Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Phẩm Hai Mươi Sáu - Phẩm Thập địa - Phần Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI PHƯƠNG
QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẨM HAI MƯƠI SÁU
PHẨM THẬP ĐỊA
PHẦN NĂM
Kim Cang Tạng Bồ Tát nói với Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát: Thưa Phật Tử! Ðại Bồ Tát đã thanh tịnh đệ Nhị Địa muốn vào đệ Tam Địa, phải phát khởi mười thâm tâm.
Ðây là mười thâm tâm:
Tâm thanh tịnh.
Tâm an trụ.
Tâm nhàm bỏ.
Tâm lìa tham.
Tâm bất thối.
Tâm kiên cố.
Tâm minh thạnh.
Tâm dũng mãnh.
Tâm rộng.
Tâm lớn.
Bồ Tát do mười tâm này mà được vào đệ Tam địa.
Chư Phật Tử! Ðại Bồ Tát đã an trụ nơi đệ Tam Địa quán sát tất cả pháp hữu vi đúng với tướng chân thật của nó.
Chính là: Vô thường, khổ, bất tịnh, chẳng an ổn, bại hoại, chẳng ở lâu, sát na sanh diệt, chẳng phải từ thuở trước sanh, cũng chẳng phải theo thuở sau diệt, và chẳng phải trụ ở hiện tại.
Bồ Tát lại quan sát những pháp này không được cứu, không chỗ tựa, mà đồng ở với lo, buốn, khổ, não, ràng buộc bởi yêu ghét, sầu thảm càng nhiều không hề dừng, tham, sân, si hẫy hừng chẳng hề dứt, những họa hoạn vấn vít ngày đêm thêm lớn, toàn là như huyễn hóa không thiệt.
Bồ Tát quan sát thấy như thế rồi, đối với pháp hữu vi càng thêm nhàm lìa mà hướng đến Phật trí huệ. Thấy Phật trí chẳng thể nghĩ bàn, vô đẳng vô lượng khó được, không tạp, không não, không lo, đến thành trì vô úy không còn lui lại, có thể cứu thoát vô lượng chúng sanh khổ nạn.
Bồ Tát thấy Phật trí vô lượng lợi ích, thấy tất cả pháp hữu vi vô lượng tội lỗi, thời đối với tất cả chúng sanh phát sanh mười tâm xót thương.
Ðây là mười tâm xót thương:
Thấy chúng sanh cô độc không chỗ tựa nương mà sanh lòng thương.
Thấy chúng sanh nghèo cùng khốn thiếu mà sanh lòng thương.
Thấy chúng sanh bị lửa tam độc đốt cháy mà sanh lòng thương.
Thấy chúng sanh bị lao tù mà sanh lòng thương.
Thấy chúng sanh bị rừng rậm phiền não luôn che chướng mà sanh lòng thương.
Thấy chúng sanh chẳng khéo quan sát mà sanh lòng thương.
Thấy chúng sanh không thích muốn pháp lành mà sanh lòng thương.
Thấy chúng sanh bỏ mất Phật Pháp mà sanh lòng thương.
Thấy chúng sanh theo dòng sanh tử mà sanh lòng thương.
Thấy chúng sanh mất phương tiện giải thoát mà sanh lòng thương.
Bồ Tát thấy chúng sanh giới vô lượng khổ não như vậy phát đại tinh tấn mà nghĩ rằng: Với tất cả chúng sanh này tôi phải cứu, tôi phải giải thoát, tôi phải thanh tịnh, tôi phải độ, tôi phải đặt họ ở chỗ lành, phải làm cho họ ở an, cho họ hoan hỷ, cho họ thấy biết, cho họ điều phục, cho họ tịch diệt.
Bồ Tát nhàm lìa pháp hữu vi như vậy, lòng thương như vậy. Biết Nhất Thiết chủng trí có lợi ích thù thắng, muốn nương Phật trí để cứu độ chúng sanh.
Bồ Tát suy nghĩ rằng: Những chúng sanh này đọa trong khổ lớn phiền não, dùng phương tiện gì để có thể cứu tế, cho họ an trụ trong sự vui cứu cánh Niết Bàn?
Bồ Tát lại nghĩ rằng: Muốn độ chúng sanh cho họ an trụ nơi Niết Bàn quyết không thể rời trí giải thoát vô ngại. Trí này không rời như thiệt giác ngộ tất cả pháp.
Giác ngộ này không rời huệ quang của hạnh vô hành vô sanh. Huệ quang này không rời thiền trí thiện xảo quyết định quán sát. Thiền trí này chẳng rời đa văn hay khéo.
Bồ Tát suy gẫm như vậy rồi, đối với chánh pháp càng thêm siêng năn tu tập. ngày đêm chỉ mong nghe được pháp, vui nơi pháp, nương với pháp, thuận theo pháp, hiểu nơi pháp, đến pháp, trụ tại pháp và thật hành chánh pháp.
Bồ Tát cần cầu Phật Pháp như vậy, bao nhiêu của báu đều không lẫn tiếc, chẳng thấy có vật khó được đáng trọng. Chỉ ở nơi người hay giảng thuyết Phật Pháp thời sanh lòng kính ngưỡng.
Vì thế nên đối với tài vật và thân thể của mình, Bồ Tát đều có thể xả thí để cầu Phật Pháp. Không có sự cung kính nào mà chẳng làm được, không có sự kiệu mạn nào mà không bỏ được, không có sự phụng thờ nào mà không làm được, không có sự cần khổ nào mà không chịu được.
Nếu được nghe một câu chánh pháp chưa từng nghe, lòng Bồ Tát rất vui mừng hơn là được trân bảo đầy cả Cõi Ðại Thiên. Nếu nghe được một kệ chánh pháp chưa từng nghe thời Bồ Tát rất vui mừng hơn là được ngôi Chuyển Luân Vương.
Nếu được nghe một kệ chánh pháp có thể thanh tịnh hạnh Bồ Tát, thời xem hơn là được trăm ngàn vô lượng kiếp ở ngôi Ðế Thích Phạm Vương.
Nếu có người bảo: Tôi có một câu Phật Pháp có thể thanh tịnh hạnh Bồ Tát, nếu Ngài có thể vào hầm lửa chịu nổi sự nóng cháy thời tôi sẽ cho Ngài.
Bấy giờ Bồ Tát tự nghĩ rằng: Tôi do một câu pháp của Phật nói mà được thanh tịnh Bồ Tát hạnh, thời dầu ngọn lửa lớn đầy cõi Ðại Thiên, tôi còn muốn từ trên Trời Phạm Thiên nhảy xuống lửa để lấy được câu Phật Pháp, huống là hầm lửa nhỏ này mà vào không được.
Hiện tại tôi vì Phật Pháp đáng lẽ phải lãnh lấy tất cả sự khổ nơi địa ngục, huống là sự khổ nhỏ mọn nơi nhân gian. Bồ Tát này phát tâm tinh tấn cần cầu Phật Pháp như vậy, như chỗ đã được nghe mà suy gẫm tu hành.
Bồ Tát này khi đã nghe pháp liền nhiếp tâm an trụ nơi chỗ vắng lặng suy nghĩ rằng: Như lời Phật dạy tu hành mới chứng được Phật Pháp, chẳng phải chỉ miệng nói mà thanh tịnh được.
Chư Phật Tử! Lúc Bồ Tát này an trụ nơi Phát Quang Ðịa liền xa lìa dục ác, có giác có quán, ly dục sanh hỷ lạc, trụ nơi Sơ thiền. Diệt giác quán, nhất tâm thanh tịnh không giác quán, định sanh hỷ lạc, trụ nơi đệ Nhị Thiền. Lìa hỷ trụ nơi xả, có niệm chánh biết thân thọ lạc Chư Phật đã nói, hay bỏ có niệm, thọ lạc trụ đệ Tam Thiền. Dứt lạc, trước trừ sự khổ mừng lo, diệt bất khổ, bất lạc, xả niệm thanh tịnh trụ đệ Tứ Thiền.
Siêu tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, chẳng nhớ các thứ tưởng, vào chánh pháng vô biên, trụ chánh pháng vô biên xứ. Siêu tất cả chánh pháng vô biên xứ nhập vô biên thức, trụ thức vô biên xứ. Siêu tất cả thức vô biên xứ, nhập vô thiểu sở hữu, trụ vô sở hữu xứ. Siêu tất cả vô sở hửu xứ, trụ phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Ðây chỉ do tùy thuận theo pháp lành, trọn không thích không chấp.
Chư Phật Tử! Bồ Tát này tâm tùy nơi đức từ duy nhất rộng lớn vô lượng, không oán, không đối, không chướng, không não, đến khắp tất cả chỗ, khắp pháp giới chánh pháp giới, khắp tất cả thế gian. An trụ đức bi, hỷ và xả cũng như vậy.
Chư Phật Tử! Bồ Tát này được vô lượng sức thần thông, có thể chấn động Đại Địa. Một thân hiện nhiều thân, nhiều thân làm một thân, hoặc ẩn hoặc hiển, núi vách đá các vật chướng đều qua lại vô ngại như chánh pháng. Ở giữa hu không ngồi kiết già bay đi như chim bay.
Vào đất như vào nước, đi trên nước như trên đất. Thân phát khói lửa như đám lửa lớn, lại tuôn nước mưa như mây lớn. Mặt Trời, mật trăng ở chánh pháng có oai lực lớn mà có thể lấy tay rờ rẫm bưng nắm. Thân thể tự tại cao đến Phạm Thiên.
Thiên Nhĩ của Bồ Tát này thanh tịnh hơn tai người, nghe được cả tiếng Trời, người nhẫn đến tiếng muỗi mòng không luận gần hay xa.
Bồ Tát này dùng tha tâm trí, biết tâm chúng sanh khác đúng như thật. Như chúng sanh có tâm tham thời biết là có tâm tham, lìa tâm tham thời biết là lìa tâm tham, có tâm sân hay tâm si, thời biết là có tâm sân hay tâm si, lìa tâm sân hay lìa tâm si thời biết là lìa tâm sân, lìa tâm si.
Nhẫn đến tán tâm, định tâm, quảng đại tâm, vô lượng tâm, vô thượng tâm đều biết đúng như thiệt. Bồ Tát này nhớ biết vô lượng đời trước sai khác nhau. Như là nhớ biết một đời, hai đời, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn đời. Kiếp thành, kiếp hoại, vô lượng kiếp thành hoại.
Thuở đó tôi từng ở xứ đó, tên họ đó, dòng họ như vậy, ăn uống như vậy, sống bao lâu khổ vui như vậy. Từ xứ đó chết sanh đến xứ này, hình dạng như vậy, tướng mạo như vậy, tiếng nói như vậy. Quá khứ vô lượng đời sai khác như vậy đều có thể nhớ biết.
Bồ Tát này Thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt người. Thấy các chúng sanh lúc sống lúc chết, sắc tốt sắc xấu, đường lành đường dữ theo nghiệp mà đi.
Nếu chúng sanh đó gây tạo nghiệp ác nơi thân, nơi lời, nơi ý tưởng, chế nhạo Hiền Thánh, đầy đủ tà kiến và nghiệp nhân duyên tà kiến, sau khi chết tất đọa ác đạo, sanh vào địa ngục.
Nếu chúng sanh thân tạo nghiệp lành, lời và ý cũng lành, chẳng khinh Hiền Thánh, đầy đủ chánh kiến và nghiệp nhân duyên chánh kiến, sau khi chết tất sanh thiện đạo trong loài Trời, loài người. Thiên nhãn của Bồ Tát đều thấy biết như thiệt. Bồ Tát này đối với các Thiền, Tam Muội, Tam Ma Bát Đề, có thể nhập, có thể xuất, nhưng chẳng nương sức thiền định để thọ sanh, mà chỉ theo chỗ có thể viên mãn Bồ Đề phần, dùng sức ý nguyện mà thọ sanh trong đó.
Chư Phật Tử! Bồ Tát này trụ bậc Phát Quang Ðịa, do nguyện lực mà được thấy nhiều Đức Phật, được thấy trăm Đức Phật, ngàn Đức Phật, trăm ngàn Đức Phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha Đức Phật.
Ðều dùng quảng đại tâm, thâm tâm để cung kính, tôn trọng, phụng thờ, cúng dường và cũng cúng dường Chúng Tăng. Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng vô thượng Bồ Đề. Ở chỗ Ðức Phật, cung kính nghe pháp nghe xong thọ trì rồi tùy sức mà tu hành.
Bồ Tát này quán sát tất cả pháp nhân duyên bất sanh bất diệt mà có kiến phược. Trước dứt trừ tất cả dục phược, sắc phược và hữu phược, cả vo minh phược đều càng yếu mỏng.
Vì trong vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng tích tập nên tham, sân, si đều được trừ diệt. Tất cả căn lành càng thêm sáng sạch.
Chư Phật Tử! Ví như chân kim khéo luyện thời cân chẳng giảm mà càng thêm sáng sạch. Cũng vậy, Bồ Tát trự bậc Phát Quang Ðịa này, vì chẳng tích tập nên tham, sân, si đều dứt trừ, bao nhiêu thiện căn càng thêm sáng sạch.
Bồ Tát này về những tâm nhẫn nhục, nhu hòa, thuận hiệp, vui đẹp, chẳng sân, chẳng động, chẳng trược, không cao hạ, chẳng mong đền đáp, lòng báo ân, tâm chẳng dua vạy, chẳng phỉnh dối, không thâm hiểm, càng thêm thanh tịnh.
Trong bốn nhiếp pháp, Bồ Tát này thiên nhiều về lợi hành, và thiên nhiều về nhẫn nhục trong mười môn Ba La Mật. Với những pháp môn khác tùy phần, tùy sức mà tu tập.
Chư Phật Tử! Bồ Tát trụ bậc Phát Quang Ðịa thứ ba này phần nhiều hiện thân làm Ðao Lợi Thiên Vương, có thể dùng phương tiện làm cho chúng sanh lìa bỏ tham dục. Những công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự đều không rời niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, nhẫn đến chẳng rời niệm đầy đủ nhất thiết chủng trí.
Bồ Tát này lại nghĩ rằng: Nơi tất cả chúng sanh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, là thù thắng, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, nhẫn đến là người y chỉ của Nhất Thiết chủng trí.
Bồ Tát này nếu chuyên cần tinh tấn, trong khoảng một niệm được trăm ngàn tam muội, được thấy trăm ngàn Đức Phật, biết thần lực của trăm ngàn Đức Phật, có thể chấn động trăm ngàn Thế Giới, nhẫn đến thị hiện trăm ngàn thân Phật, mỗi mỗi thân Phật hiện trăm ngàn Bồ Tát làm quyến thuộc.
Nếu dùng nguyện lực thù thắng, Bồ Tát này tự tại thị hiện hơn số trên, trăm kiếp, ngàn kiếp, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp không thể tính đếm biết được.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tứ đồng Tử Tam Muội - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Bản Hạnh - Phần Một
KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN - QUYỂN THƯỢNG ( Phẩm thứ tư)
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Hai Mươi Sáu - phẩm Tín Thọ
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Năm - Phẩm Nhỏ - Phần Tám - Núi
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh ái Tận
Phật Thuyết Kinh úc Ca La Việt Vấn Bồ Tát Hành - Phẩm Hai - Phẩm Giới