Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Năm - Phẩm Nhập Vào Sự Nghiệp Sâu Xa Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM NĂM

PHẨM NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA

CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI  

TẬP BA  

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Phật biết căn, trí đến bờ kia

Tùy thuận chúng sinh, mọi loại khác

Phẩm thượng trung hạ đều biết rõ

Thắng nghiệp chiêu vời quả giải thoát

Rõ bờ phiền não phiền não tế chỉ hư giả

Sâu, mỏng, nhẹ, nặng thảy đều biết

Khéo biết các hoặc mê mờ, nghi ngờ, môn đối trị

Ác pāpa, hay akuśala vời sinh tử, thiện kuśala giải thoát.

Biết: Mắt đến ý, mệnh nam nữ

Căn: Khổ, vui, lo, mừng, buông xả

Tín Śraddha, tấn vīrya, niệm smṛti, định samādhi, tuệ prajña nên biết.

Đều rõ căn: đã biết, biết đủ

Biết nhân con mắt cakṣu chỉ trụ tai śrotra: lỗ tai.

Cho đến nhân thân kāya trụ trong mắt.

Căn thí bố thí trì giới nên nói đàn dāna pāramitā.

Căn giới hành thí bố thí nên nói giới śīla pāramitā.

Căn nhẫn tu cần nên nói nhẫn kṣānti pāramitā.

Căn tiến tu nhẫn nên nói cần vīrya pāramitā.

Căn định tu tuệ nói các thiền dhyāna pāramitā.

Căn tuệ trụ định nói bát nhã prajña pāramitā.

Căn Thanh Văn tu hạnh Duyên Giác.

Đã biết căn nên nói Thanh Văn Śrāvaka.

Căn Duyên Giác trụ Hạnh Thanh Văn.

Biết căn, vì họ nói Duyên Giác Pratyeka buddha.

Thấp kém xa lìa pháp thượng thừa.

Đại bi nên nói các môn Độ Pāramitā: Ba La Mật Đa

Căn thuần, chưa thuần Phật đều biết

Vì khí này nói buông phi khí

Các căn, hành tướng, tính tu tập

Tùy nhân duyên ấy với suy nghĩ

Quả báo, cứu ý ý rốt ráo, biết như vậy.

Là Phật đệ ngũ chân thật nghiệp nghiệp chân thật thứ năm của Phật.

Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai đối với khắp lối nẻo hướng đến thú hướng đều biết như thật.

Làm thế nào để biết?

Biết giới chúng sinh chánh định, biết giới chúng sinh bất định, biết giới chúng sinh tà định.

Vì sao mà biết chúng sinh chánh định?

Ấy là chúng sinh này có sức của nhân Hetu to lớn, đời trước gieo trồng nhiều phước, thông minh, căn lanh lợi, trí tuệ khai mở. Đức Như Lai như thật biết điều tốt lành xưa kia tích thiện xong, nên hoặc vì họ nói pháp, hoặc chẳng nói pháp, xứng với pháp khí ấy đều khiến cho giải thoát.

Vì sao mà biết chúng sinh bất định?

Ấy là chúng sinh kia có sức duyên lớn, căn tướng thành thục. Nếu tùy theo tâm ấy được nghe chánh pháp liền được giải thoát. Nếu chẳng nghe pháp thì chẳng được giải thoát. Đức Như Lai vì chúng sinh bất định này nói pháp nhân duyên hòa hợp, các chúng sinh kia tùy cơ nghe pháp, tâm được thanh tịnh đều chứng đạo quả. Đức Như Lai vì chúng sinh bất định này mà hiện ra ở đời.

Làm thế nào biết chúng sinh ở tà định?

Ấy là chúng sinh này ngu si che trùm tâm, chẳng phải là pháp khí, lại không có phương tiện có thể dùng hóa dụ ví như người mù đối với ánh sáng mặt trời. Nếu vì họ nói pháp với chẳng nói pháp thì đều không có lợi ích, không có phần giải thoát. Đức Như Lai biết kẻ ấy chẳng phải là pháp khí, liền vứt bỏ. Vì chúng sinh ấy, thế nên Bồ Tát mặc áo giáp đại bi.

Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai khéo biết khắp lối nẻo hướng đến của ba độc tham, sân, si của chúng sinh, biết hạnh tham dục có ba loại.

Thế nào là ba?

Ấy là hoặc có tham dục Rāga từ cảnh màu nhiệm diệu cảnh sinh ra, hoặc có tham dục từ tưởng yêu thích ái tưởng sinh ra, hoặc có tham dục từ thói quen của đời trước túc tập sinh ra.

Biết hạnh giận dữ cũng có ba loại.

Thế nào là ba?

Ấy là hoặc có sân độc Dveṣa từ oán hận mà sinh ra, hoặc có sân độc từ cảnh trái ngược mà sinh ra, hoặc có sân độc từ tùy miên Anuśaya: Tên gọi khác của phiền não của quá khứ đã sinh ra.

Biết hạnh ngu si cũng có ba loại.

Thế nào là ba?

Ấy là hoặc có ngu si moha từ vô minh avidya sinh ra, hoặc có ngu si từ thân kiến satkaya dṛṣti sinh ra, hoặc có ngu si từ tâm hoài nghi vicikitsa citta sinh ra mọi loại như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, Đức Như Lai biết khổ hạnh duṣkara caryā, hay tapas ấy mau chóng thông đạt thì biết là căn lanh lợi lợi. Lại biết khổ hạnh chậm chạm thông đạt thì biết là căn ngu độn độn. Biết hạnh an lạc mau chóng thông đạt thì biết là căn lanh lợi lợi. Lại biết hạnh an lạc chậm chạm thông đạt thì biết là căn ngu độn độn.

Lại biết có hạnh caryā chậm chạm thông đạt thì xa lìa chánh niệm. Lại biết có hạnh mau chóng thông đạt thì hay giữ gìn bền chắc.

Lại nữa, khéo biết có hạnh mau chóng tốc tật hạnh chậm chạp thông đạt thì nên sổ tức quán ānāpāna smṛti: niệm hơi thở ra vào. Có hạnh mau chóng tốc tật hạnh mau chóng thông đạt thì tâm chẳng dính mắc.

Lại nữa, khéo biết hạnh chọn lựa pháp Dharma pravicaya: trạch pháp. Ấy là hoặc có hạnh tuệ nhiều định ít, hoặc lại có hạnh định nhiều tuệ ít, hoặc có định tuệ đều chẳng đầy đủ, hoặc có định tuệ cả hai đều viên mãn. Đức Như Lai đều biết.

Hoặc lại có hạnh tâm lực đầy đủ, thân lực chẳng đủ. Hoặc lại có hạnh thân lực đầy đủ, tâm lực chẳng đủ. Hoặc lại có hạnh cả hai thân lực, tâm lực đều chẳng đủ. Hoặc lại có hạnh cả hai thân lực, tâm lực đều đầy đủ. Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật.

Hoặc lại có hạnh khiến cho nghiệp của thân trong sạch, miệng, ý chẳng trong sạch. Hoặc lại có hạnh khiến cho miệng, ý trong sạch, nghiệp của thân chẳng trong sạch. Hoặc khiến cho ba nghiệp đều được thanh tịnh, hoặc khiến cho ba nghiệp đều chẵng thanh tịnh.

Các hạnh như vậy, hoặc là nhân sinh tử trong ba cõi, hoặc là nhân giải thoát… Đức Như Lai đều dùng cón mắt trí không có ngăn ngại, tùy chuyển tất cả. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ sáu của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

Tất cả xứ, hạnh Phật biết hết

Chúng sinh chánh định: Sức nhân Hetu lớn

Chúng sinh bất định: tướng căn thuần

Tà định: phi khí, không Śūnya: trống rỗng, có bi

Chúng sinh hạnh tham rāga: ba loại nhân

Giận oán Dveṣa, ngu si Moha cũng ba loại

Mọi loại Giới phiền não vô biên

Khắp hạnh: nhân khởi, Phật đều biết

Khổ hạnh mau được nhân

Lợi căn độn căn chậm chạp chẳng thể đạt

Lạc hạnh mau chóng do căn lợi

Độn căn yếu kém, Phật đều biết

Có hạnh chậm chạp, dần lắng trong

Lại có chậm chạm, mau thanh tịnh

Có hạnh mau chóng được nhỏ kém

Vượt qua mau chóng: nhân không dính vô trước nhân

Có hạnh trí tăng, trạch pháp sinh

Có hạnh định tăng thành pháp khí

Có hạnh đều ít, phi pháp khí

Định tuệ hòa hợp, thắng đạo sinh

Có hạnh tâm lực đủ, thân không

Có thân lực đủ, tâm chẳng đủ

Đại uy đức nên thân tâm đủ

Tất cả người thấy thảy đều biết

Có hạnh chẳng thể tịnh ngữ, tâm

Hoặc có hay khiến thân, ngữ tịnh

Hoặc có chẳng thể tâm tịnh mãi vĩnh tịnh

Có hạnh chỉ hay thanh tịnh tâm

Hoặc có chẳng thể tịnh ngữ ngôn

Có hạnh hay khiến tâm, ngữ tịnh

Hoặc có chẳng thể thân tịnh mãi

Có hạnh ba nghiệp tịnh, không vết tỳ vết

Có hạnh dựng lập nhân sinh tử

Có hạnh làm nhân vời giải thoát

Khắp hạnh như vậy, Phật đều rõ

Đây Nghiệp thứ sáu: môn giải thoát.

Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai đối với tất cả tĩnh lự dhyāna: Thiền định, giải thoát vimukti, đẳng trì samādhi, đẳng chí samāpatti lại diệt phiền não kleśa tăng trưởng nhân duyên hetu pratyaya đều biết như thật.

Đức Phật biết như thế nào?

Ấy là biết chúng sinh sinh khởi phiền não, do nhân Hetu nào sinh?

Do duyên Pratyaya nào diệt?

Trong đây, phiền não sinh nhân duyên là chẳng suy nghĩ chánh đúng bất chánh tư duy dùng làm nhân ấy, vô minh avidya làm duyên. Vô minh làm nhân, hành Saṃskāra làm duyên. Hành làm nhân, thức vijñāna làm duyên. Thức làm nhân, danh sắc nāma rūpa làm duyên. Danh sắc làm nhân, sáu xứ ṣaḍāyatana làm duyên. Sáu xứ làm nhân, xúc sparśa làm duyên.

Xúc làm nhân, thọ vedanā làm duyên. Thọ làm nhân, ái tṛṣṇā làm duyên. Ái làm nhân, thủ upādāna làm duyên. Thủ làm nhân, hữu bhāva làm duyên. Hữu làm nhân, sinh jāti làm duyên. Sinh làm nhân, lão tử jarā maraṇa làm duyên. Phiền não kleśa làm nhân, nghiệp karma làm duyên. Kiến dṛṣṭi làm nhân, tham rāga làm duyên.

Tùy miên phiền não anuśayakleśa: Chỉ hạt giống vô minh phiền não ẩn tàng ở trong thức thứ tám làm nhân, hiện hành phiền não abhisaṃskara kleśa: Chỉ sáu căn đối với sáu trần cảnh, hiện khởi phiền não của nhóm tham sân si làm duyên. Đây là phiền não sinh khởi nhân duyên.

Chúng sinh làm sao diệt được các phiền não với hết thảy nhân duyên?

Có lại loại nhân, có hai loại duyên.

Thế nào là hai?

Một là từ người khác, lắng nghe tùy thuận theo tiếng của pháp.

Hai là nội tâm khởi lên chánh niệm.

Lại nữa có hai loại nhân, hai loại duyên hay khiến cho chúng sinh thanh tịnh giải thoát là Xa Ma Tha Śamatha: Thiền chỉ tâm duyên theo một cảnh, Tỳ Bát Xá.

Na Vipaśyana: Thiền quán hay khéo léo.

Lại nữa có hai loại nhân, hai loại duyên là bất lai trí và tri lai trí.

Lại nữa có hai loại nhân duyên là quán sát nhỏ nhiệm lý không có sinh vô sinh cho nên gần sát với giải thoát.

Lại nữa có hai loại nhân duyên là: Đầy đủ hạnh caryā cho nên trí tuệ giải thoát hiện ngay trước mặt.

Lại nữa có hai loại nhân duyên là tận trí và vô sinh trí.

Lại nữa có hai loại nhân duyên là: Tùy thuận giác ngộ lý Chân Đế cho nên tùy thuận được trí Chân Đế.

Đây là chúng sinh trừ diệt phiền não, thanh tịnh nhân duyên. Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, thiện nam tử! Nhân duyên của phiền não có vô số lượng, nhân duyên của giải thoát cũng không có lượng. Hoặc có phiền não hay cùng với giải thoát dùng làm nhân duyên, do quán thật thể. Hoặc có giải thoát cùng với phiền não dùng làm nhân duyên, do sinh chấp sinh. Hạnh rộng lớn không có chướng ngại như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Này thiện nam tử! Đức Như Lai thảy đều đầy đủ thiền định dhyāna, trí tuệ prajña. Ấy là lìa dục ác với pháp chẳng lành, có tầm vitarka, có tứ vicāra, ly sinh, hỷ lạc nhập vào sơ tĩnh lự prathama dhyāna: Sơ Thiền.

Sơ tĩnh lự khởi diệt nhóm tầm, tứ tùy thuận thứ tự nhập vào tám giải thoát Aṣṭauvimokṣāḥ, Tam Ma Bát Để Samāpatti, ngược theo thứ tự nhập vào trụ các Tam Ma Địa samādhi. Hoặc lại vượt qua khoảng cách, chiều ngang, chiều dọc không có ngăn ngại, trụ ở Đẳng Chí Samāpatti hiển bày tam muội Samādhi. Đức Như Lai biết rõ Tam Ma Bát Để cùng với môn tam muội không có chút sai biệt.

Tam Muội Samādhi, Tam Ma Bát Để Samāpatti của Như Lai chẳng từ nhân duyên. Nhập vào một tam muội thì tất cả tam muội thảy đều hiện trước mặt, một tam muội dấy lên thì hay liền nhập vào tất cả tam muội.

Đức Như Lai trọn chẳng tác niệm như vậy: Nay ta hay nhập vào tam muội như vậy mà thường trụ tam muội không có tâm chẳng định bất định tâm.

Tất cả không có thể đo lường biết được hết thảy tam muội của Như Lai. Tam muội của Duyên Giác vượt qua Thanh Văn, tam muội của Bồ Tát vượt qua Duyên Giác, tam muội của Như Lai vượt qua Bồ Tát và tam muội của Đức Phật thì không gì có thể vượt qua được.

Trí tuệ của Như Lai ở tất cả nơi chốn không có chướng ngại, chuyển thì không có gì có thể hơn được, tùy thuận giáo hóa tất cả Thanh Văn sinh Thanh Văn Định. Duyên Giác, Bồ Tát cũng lại như vậy.

Mọi loại như vậy, Đức Như Lai biết xong, tùy theo chỗ tương ứng để mà nói pháp. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ bảy của Như Lai.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần