Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Năm - Phẩm Nhập Vào Sự Nghiệp Sâu Xa Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Sáu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM NĂM

PHẨM NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA

CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI  

TẬP SÁU  

Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai an trụ bốn vô sở úy Catvārivaiśāradyāni gồm có: Chư pháp hiện đẳng giác vô úy, nhất thiết lậu tận trí vô úy, chướng pháp bất hư quyết định thọ ký vô úy, vi chứng nhất thiết cụ túc xuất đạo như tính vô úy hay làm mọi loại sự nghiệp của Chư Phật, ấy là biết thân của mình tức là Chánh Đẳng Chánh Giác.

Tất cả thế gian: Hoặc Trời, hoặc người…

Không ai có thể như lý nói rằng: Đức Như lai Thế Tôn chẳng phải là bậc Chánh Giác.

Do nhân duyên nào mà nói các Như Lai là Chánh Đẳng Giác?

Ấy là các Như Lai đối với tất cả pháp, bình đẳng hiểu biết chánh đúng Chánh Giác không có cao thấp.

Nhóm nào là tất cả pháp?

Ấy là pháp của phàm phu Pṛthag jana, pháp của bậc Hữu Học Śaikṣa, pháp của bậc vô học Aśaikṣa, pháp của Duyên Giác Pratyeka buddha, pháp của Bồ Tát Bodhisatva, pháp của Chư Phật Buddhānāṃ. Các pháp như vậy đều bình đẳng hiểu biết Chánh đúng Đẳng Chánh Giác.

Lại có pháp thế gian loka, pháp xuất thế gian lokottara, pháp thiện kuśala, pháp bất thiện akuśala, pháp hữu lậu sāsrava, pháp vô lậu anāsvara, pháp hữu vi saṃskṛta, pháp vô vi asaṃskṛta. Các pháp như vậy, Đức Như Lai hiểu biết chánh đúng Chánh Giác thể bình đẳng.

Thế nào là bình đẳng sama?

Ấy là Không Śūnyatā: tính trống rỗng là bình đẳng, thấy bản tính của tất cả pháp đều trống rỗng không.

Không có tướng Animitta: Vô tướng là bình đẳng, vì bản tính của tướng vậy.

Không có Nguyện Apraṇihita: Vô nguyện là bình đẳng, vì tính của ba cõi vậy.

Không có sinh Anutpāda: Vô sinh là bình đẳng, vì bản tính của sinh utpāda vậy.

Không có Hành Asaṃskāra: Vô hành là bình đẳng, vì bản tính của hành Saṃskāra vậy.

Vô Xuất Không có chỗ đắc được là bình đẳng, vì bản tính của xuất đắc được vậy.

Không có A Lại Gia Ālaya: Tên gọi của tâm thức là thức thứ tám hay tàng.

Thức là bình đẳng, vì bản tính của tâm Citta vậy.

Chân Đế Paramārtha satya như vậy là bình đẳng, vì tính của ba đời vậy.

Giải thoát Vimokṣa, hay Vimukti là bình đẳng, vì tính bản thể của Vô Minh Avidya, Hữu Ái Tṛṣṇa vậy.

Niết Bàn Nirvāṇa là bình đẳng, vì tính bản thể của sinh tử luân chuyển vậy.

Tất cả các pháp bình đẳng như vậy, Đức Như Lai đều hiểu biết chánh đúng chánh giác.

Do nhân duyên này, cho nên nói: Đức Như Lai đúng là bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

Thành nơi Chánh Đẳng Giác như vậy xong, dùng tâm đại bi phát ra ngôn từ màu nhiệm, vì các chúng sinh nói mọi loại pháp, bày con đường giải thoát Vimuktimārga: Giải thoát đạo khiến cho ra khỏi bờ mé khổ đau khổ tế.

Ngoài ra, các chúng sinh thật chẳng phải là Đại Sư, tự nói: Ta là bậc Chánh Đẳng Giác.

Đức Như Lai vì các chúng sinh này, cho nên tự mình xướng lên đức hiệu, nói lời như vậy: Chỉ có ta, Như Lai là Chánh Đẳng Giác khiến cho phi pháp khí thành pháp khí. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ mười một của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Bậc tự nhiên giác ngộ

Hiểu các pháp bình đẳng

Nên Hiệu là Như Lai Tathāgata

Chánh Giác thấy bình đẳng

Tất cả pháp phàm phu

Với pháp Phật bình đẳng

Hữu học với vô học

Pháp Duyên Giác cũng vậy

Pháp thế loka với xuất thế lokottara

Cả hai cũng bình đẳng

Pháp thiện kuśala với bất thiện akuśala

Cùng Niết Bàn Nirvāṇa bình đẳng

Pháp không śūnyatā, pháp vô tướng animitta

Pháp vô nguyện apraṇihita, vô sinh anutpāda

Các pháp nhóm vô hành asaṃskṛta

Bình đẳng mà hiển bày

Phật đại bi rộng nói

Giác ngộ các chúng sinh

Nghe pháp được giải thoát.

Là Phật Tối Thắng Nghiệp Nghiệp tối thắng của Đức Phật.

Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai tự biết các lậu phiền não đã rốt ráo dứt hết.

Tất cả thế gian: Hoặc Trời, hoặc người… không ai có thể nói lời như vậy: Đức Như Lai chưa dứt hết các lậu phiền não.

Vì sao Đức Như Lai tự biết các lậu phiền não đã rốt ráo dứt hết?

Ấy là đối với dục phiền não thì tâm được giải thoát tất cả hạnh ham muốn dục hạnh, tập khí phiền não chứng diệt đế Nirodha satya. Đối với hữu phiền não thì tâm được giải thoát tất cả hạnh giận dữ sân hạnh, tập khí phiền não chứng diệt đế.

Đối với vô minh phiền não thì tâm được giải thoát các hạnh ngu si ngu si hạnh, tập khí phiền não chứng diệt đế. Đối với kiến phiền não thì tâm được giải thoát các hạnh phiền não phiền não hạnh cùng với tập khí, chứng diệt đế… do nghĩa này cho nên tùy thuận Tục Đế Saṃvṛti satya nói nơi mà Đức Như Lai rốt ráo dứt hẳn các lậu phiền não thì Thánh Giả Tuệ Nhãn xưng là Chân Đế Paramārtha.

Quán sát hiện chứng không có chút pháp nào mà có thể đắc được.

Ấy là: Hoặc năng diệt trí trí hay diệt, hoặc sở diệt hoặc hoặc đã diệt, hoặc suy nghĩ, hoặc tu cho đến hiện chứng đều chẳng thể đắc được.

Tại sao thế?

Khi tự tính kia tận thì không có gì chẳng tận, chẳng từ nhân duyên đối đãi mà nói tận, tận này là chân thật tận. Chân thật tận chẳng cùng với pháp khác mà tạo làm nhân duyên, cho nên tận này tức là vô vi Asaṃskṛta tức trong pháp này không có sinh, không có diệt cũng không có trụ.

Không có sinh diệt này, hoặc Phật ra đời hoặc chẳng ra đời thì pháp giới thường trụ. Như pháp giới thường thì trí này thành tựu cũng lại như vậy. Như thành tựu này tức chẳng phải là thành tựu phi thành tựu.

Nếu hay như vậy, như chỗ đã dạy trụ sở giáo trụ được không có phiền não, chẳng phải là chặt đứt phiền não được phiền não không có. Đức Như Lai đại bi tùy thuận Tục Đế vì chúng sinh nói pháp diệt phiền não. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ mười hai của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Phật không không có dục tập khí

Nên không không có dục phiền não

Tập khí oán giận tận

Hữu phiền não chẳng sinh

Thiện thệ sugata lìa vô minh Avidya

Do diệt gốc rễ si moha

Các hoặc tập khí tận.

Kiến hoặc darśana mārga prahātavyānuśaya tức chẳng sinh.

Phật y môn Tục Đế

Nên nói phiền não tận

Trong chân chân thật chẳng thể đắc

Không giảm cũng không tăng.

Tận trí kṣaya jñāna chẳng đối duyên

Thánh biết vốn tự tận

Do không có ba tướng

Tận này tức vô vi.

Pháp giới thường chẳng dời bất thiên: Chẳng dời đổi.

Biết đây, đến bờ kia

Biết xong, nói như vậy.

Nghiệp này, Phật năng cùng hay truy cứu đến cùng tận.

Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai bình đẳng đối với các pháp chướng ngại, không có chướng ngại biết rõ như thật.

Tất cả thế gian: Hoặc Trời, hoặc người… không ai có thể nói như lý rằng: Đức Như Lai đã nói pháp chướng ngại, chẳng phải là chướng ngại.

Trong đây, thế nào là pháp gây chướng ngại?

Ấy là có một pháp hay gây chướng ngại, tức là tâm trược loạn.

Lại có hai pháp hay gây chướng ngại là: Không có sùng kính các công đức với người có đức vô tàm, không có tâm ghê sợ tội lỗi vô quý.

Lại có ba pháp hay gây chướng ngại là: Hành động ác của thân, hành động ác của miệng, hành động ác của ý.

Lại có bốn pháp hay gây chướng ngại là: Dùng sự tham lam lobha: Tham mà thực hành phi pháp.

Hoặc dùng sự giận dữ Dveṣa: Sân mà thực hành phi pháp.

Có dùng sự ngu si Moha: Si mà thực hành phi pháp.

Có dùng sự sợ hãi Vibhiṣaṇa: Bố úy mà thực hành phi pháp.

Lại có năm pháp hay gây chướng ngại là: Sự sát sinh Pāṇāṭipātā paṭivirati, trộm cắp Adattādānā dvirati, tà hạnh Kāma mithyācārā dvirati, nói dối Mṛṣāvādāvirati, với uống các loại rượu.

Lại có sáu pháp hay gây chướng ngại là: Chẳng tôn kính Phật Buddha, chẳng tôn kính pháp Dharma, chẳng tôn kính Tăng Saṃgha, chẳng tôn kính Giới Śīla, chẳng tôn kính Định Samādhi, chẳng tôn kính các thiện tri thức Kalyāṇa mitra.

Lại có bảy pháp hay gây chướng ngại là: Mạn māna, quá mạn ati māna với mạn quá mạn mānāti māna, ngã mạn ātma māna, tăng thượng mạn adhi māna, ti mạn ūna māna, tà mạn mithyā māna.

Lại có tám pháp hay gây chướng ngại là: tà kiến mithya dṛṣṭi, tà tư duy mithya saṃkalpa, tà ngữ mithya vāc, tà nghiệp mithya karmānta, tà mệnh mithya ājīva, tà tinh tiến mithya vyāyāma, tà niệm mithya smṛti, tà định mithya samādhi.

Lại có chín pháp hay gây chướng ngại là: Đã từng não hại ta, hiện đang não hại ta, sẽ gây não hại ta, quá khứ từng ghét bạn tốt của ta, hiện tại ghét bạn tốt cả ta, vị lai ghét bạn tốt của ta, quá khứ yêu oan gia của ta, hiện tại yêu oan gia của ta, vị lai yêu oan gia của ta. Đối với chín loại này, nghĩ nhớ đối cảnh tăng thêm tâm bất thiện nên gọi là chướng ngại.

Lại có mười pháp hay gây chướng ngại.

Thế nào là mười?

Ấy là:

Sát sinh Pāṇāṭipātā paṭivirati.

Trộm cắp Adattādānā dvirati: Thâu đạo.

Tà hạnh kāmamithyācārā dvirati,

Nói dối Mṛṣāvādāvirati: Vọng ngữ.

Nói hai lưỡi Paisunyātvirati: Lưỡng thiệt.

Miệng nói điều ác Pāruṣyātprativirati.

Nói thêu dệt phù phiếm Saṃbhinnapralāpāt prativirati: Ỷ ngữ.

Tham dục Abhidhyāyāḥ prativirati.

Giận dữ Vyāpādāt prativirati.

Tà kiến Mithyā dṛṣṭi prativirati.

Đây gọi là mười.

Như vậy cho đến dấy lên niệm bất thiện Akuśala, ưa dính nhân duyên, an trụ tất cả phiền não Kleśa, kiết sử Saṃyojana, thường cùng tương ứng với điên đảo chướng ngại, nắm giữ bền chắc chẳng buông bó ái kiến phiền não. Pháp hết thảy nghiệp thân miệng ý đều cùng tương ứng với danh lợi, các dục. Như vậy tất cả đều gọi là chướng ngại.

Đức Như Lai đều biết, vì chúng sinh, như thật nói nơi pháp không có chướng ngại, khiến cho chướng ngại ấy bị chặt đứt hẳn chẳng sinh ra nữa. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ mười ba của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Phật hiểu pháp chướng ngại

Chẳng thể chứng giải thoát

Là tâm chẳng thanh tịnh.

Không Tàm Hrī: Sùng kính các công đức với người có đức cũng không quý Apatrāpya: Ghê sợ tội lỗi.

Trong nghiệp thân miệng ý

Vô không có, hữu có được, vô biểu giới.

Tham dục Lobha, Sân Dveṣa, Si Moha, Bố Vibhīṣaṇa: Sợ hãi.

Khởi ác hạnh vô biên

Giết, trộm, với tà dâm

Nói dối, uống các rượu

Sáu bất kính, bảy mạn

Tám tà đạo thường hành

Chín não, mười nhân ác

Phật nói đều chướng ngại

Tu tập niệm bất thiện

Phật biết nguồn điên đảo

Trong không Abhāva:

Vô chấp dính chặt

Từ bi vì nói pháp.

Khiến lìa nhân Hetu chướng ngại.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần