Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Chín - Phẩm đà La Ni Công đức Nghi Quỹ - Tập Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM CHÍN
PHẨM ĐÀ LA NI CÔNG ĐỨC NGHI QUỸ
TẬP BA
Thế Tôn! Nay con lại nên nói Niệm Tụng, Quỹ Nghi, Pháp Tắc. Phàm Kim Cương A Xà Lê muốn làm điều gì thì trước tiên đối với chúng sinh khởi tâm từ bi.
Nếu có quốc thổ bị hạn hán kháng dương: Khí dương cực thịnh không có mưa. Kim Cương A Xà Lê đến chỗ ao Rồng lớn có hoa sen, hoặc bờ sông, hoặc lại ao nhỏ… nên kết đại giới, hoặc tứ phương giới giới bốn phương.
Hoặc tứ ngung giới giới bốn góc, kết hộ thân mình ở chỗ này làm Đàn. Trên Đàn tô vẽ vị Long Vương có bảy đầu, rải mọi loại hoa, đốt mọi loại hương, hương xoa bôi, hương bột, vòng hoa, vật dụng, mọi loại cúng dường. Bốn mặt của đàn trường treo phan màu xanh, dựng cây phướng màu đỏ.
Nên dùng cốc mạch, mè, đại mạch, lạp đạp tử?
Bạc, vàng, tiền… ném vào trong ao Rồng. Nhiễu quanh bốn mặt theo bên phải, chắp tay lễ bái dùng làm cúng dường.
Tiếp theo, chuẩn bị thức ăn uống dùng để cúng dường là: Lạc váng sữa đặc, mật, bơ, cháo sữa, cơm gạo tẻ màu trắng, mọi loại ăn uống… chuyển đọc Kinh Đại Khổng Tước Vương, khởi tâm đại bi, pháp Thệ Nguyện lớn, vì các chúng sinh cầu tuôn mưa ngọt.
Làm pháp này xong, nếu chẳng tuôn mưa xuống thì nên dùng Phẫn Nộ Tôn Đà La Ni niệm tụng gia trì thì Ta Kim Cương Thủ sẽ tự đi đến, dùng chày Kim Cương chỉ hướng vào đầu Rồng khiến cho vị ấy kinh sợ. Thời Rồng trong mây cung kính chắp tay tuôn mưa nhỏ nhiệm tràn khắp, thấm đẫm… Rồng cũng vui vẻ, chỉ trừ chúng sinh có nghiệp quyết định thì chẳng thể tuôn mưa ngọt, ngoài ra đều ứng với tâm.
Khi niệm tụng thời ăn ba thức ăn màu trắng là: Sữa, lạc với gạo tẻ trắng… tụng mười vạn biến liền được thành tựu.
Nếu mưa quá nhiều liền tụng Chỉ Vũ Ngưng Mưa Đà La Ni là:
Án a mật lật đê để hồng để sắt tra sa phộc hạ.
Tụng Đà La Ni này bảy biến xong, hoặc dùng bình bát, hoặc cái bình, cái vại… chứa đầy hoa thục quỳ. Đem nhóm bát, bình… đổ úp trên mặt đất, liền tạnh mưa ngay.
Nếu oán địch ở phương khác đi đến xâm nhiễu, nên tụng Đà La Ni này là:
Nam Mô la đát nẵng đát la gia dã Án a mật lật đa phộc nhật lý, a mật lật đê hồng nghiệt xa, nghiệt xa duệ tha tô khư tam muội dã ma nô tam mạt la sa phộc hạ.
Đốt An Tất Hương, đem hoa để trong lòng bàn tay, tác Kim Cương Hợp Chưởng, tụng Chân Ngôn này rồi rải hoa bốn hướng thì oán tặc lui tan.
Nếu bên trong quốc thổ có tất cả tại nạn, các quỷ thần ác lưu hành dịch độc gây hại cho con người, súc vật với oán địch ở phương khác đến xâm nhiễu thì nên làm Cực Đại Uy Đức Phẫn Nộ Vương Kim Cương Thủ, Cam Lộ Quân Trà Lợi Kim Cương… cười ha hả. Cần yếu là pháp thắng bí mật tâm, cũng lấy các gai độc dùng lửa thiêu đốt, niệm tụng mà làm Hộ Ma, ắt tai nạn như bên trên thảy đều tiêu diệt.
Nếu muốn hiệu nghiệm, trước tiên tụng Chân Ngôn đủ mười vạn biến, liền được Tất Địa.
Nếu muốn biết trước việc thiện ác, tốt xấu, quyết định, chẳng quyết định… thì cần phải tụng Đà La Ni này là:
Nam Mô la đát nẵng đát la gia dã Nam mô thủy chiến noa phộc chiết la bả nẵng duệ ma hạ dược khất xoa tê na bát đái duệ ế man vật đình dã bát la khất xoa mính sa mính vật đình dã tam một lý đình dã đổ Án a mật lật đê phát đát nễ dã tha chiến nê, chiến nê ấn nê mẫn nê tăng yết lại ma mẫn nê a vĩ xa, kiểu nỉ bátla vĩ xa, kiểu nỉ a tất mẫn a ngu sắt tra mạn trà lý bát phiến nỗ na la ca na lý ca nễ vĩ na chước sô sái a bế đổ ma nỗ sơn chước sô nhập miên chước sô bả la phộc đa dã đổ hệ na hột lý đan duệ tả hột lý đan duệ đát la tất tha bỉ đan đát tát vãn nại lý sái dã sa phộc hạ.
Tiếp theo nói Quỹ Nghi Trì Niệm.
Trước tiên, Kim Cương A Xà Lê dùng Cồ Ma Di Gomayi: Phân bò xoa tô thành các Đàn vuông vức. Dùng sữa, lạc, bột làm Nễ Dã A Lạc Đa chứa đầy trong cái bát nhỏ oản rồi để ở bốn góc của Đàn, bốn góc để đèn, sau đó rải thoa, đốt An Tất Hương.
Hoặc ở trong cây kiếm, hoặc cái gương, hoặc bức tường, hoặc ngón tay, hoặc lòng bàn tay, hoặc cây đèn, hoặc Tượng Phật, hoặc thủy tinh, hoặc Đàn, hoặc trong Lưu Ly xứng với sự mong muốn của tâm để nhìn thấy việc thiện ác.
Nên dùng Đồng Nam, hoặc có Đồng Nữ thân không có vết sẹo, trong sạch không có lỗi lầm, tắm gội thân thể, mặc áo trắng, tụng Chân Ngôn này dùng gia trì thì Ta Kim Cương Thủ sẽ đến chỗ ấy, tự hiện thân, tùy theo chỗ hỏi việc của ba đời thì thảy đều nói rõ, tùy theo tâm nghi hoặc thảy đều đoạn trừ.
Nếu người bị Quỷ Mỵ dựa vào gây điên loạn thì nên dùng cành dương với cành Thạch Lựu, dùng Chân Ngôn bên trên gia trì bảy biến, đốt An Tất Hương, vẽ hình tượng của Quỷ Thần ấy ở mặt đất. Khiến Đồng Tử lúc trước cầm nhóm cành dương đánh quất vào lưng, bụng của hình tượng Quỷ Thần đã tô vẽ ấy, thời người bệnh kia như bị quất vào thân, kêu gào khóc lóc, cúi đầu cầu cứu, từ nay trở đi vĩnh viễn chẳng dám đi đến nữa.
Thời A Xà Lê khiến Quỷ lập lời thề: Nếu đi đến lần nữa, nguyện cho tôi với quyến thuộc bị diệt chết không còn sót. Quỷ lập lời thề sau này chẳng đi đến nữa thì người bệnh được bình phục. Chẳng phải là chỉ trừ khử bệnh mà mọi loại việc thù thắng do sức Tổng Trì này đều được xứng tâm, thành tựu điều đã làm.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng: Lành thay! Lành thay thiện nam tử! Đà La Ni này hay cho tất cả chúng sinh thời vị lai làm lợi ích lớn, tất cả Như Lai thảy đều tùy vui. Đà La Ni này hay khiến cho chúng sinh phát tâm bồ đề, lại khiến cho tất cả ngoại đạo dị kiến thảy đều điều phục, cho các Phật pháp dùng làm con đường trước tiên.
Tùy các quốc thổ có Tổng Trì này thì đất nước không có đói khát, người dân an vui, Quốc Chủ Vua không có bệnh, không có oán địch, Phật pháp lưu thông không có các chướng ngại.
Bí Mật Chủ! Bồ Tát dùng Đà La Ni này làm chủ, che giúp thân của mình, hay cầm giữ mọi loại báu Đà La Ni, ở trong đêm tối mà làm cây đước sáng, lại dùng mọi loại Đà La Ni Môn để làm Anh Lạc trang nghiêm thân ấy.
Dùng Đà La Ni này đề làm con đường trước tiên. Dùng Đà La Ni này đề làm khí trượng, quá khứ hiện tại vị lai luôn nên nắm giữ. Dùng Đà La Ni này đề làm nhà cửa, an trụ trong ấy mà hành bố thí, thủ hộ tịnh giới, tu tập an nhẫn, siêng hành tinh tiến thiền định thâm sâu, bát nhã chiếu sáng.
Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát an trụ ở trong Đà La Ni này để thực hành bố thí?
Bí Mật Chủ! Do Bồ Tát này chẳng buông bỏ bình đẳng mà thực hành bố thí.
Ấy là: Do Đà La Ni bình đẳng cho nên bố thí bình đẳng. Do bố thí bình đẳng cho nên ta ngã bình đẳng. Do Ta bình đẳng cho nên chúng sinh bình đẳng.
Do chúng sinh bình đẳng cho nên pháp bình đẳng. Do pháp bình đẳng cho nên bồ đề bình đẳng. Do Bồ Đề bình đẳng tức Đà La Ni bình đẳng. Bồ Tát này trụ Đà La Ni hay thực hành bố thí.
Bố thí như vậy chẳng phải là tùy theo phiền não để thực hành bố thí, mà cùng với thắng nghĩa pháp tương ứng bố thí, ắt hay buông lìa tất cả phiền não, gọi là tối thắng xả, các kiến darśana: Kiến giải, tư tưởng, chủ nghĩa, chủ trương… chẳng khởi, quyến thuộc nội ngoại tất cả đều buông bỏ.
Bí Mật Chủ! Đây là an trụ Đà La Ni trụ xứ tu hành bố thí.
Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu hành tịnh giới?
Vị Bồ Tát này thấy bản tính của thân miệng ý vắng lặng mà hộ trì giới. Đối với thân miệng ý, tâm không có chỗ dính mắc, chẳng dựa vào đời này, chẳng dựa vào đời khác, chẳng dựa ở bên trong, chẳng dựa ở bên ngoài, chẳng dựa vào uẩn giới xứ, chẳng dựa vào Bồ Đề, cũng chẳng dựa vào Đà La Ni Môn, chẳng dựa vào Niết Bàn với tất cả pháp.
Hộ trì Tịnh Giới cũng chẳng nghĩ nói: Ta hay trì giới. Đây là Bồ Tát an trụ tổng trì hộ trì tịnh giới.
Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập an nhẫn?
Khi Bồ Tát này tu nhẫn nhục thời chẳng thấy thân mình, chẳng thấy chúng sinh, chẳng thấy Bổ Đặc Già La Pudgala, chẳng thấy tuổi thọ, chẳng thấy ở cái ta ātman: Ngã cùng với cái của ta mama kāra: Ngã sở. Nội tâm của Bồ Tát này thanh tịnh, chúng sinh thanh tịnh, tất cả pháp thanh tịnh. Dùng không có chỗ nương dựa vô sở y, y theo tâm thanh tịnh mà hành an nhẫn.
Khi Bồ Tát này tu an nhẫn thời không có chút pháp nào mà có thể tu tập, cũng không có chút pháp nào mà có thể tổn giảm, cũng không có chút pháp nào mà có thể tăng trưởng, cũng chẳng phải ở chút pháp nào sinh.
Cũng chẳng phải ở chút pháp nào diệt, cũng chẳng phải ở chút pháp nào tận, cũng chẳng phải ở chút vắng lặng nào, cũng chẳng phải ở tính vô ngã của chúng sinh, cũng chẳng phải ở tính vắng lặng của chúng sinh, cũng chẳng phải ở không có sợ hãi, cũng chẳng phải ở thân diệt tận, cũng chẳng phải ở ngôn ngữ tận, cũng chẳng phải ở tâm ý tận, và cũng chẳng phải ở pháp của nhóm như vậy tu tập an nhẫn.
Khi Bồ Tát này ở thân tu an nhẫn, bị người khác gây hại, chẻ bửa mỗi mỗi lóng đốt, chân tay thì nên tự quán sát thân với cỏ cây, tường vách, gạch ngói… không có khác.
Khi Bồ Tát này ở ngữ tu an nhẫn, bị người khác hủy nhục thì dùng ngôn từ khéo léo mà đáp trả lại, tự tại quán sát tính của ngôn ngữ vốn trống rỗng Śūnya: Không chẳng thể nắm giữ, thể tính vắng lặng không có chỗ trụ. Lại thể của pháp này đều chẳng đợi nhau, mỗi mỗi sát na chẳng nối tiếp nhau, cho nên như vậy quán sát tu hành an nhẫn.
Khi Bồ Tát này ở ngữ tu an nhẫn thời không có trược loạn, cũng không có cao thấp, thấy thân và tâm đều chẳng biết nhau, thấy rõ thân tâm không có chỗ trụ. Đây là Bồ Tát an trụ tổng trì tu tập an nhẫn.
Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni siêng hành tinh tiến?
Bồ Tát này vì muốn tăng trưởng các pháp thiện cho nên siêng hành tinh tiến mà quán pháp giới, chẳng thấy tăng trưởng, chẳng thấy tổn giảm, không có chút chân thật nào có thể được thành tựu, không có chút điên đảo nào có thể được hoại diệt, không có Thế Giới thành, không có Thế Giới hoại, y theo Đà La Ni Môn thanh tịnh này, quán sát các pháp cũng lại như vậy, chẳng thấy pháp thiện mà có thể tăng trưởng, chẳng thấy pháp ác mà có thể giảm diệt.
Tính của các pháp ấy không có lớn, không có nhỏ, không có chỗ trụ, đến không có chỗ theo, đi không có chỗ đến, hư vậy thấy biết tất cả các pháp. Y theo pháp như vậy trang nghiêm thân của mình, vì khiến cho chúng sinh chân thật hiểu rõ pháp điên đảo mà vì họ nói pháp.
Như vậy khi nói thời quán sát chúng sinh thật chẳng thể đắc. Do biết chúng sinh chẳng thể đắc, tức tất cả pháp cũng chẳng thể đắc.
Tại sao thế?
Vì lìa chúng sinh thì không có chút pháp nào mà có thể đắc, lìa pháp cũng không có chúng sinh có thể đắc.
Lại tính của pháp này tức là tính của ta ngã tính, tính của ta tức là tính của tất cả pháp, tính của tất cả pháp tức là tính của Phật Buddhatā: Phật tính. Vì thể của bản tính đây kia bình đẳng cho nên quán sát tìm cầu. Như vậy Phật Pháp không có chút nào có thể đắc.
Do pháp chẳng thể đắc cho nên Phật chẳng thể đắc, lại hay quán tâm còn chẳng thể đắc huống chi là pháp đã mong cầu mà sẽ có thể đắc. Bên trong nội, bên ngoài ngoại, hai tướng năng, sở đều quên… như vậy nói pháp đây là Bồ Tát an trụ tổng trì siêng hành tinh tiến.
Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập Tĩnh Lự Dhyāna: Thiền định?
Bồ Tát này nếu nhập vào các Định thì nên nhập vào thể tính bình đẳng của các Thiền, chẳng phải có thành tựu, chẳng phải không có thành tựu, quán sát các định không có tăng không có giảm, chẳng dựa theo các cảnh mà có quán sát, tỏ ngộ các Thiền định với thể tính bình đẳng của tất cả pháp, chẳng loạn, chẳng diệt, chẳng chướng ngại lẫn nhau. Đối với công đức rừng, cành của các tĩnh lự chẳng dựa vào thân cầu, chẳng dựa vào tâm cầu.
Như vậy khi nhập vào thời dựa vào thật tướng, chân tế bản thể của vũ trụ, pháp tính mà nhập vào định. Quán thể tính của chúng sinh bình đẳng, các pháp không có sinh, như vậy tương ứng tu tập nơi định. Nhập định như vậy thì tâm chẳng trụ bên trong, cũng chẳng trụ bên ngoài, cũng chẳng trụ tâm.
Bồ Tát này chẳng trụ ở thức vijñāna: Nhận thức vượt qua tất cả hữu các cõi, thấy chúng sinh trì giới vào thiền. Cũng đều vượt qua tất cả ngoại đạo, ngũ thông Thần Tiên, Thanh Văn, Duyên Giác, tất cả Tam Muội Samādhi, Tam Ma Bát Để Samāpatti.
Hết thảy thiền định của Bồ Tát này từ Đà La Ni mà được sinh ra, xa lìa các kiến với các phiền não, rồi đều hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề, thành tựu chúng sinh, thường thuần một tam muội chân thật, cho đến Niết Bàn không có biến đổi sai khác biến dị.
Đây là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập tĩnh lự.
Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập nơi pháp Tỳ Bát Xá Na Vipaśyana: Thiền Quán?
Ấy là Bồ Tát dùng con mắt trí tuệ thấy rõ các pháp, chẳng phải là cái thấy của con mắt thịt, chẳng phải là cái thấy của con mắt Trời Thiên Nhãn. Khi Bồ Tát này thấy như vậy thời thấy pháp vắng lặng, thấy gần sát vắng lặng, thấy không có chỗ hành, thấy không có hợp hội, vắng lặng vứt bỏ, không có thành tựu.
Bồ Tát này dùng cái thấy như vậy, thấy tất cả pháp. Nếu thấy có chút pháp nào thì chẳng gọi là thấy, chẳng thấy chút pháp nào thì gọi là thấy.
Tại sao thế?
Nếu thấy pháp thể trí tuệ chẳng sinh, nếu không có trí tuệ cũng không có vô trí không có trí, cũng không có thấy.
Như vậy thấy pháp chẳng phải có ngã kiến Ātama dṛṣṭi: Cái thấy hư vọng, chấp dính thật có cái ta, chẳng phải là chúng sinh kiến cái thấy hư vọng, chấp dính thật có chúng sinh, chẳng phải là thọ giả kiến cái thấy hư vọng, chấp dính thật có thọ mệnh, chẳng phải là dưỡng dục kiến, chẳng phải là sĩ phu kiến, chẳng phải là bổ đặc già la kiến Pudgala dṛṣṭi … thấy như vậy thì gọi là thấy pháp, thấy pháp như vậy tức thấy chúng sinh hư vọng điên đảo.
Thế nên Bồ Tát đối với các chúng sinh khởi tâm đại bi rất bền chắc, tác niệm này, nói là: Lạ thay chúng sinh! Diệu pháp như vậy! Thanh Tịnh như vậy! Vì sao mà bị phiền não ràng buộc luôn chịu dau khổ lớn?
Vì muốn khiến cho họ giải thoát khổ đau hư vọng mà khởi đại bi.
Đây là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập nơi pháp Tỳ Bát Xá Na Vipaśyana: Thiền Quán.
Đức Phật nói: Này Bí Mật Chủ! Ta ở trong vô lượng kiếp tu tập Ba la mật đa Pāramitā như vậy, đến thân cuối cùng, sáu năm khổ hạnh.
Chẳng được A nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thành Tỳ Lô Giá Na Vairocana: Đại Nhật. Khi ngồi ở Đạo Trường thời vô lượng vị Hóa Phật Nirmāṇabuddha giống như hạt mẻ tràn đầy khắp hư không.
Chư Phật đồng thanh mà bảo ta rằng: Thiện nam tử! Vì sao mà cầu thành Đẳng Chánh Giác Samyaksaṃbuddha?
Ta bạch Phật rằng: Con là phàm phu chưa biết chỗ mong cầu. Nguyện xin từ bi vì con giải nói.
Lúc đó Chư Phật đồng bảo ta rằng: Thiện nam tử! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói. Nay ông thích ứng, nên ở đầu mũi tưởng vành trăng trong sạch, ở trong vành trăng làm án tự quán. Làm quán này xong, vào lúc sau đêm được thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Này thiện nam tử! Mười phương Thế Giới như hằng hà sa Chư Phật ba đời chẳng ở vành trăng làm án tự quán mà được thành Phật thì không có điều này.
Tại sdao thế?
Vì chữ Án: OṂ tức là tất cả pháp môn, cũng là cây đuốc báu, chìa khóa của tám vạn bốn ngàn pháp môn.
Chữ Án: OṂ tức là chân thân của Tỳ Lô Giá Na Phật.
Chữ Án: OṂ tức là mẹ của tất cả Đà La Ni. Từ đây hay sinh tất cả Như Lai, từ Như Lai sinh tất cả Bồ Tát, từ Bồ Tát sinh tất cả chúng sinh, cho đến chút phần nơi có căn lành.
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này có đủ công dụng, uy đức chẳng thể nghĩ bàn của nhóm như vậy, cùng kiếp diễn nói kiếp số có thể hết, nhưng công dụng, uy đức của Đà La Ni này chẳng thể cùng tận.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Hai Mươi Ba
Phật Thuyết Kinh Di Lặc đại Thành Phật - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Sanh - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Năm - Phẩm Tập Tương ưng - Kinh Tàm Quý
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Không Gì Chuyển Hướng - Phần Bốn - Thuyết Vô Nhân Duyên
Phật Thuyết Kinh Mục Kiền Liên Hỏi Năm Trăm Tội Khinh Trọng Trong Giới Luật - Phẩm Hỏi Về Việc An Cư