Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Sáu - Phẩm Anh Lạc Trang Nghiêm Của Bồ Tát - Tập Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM SÁU
PHẨM ANH LẠC
TRANG NGHIÊM CỦA BỒ TÁT
TẬP HAI
Lại nữa, Thiện Nam Tử! Bồ Tát lại có hai loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm là xa lìa việc làm ác, hiện khởi phiền não.
Bồ Tát lại có ba loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm là: Đoạn trừ ngu si, phá kho tàng vô minh, trừ bỏ sự đen tối.
Bồ Tát lại có bốn loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm là: trí tuệ biết khổ Duḥkha satya: Sự thật của tất cả nỗi khổ đau, trí tuệ chặt đứt tập Samudāya satya: Sự thật chứa nhóm mê lầm phiền não.
Trí Tuệ chứng Diệt Duḥkha nirodha satya: Sự thật dứt trừ hẳn mọi sự đau khổ.
Trí Tuệ tu Đạo Mārga satya: Sự thật của con đường giúp cho người tu hành giải thoát mọi khổ não.
Bồ Tát lại có năm loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm là: Giới Uẩn Śīlaskandha thanh tịnh vì thể của giới như trống rỗng Śūnya: Không chẳng thể đắc được. Định Uẫn Samādhi skandha thanh tịnh vì phát thắng trí tuệ khởi động niệm.
Giải Thoát Uẩn Vimukti skandha thanh tịnh vì thể của tất cả các pháp không có hai. Giải Thoát Tri Kiến Uẩn Vimukti jñāna darśana skandha vì biết rõ thể của ba đời bình đẳng. Pháp Uẩn Dharma skandha thanh tịnh vì thể tính của các pháp không có nhiễm dính.
Bồ Tát lại có sáu loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm là: Ba Luân ta, chúng sinh.
Tâm thanh tịnh của bố thí Ba la mật đa Dāna pāramitā là: Ngã Luân thanh tịnh, vì biết cái ta ngã như thể của huyễn, bình đẳng. Chúng sinh luân thanh tịnh, vì rõ biết nơi hóa sinh đều như giấc mộng. Bồ đề tâm luân thanh tịnh, vì chẳng cầu quả Dị Thục của thế gian.
Ba luân thân, miệng, ý thanh tịnh của tịnh giới Ba la mật đa Śīlapāramitā là: Thân Luân thanh tịnh, vì giống như thể của hình tượng trong cái gương, bình đẳng, ngữ luân thanh tịnh, vì giống như thể của âm tiếng vang dội lại, bình đẳng. Ý Luân thanh tịnh, vì rõ biết tâm như thể của huyễn, bình đẳng.
Ba Luân cảnh đã biết, trí hay biết, người hay biết thanh tịnh của an nhẫn Ba la mật đa Kṣānti pāramitā là: Lìa giận dữ ly sân thanh tịnh vì nhẫn chịu được sự thô ác gia thêm sự chửi mắng làm nhục, lìa yêu thích ly ái thanh tịnh, vì chặt đứt nhóm xưng tán, kính dưỡng. Chặt đứt chi tiết đoạn chi tiết thanh tịnh, vì quán sát thân thể của pháp không có hai.
Ba Luân cảnh đã biết, trí hay biết, người hay biết thanh tịnh của tinh tiến Ba la mật đa Vīrya pāramitā là: Không có công dụng thanh tịnh vì quán sát sinh tử giống như giấc mộng. Kiên Cố thanh tịnh vì tâm như Kim Cương chẳng thể hoại.
Lấy, bỏ thủ xả thanh tịnh, vì vượt qua các tướng không có lấy, bỏ ba luân cảnh đã biết, trí hay biết, người hay biết thanh tịnh của tĩnh lự Ba la mật đa Dhyāna pāramitā là: bản tính thanh tịnh, vì trí không có chuyển. Diệu quán thanh tịnh, vì không có chấp dính. Nhân duyên thanh tịnh, vì sinh ra thần thông.
Ba Luân cảnh đã biết, trí hay biết, người hay biết thanh tịnh của phương tiện Ba la mật đa Upāya pāramitā là: Tài nhiếp thanh tịnh, vì thành thục tất cả chúng sinh giới. Tổng trì thanh tịnh, vì thọ trì tất cả pháp môn màu nhiệm. Đại nguyện thanh tịnh, vì trang nghiêm mọi loại thanh tịnh Cõi Phật.
Bồ Tát lại có bảy loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm.
Ấy là: trí tuệ không có niệm, vì trụ ở lìa niệm bốn niệm trụ Catvāri smṛty upasthānāni.
Trí không có sinh diệt, vì trụ chánh đoạn samyak prahāṇāni: Chánh cần. Thân tâm vắng lặng, vì trụ thần túc ṛddhi viṣaya jñāna. Trí biết đủ căn, vì trụ các căn. Tối phá bốn ma, vì trụ các lực bala.
Biết bản tính của pháp, vì trụ bảy giác saptabodhyaṅgāni: Bảy giác chi.
Trí biết đi lại, vì trụ tám chánh āryāṣṭāṅgikamārga: Tám Thánh đạo.
Bồ Tát lại có tám loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm là: Trí biết sự chánh đúng màu nhiệm diệu chánh vì nhập vào vắng lặng. Trí biết quán sâu sa, vì không có che chướng.
Trí biết các uẩn vì tỏ ngộ pháp uẩn, trí biết các giới, vì trống rỗng śūnya: Không bình đẳng. Trí biết các xứ vì hiểu rõ nhóm trống rỗng không tụ. Trí biết nhân duyên vì trụ vô ngã. Trí biết Chân Đế vì tâm không có loạn. Trí biết chán lìa vì như thật quán sát pháp chân thật.
Bồ Tát lại có chín loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm.
Thế nào là chín?
Ấy là trí biết quá khứ vì tiền tế quá khứ thanh tịnh. Trí biết vị lai vì hậu tế vị lai thanh tịnh. Trí biết hiện tại vì trung tế hiện tại thanh tịnh. Trí biết chánh định, vì nhân hetu không có diệt, trí biết chẳng định, vì duyên Pratyaya hòa hợp. Trí biết tà định, vì tà nghiệp thành. Trí bình đẳng của Phật Buddha, vì đức của Pháp Thân Dharma kāya. Trí bình đẳng của pháp Dharma, vì pháp không có nhiễm.
Trí bình đẳng của Tăng Saṃgha: Hợp chúng, vì đức của vô vi Asaṃskṛta. Đây gọi là chín.
Bồ Tát lại có mười loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm.
Nhóm nào là chín?
Ấy là: Trí biết như huyễn, vì tướng gom chứa. Trí biết như giấc mộng, vì tướng phân biệt. Trí biết như đám lửa, vì tướng luân chuyển. Trí biết như hình tượng, vì chẳng qua lại. Trí biết như bóng ảnh, vì nhân duyên hợp.
Trí biết như âm vang dội lại, vì tướng duyên khởi. Trí biết pháp giới, vì chẳng thể hoại. Trí biết chân như, vì tướng không có trụ. Trí biết chân tế, vì an nhiên trong sạch. Trí biết hữu vi, vì tính của vô vi. Đây gọi là mười.
Thiện Nam Tử! Đây là mười loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm của Bồ Tát.
Này Thiện Nam Tử! Thế nào gọi là Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm của tất cả Bồ Tát?
Thiện Nam Tử! Bồ Tát có một Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm.
Thế nào là một?
Ấy là chánh niệm chẳng quên.
Lại nữa, Thiện Nam Tử! Bồ Tát có hai Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm là: Văn trì, nghĩa trì.
Bồ Tát có ba Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm là: Ở nghĩa khéo léo, ở văn khéo léo, phân tích khéo léo.
Bồ Tát có bốn Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm là: Lời nói chẳng có dính mắc, lời nói chẳng ngọng nghịu thô kệch, lời nói êm tai rõ ràng, lời nói không có tạp loạn.
Bồ Tát có năm Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm là: Biết nghĩa của chỗ đã nghe rồi tùy thuận thực hành. Biết các thân của văn rồi tùy thuận thực hành.
Biết Kinh liễu nghĩa rồi tùy thuận thực hành.
Biết âm thanh, pháp Trí của Bổ Đặc Già La Pudgala: Cá nhân, chúng sinh rồi tùy thuận thực hành. Biết các pháp thế gian, xuất thế gian rồi tùy thuận thực hành.
Bồ Tát có sáu Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm là: Như Lý đã nói mà tu hành. Chứng Chân khởi nói, tùy nghi diễn. Chỗ đã nói thì chân thật xem xét rõ ràng, không có lừa dối. Lời nói thường có uy đức, chẳng buông bỏ đại bi nói chánh pháp. Khéo biết căn khí, khéo hay diễn nói không có thêm bớt. Được trí của thế gian, biết thời mà nói chẳng phải chẳng đúng thời bất phi thời.
Bồ Tát có bảy Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm.
Ấy là: Biện luận mau chóng, biện luận lanh lợi, biện luận như ý, biện luận không có dính mắc, biện luận có uy đức, biện luận không có sai lầm, biện luận tất cả sự màu nhiệm tối thượng của thế gian.
Bồ Tát có tám Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm.
Ấy là: Khéo biết ngôn ngữ của Chư Thiên, ngôn ngữ của Rồng, ngôn ngữ của Dạ Xoa, ngôn ngữ của Càn Thát Bà, ngôn ngữ của A Tu La, ngôn ngữ của Ca Lâu La, ngôn ngữ của Khẩn Na La, ngôn ngữ của Ma Hầu La Gia, Người, Phi nhân cho đến tất cả chúng sinh.
Bồ Tát có chín Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm.
Nhóm nào là chín?
Ấy là: Ở trong chúng không có sợ hãi. Phá vỡ các dị học học thuyết khác, nói pháp không có sợ. Khéo trả lời sự vấn nạn. Biết nói rộng lớn. Biết nói tùy theo ý. Thực hành hạnh ngay thẳng chánh đúng hiển sức của Kim Cương. Hiện bày kiếp thiêu hỏa tai của thời hoại kiếp phá tưởng dính mắc vào thường Nitya. Nói pháp của các Thừa Yāna thành tựu chúng sinh. Đây gọi là chín.
Bồ Tát có mười Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm.
Nhóm nào là mười?
Ấy là: Khéo hay đoạn trừ tất cả nghi ngờ căn vặn nghi nan. Khéo biết tất cả pháp môn rộng lớn. Khéo được trí tuệ tự nhiên không có thầy. Khéo biết pháp môn câu chữ không có cùng tận. Khéo biết tất cả nghĩa sâu xa viên mãn. Khéo hay mở bày Phật Pháp vô biên. Khéo hay nói vô biên phiền não, lỗi lầm lo lắng quá hoạn.
Khéo biết vô lượng môn giải thoát sâu xa. Khéo hay vào sâu căn tính của chúng sinh. Khéo vào trí tuệ biện tài không có dính mắc, không có ngăn ngại của Như Lai. Đây gọi là mười.
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Đà La Ni Môn Anh Lạc Trang Nghiêm của Bồ Tát.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung ấm - Phẩm Mười Hai - Phẩm Hoan Hỷ
Phật Thuyết Kinh Bạn đồng Học Của A Nan
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Bốn - Phẩm Thần Chú
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Phi Pháp Thị Pháp
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Thiện Xảo Phương Tiện - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Diệu Pháp Thánh Niệm Xứ - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh ðại Bát Niết Bàn - Phần Bảy