Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Mười Một - Phẩm đức Như Lai Căn Dặn Giao Phó - Tập Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM MƯỜI MỘT

PHẨM ĐỨC NHƯ LAI CĂN DẶN GIAO PHÓ  

TẬP HAI  

Khi ấy, Tô Dạ Ma Thiên Vương Suyama deva rāja vì ủng hộ Kinh với người trì Kinh, nên chắp tay hướng về Đức Phật rồi nói kệ là:

Mọi bồ đề của Phật

Ở trong Kinh này nói

Nếu người thọ trì Kinh

Đã cúng các Như Lai

Con trì Kinh của Phật

Vì câu chi Thiên nói

Khiến ân trọng nghe nhận

Phát tâm Đại Bồ Đề.

Lúc đó, Từ Thị Bồ Tát Maitreya bodhisatva vì muốn ủng hộ Kinh thâm sâu này với người trì Kinh, nên chắp tay hướng về Đức Phật rồi nói kệ là:

Nếu buông các quyến thuộc

Siêng tu Đạo Bồ Đề

Vì thủ hộ Kinh này

Chẳng tiếc thân mạng mình

Con nương thần lực Phật

Thân từ Đâu Suất đến

Khiến Kinh thâm sâu này

Thường rộng tuyên lưu bày.

Khi ấy, Cụ Thọ Đại Ca Diệp Ba Mahā kāśyapa vì muốn hộ Kinh này với người trì Kinh, nên chắp tay hướng về Đức Phật rồi nói kệ là:

Xưa con theo Thế Tôn

Từng nghe trăm ngàn Kinh

Chưa từng nghe Kinh này

pháp sâu mầu như vậy

Nay con đối trước Phật

Thọ trì nơi Kinh này

Vì các Bồ Tát nên

Khiến rộng tuyên lưu bày.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Thích Đề Hoàn Nhân, bốn vị Đại Thiên Vương, Đại Phạm Thiên Vương, Đâu Suất Thiên Tử, Thương Chủ Thiên Tử với Ma Ba Tuần, Bồ Tát, Thanh Văn, các người hộ Kinh… rồi nói như vậy: Lành thay! Lành thay! Các ông quả thật là Trượng Phu dũng mãnh, vì khiến cho diệu pháp được trụ lâu dài cho nên hay tác tiếng rống Sư Tử lớn như vậy.

Các Thiện Nam Tử nên nghe ta nói. Nếu các chúng sinh tu hành Đại Thừa chưa được pháp nhẫn thì dùng thần lực của Phật thọ trì Kinh này, tinh cần tu tập, tiếp đến ở chỗ của Đức Phật sau này liền được thọ ký. Như vậy hoặc hai, hoặc ba chẳng quá bảy Đức Phật quyết định sẽ được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Ký.

Nếu chúng sinh có chủng tính của Thanh Văn Thừa được nghe Kinh này thì ở trong Long Hoa Đệ Nhất Thanh Văn Hội của Đức Phật Từ Thị Maitreya sẽ là Thanh Văn tối thượng bậc nhất.

Nếu chúng sinh có chủng tính của Duyên Giác Thừa được nghe Kinh này, thọ trì tu tập thì sau khi ta vào Niết Bàn, chẳng được nghe pháp, ắt sẽ được thành Độc Giác Bồ Đề.

Khi Đức Phật nói Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni này thời vô lượng vô số mọi loại chúng sinh phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, vô số Bồ Tát trụ Bất Thoái Địa, vô số Thế Giới chấn động theo sáu cách. Nơi u ám mà ánh sáng của mặt trời, mặt trăng chẳng thể chiếu đến đều sáng rực, tuôn mưa mọi hoa Trời rực rỡ rối rít rơi xuống.

Các vị Bồ Tát từ cõi nước ở mười phương đi đến tại Hội này, vì cúng dường Đức Phật với Kinh này cho nên ở bốn mặt Đạo Trường của cây Bồ Đề đều rộng bốn do tuần, đem mọi loại báu, mọi loại hoa tạp màu nhiệm trang nghiêm đất ấy.

Khác miệng đồng âm bạch Phật rằng: Thế Tôn! Ngày nay chúng con được lợi ích lớn, chẳng rỗng không mà quay về, được nghe nơi Kinh Điển quyết định tối thắng vi diệu này. Nguyện xin Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni kéo dài thọ mệnh. Nguyện khiến cho Kinh này trụ lâu chẳng diệt, ở tất cả cõi nước của Diêm Phù Đề làm lợi ích lớn.

Thế Tôn! Nếu Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, Quốc Vương, Đại Thần, tất cả người dân thọ trì Kinh này sẽ trừ các bệnh khổ, thọ mệnh dài lâu, hay lợi lạc khắp cho tất cả chúng sinh.

Khi ấy, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch Phật rằng: Thật hiếm có! Bạch Đức Thế Tôn! Thật hiếm có! Bạch Đức Thế Tôn! Kinh Điển quyết định tối thắng như vậy, ngôn từ vi diệu, văn tự, câu nghĩa trang nghiêm viên mãn hay khiến cho tất cả Bồ Tát.

Đại chúng sinh sinh tâm vui vẻ, tồi phục tất cả các ma, ngoại đạo, khéo hay nhận giữ tất cả pháp môn, tùy thuận hướng vào biển lớn công đức của Như Lai. Nếu có người hay ở Kinh Điển như vậy, tinh cần tuyên bày tất cả chẳng trống rỗng bất không.

Lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nên dùng tên nào gọi Kinh này?

Chúng con phụng trì như thế nào?

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: Kinh này có đủ một ngàn danh tự. Tên gọi ấy là Tỳ Lô Giá Na Quảng Đại Tam Mật Thậm Thâm Nhất Tự Kinh, cũng gọi là Tam Giới Tối Tôn Thắng Kinh, cũng gọi là Như Lai thuyết đại bi môn, cũng gọi là Văn Như Lai Pháp Bất Không Đắc Ký, cũng gọi là Như.

Lai Vi Diệu Pháp Tạng, cũng gọi là Như Lai Diệu Cứu Cánh Quả, cũng gọi là Như Lai Vi diệu pháp nhãn, cũng gọi là phổ chiếu chư pháp bảo cự, cũng gọi là năng đoạn nhất thiết tà kiến, cũng gọi là hiển thị chư pháp bình đẳng. Có một ngàn danh tự của nhóm như vậy.

Thời Văn Thù Sư Lợi lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Trong tên gọi như vậy tuy đều thâm sâu. Nguyện xin Đức Như Lai vì con quyết định nói một danh tự khiến cho con phụng trì.

Đức Phật nói: Thiện nam tử! Kinh này quyết định nên gọi là Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni. Dùng danh tự này, ông nên phụng trì.

Tại sao thế?

Do một ngàn tên gọi đều y theo đây mà sinh ra vậy.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Kinh này xong, thời tất cả thế gian, Trời, Người, A Tu La, Càn Thát Bà… vô lượng đại chúng nghe điều mà Đức Phật đã nói, đều rất vui vẻ, tin nhận, phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần