tượng vẽ.
Nếu cầu ba mươi hai tướng nên quán ba mươi hai cánh tay.
Nếu cầu tám mươi bốn ngàn pháp môn nên quán tám mươi bốn cánh tay.
Quán Niệm như trên sẽ vào Nhất Thiết Như Lai Tam Ma Địa Thậm Thâm Phương Quảng Bất Tư Nghị Địa, là chính niệm xứ, là chính chân như, là chính giải thoát.
Niệm Tụng Quán Hạnh xong. Muốn ra khỏi Đạo Trường, lại nên y theo thứ tự trước.
Liền kết Thủ Khế của nhóm: Thiêu hương, đăng minh, ẩm thực, cúng dường, sám hối, tùy hỷ, phát nguyện.
Liền kết Đệ Nhất Căn Bản Khế lúc trước, tụng Căn Bản Đà La Ni bảy biến rồi bung Ấn trên đỉnh đầu.
Lại kết Xa Lộ Khế lúc trước, đưa hai ngón cái hướng ra ngoài, bật đầu ngón giữa ba lần, tụng Diệu Ngôn là:
Án Đổ lô, đổ lô, Sa phộc ha.
Tụng ba biến.
Lại kết Nghinh Thỉnh Ấn lúc trước. Đem ngón cái hướng ra ngoài, mở ba lần liền thành Tống Thánh Giả Hoàn Bản Cung.
Diệu Ngôn là:
Án Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, nghiệt xa nghiệt xa, bà nga phộc để, sa phộc bá nẫm, bố ná, a yết la nga, ma na gia, sa phộc ha.
Liền kết Ngoại Hỏa Viện Đại Giới Khế lúc trước, tụng A Tam Ma Kỳ Nễ Diệu Ngôn, chuyển bên trái ba lần liền thành.
Liền kết ba Bộ Tam Ma Gia Khế, đều tụng Diệu Chân Ngôn một biến liền xong, tùy ý ra khỏi Đạo Trường, tùy ý Kinh Hành. Đọc tụng Đại Bát Nhã hoặc Hoa Nghiêm, hoặc Vô Biên Môn, hoặc Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Niết Bàn, Kinh Luận Đại Thừa…suy tư, tụng, nói hoặc đem ấn Tháp Tượng Thất Câu Đê Phật, dùng ấn bùn thơm, trên cát, trên giấy… tùy ý nhiều ít.
Nếu niệm tụng có công đức như cảnh giới đã nói trong Kinh, mỗi mỗi biết thứ tự thật rõ ràng.
Muốn tác mọi loại phương pháp của nhóm Phiến Để Ca Śāntika: Tức tai hoặc vì tự thân hoặc vì người khác liền dốc lòng y theo pháp mà tác niệm tụng. Nếu muốn tức tai trừ tất cả quỷ thần và được thông minh, trường thọ, cầu giài thoát.
Liền ở trong Đạo Trường, hướng mặt về phương Bắc, chéo hai bắp chân dựng thẳng đầu gối mà ngồi. Quần áo, thức ăn uống, hương, hoa, đèn, đuốc, đất đều dùng màu trắng. Từ ngày mồng một đến ngày mồng tám của tháng, một ngày ba thời niệm tụng với pháp của nhóm Hộ Ma. Nếu Niệm Tụng thời trước tiên tụng Căn Bản Đà La Ni bảy biến xong, sau đó chỉ tụng từ chữ Án.
Diệu Ngôn là:
Án Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề ban cho họ tên của mình hay người khác trừ tai nạn, sa phộc ha.
Nói Pháp Bố Sắt Trí Ca Puṣṭika: Tăng Ích. Nếu muốn cầu tăng trưởng năm thông, Chuyển Luân, mọi loại Bảo Tạng, Bố Xa Luân, Kiếm, Hiền Bình, Như Ý Bảo, An Thiện Na, Ngu Lý Ca, Gương, Búa, Sợi dây, Tam Cổ Xoa… tất cả tài bảo, cỏ thuốc… cầu Pháp thành tựu.
Thân mặc áo vàng, hướng mặt về phương Đông, ngồi Kiết Già. Mọi thứ cúng dường như hương, hoa, thức ăn uống, quả trái, đèn đuốc, đất… đều dùng màu vàng. Từ ngày mồng tám đến ngày mười năm của tháng, mỗi ngày ba thời niệm tụng, làm việc Hộ Ma, niệm tụng như trước.
Diệu Ngôn là:
Án Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề ban cho họ tên… sở cầu như ý, sa phộc ha.
Nói Pháp Phạt Thí Ca La Noa Vaśikaraṇa: Kính Ái.
Nếu muốn hô triệu tất cả hàng Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Người, Phi Nhân… thì nên tác pháp này. Thân mặc áo đỏ, hướng mặt về phương Tây, ngồi theo thế Hiền Tọa. Hương, hoa, thức ăn uống, quả trái, đèn đuốc, đất… đều dùng màu đỏ. Từ ngày mười sáu đến ngày hai mươi ba, mỗi ngày ba thời niệm tụng, tác pháp Hộ Ma.
Diệu Ngôn là:
Án Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề.
Vì con nhiếp triệu vị Thần tên là… thành tựu nguyện của con, sa phộc ha.
Nói Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca Abhicāruka: Giáng Phục nếu muốn giáng phục tất cả quỷ thần với Người, Trời… là tổn hoại Tam Bảo, chúng sinh có nhiệu tội nghiệp chướng nặng, kẻ khó điều phục … hay khiến phát tâm bồ đề, tu các nghiệp lành thì nên khởi tâm từ bi mà tác pháp này.
Thân mặc áo xanh, hướng mặt về phương Nam, tác Tông Cứ Tọa chéo ống chân ngồi xổm ống chân phải đè ống chân trái. Dùng hương, hoa, thức ăn uống, quả trái, đất… đều là màu xanh đen. Từ ngày hai mươi ba đến ngày cuối tháng, mỗi ngày ba thời niệm tụng, tác pháp Hộ Ma.
Diệu Ngôn là:
Án Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, hồng, phát tra.
Tác Pháp xong, niệm tụng như thường.
Nói Pháp Vẽ Tượng Thất Câu Đê Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Lấy lụa trắng thanh tịnh chư bị cắt, loại bỏ tóc người. Họa Sư thọ tám Giới Tế, chẳng dùng keo nấu bằng da thú để hòa màu sắc, mọi thứ trang nghiêm thân ấy. Từ eo trở xuống mặc áo trắng, áo trên có hoa. Lại thân khoác áo ngoài thiên y bằng lụa mịn màng mỏng nhẹ. Dùng đai ngũ sắc cột eo, mây sắc đỏ sáng sớm quấn quanh thân, cổ tay đeo xuyến bằng vỏ ốc trắng, cánh tay đeo vòng xuyến dùng bảy báu trang nghiêm.
Trên mỗi một tay đeo Chỉ Hoàn cái nhẫn. Thân có mười tám tay, mặt có ba mắt. Hai tay bên trên tác tướng thuyết pháp.
Bên phải: Tay thứ hai thí vô úy, tay thứ ba cầm cây Kiếm, tay thứ tư cầm tràng hạt.
Tay thứ năm cầm quả Vĩ Nhạ Bố La Ca Bīja pūraka: Đường gọi là Tử Mãn Quả, nơi này không có chỉ Tây Tạng mới có, tay thứ sáu cầm cây búa, tay thứ bảy cầm móc câu.
Tay thứ tám cầm Bạt Chiết La Vajra: Chày Kim Cương, tay thứ chín cầm vòng hoa báu Bảo Man.
Bên trái: Tay thứ hai cầm cây phướng báu Như Ý, tay thứ ba cầm hoa sen, tay thứ tư cầm bình Táo Quán, tay thứ năm cầm sợi dây, tay thứ sáu cầm bánh xe, tay thứ bảy cầm vỏ ốc Loa tay thứ tám cầm Hiền Bình, tay thứ chín cầm rương Kinh Bát Nhã Ba La Mật.
Phía dưới Bồ Tát làm ao nước. Trong ao có hai vị Long Vương Nāga rāja là Nan Đà Nanda và Ô Bạt Nan Đà Upananda cùng nâng cuống hoa sen, ở trên hoa sen an Chuẩn Đề Bồ Tát Cuṅdhe Bodhisatva. Vòng tròng chung quanh Tượng ấy an lửa rực sáng.
Tượng ấy tác con mắt thương xót nhìn xuống. Hành Giả ngồi ngay bên dưới, tay cầm lò hương, hướng mặt lên trên nhìn Bồ Tát. Ở phía trên Bồ Tát vẽ hai vị Tĩnh Cư Thiên. Tượng pháp như vậy, xong.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật đa - Phẩm Sáu - Phẩm Tịnh Giới Ba La Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Hai Mươi Chín - Phẩm Song Yếu - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Ca Ma - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Năm Mươi Sáu - Phẩm Mộng Hành
Phật Thuyết Kinh đại Tát Già Ni Kiền Tử Sở Thuyết - Phẩm Một - Phẩm Tựa