Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Sáu - Phẩm Anh Lạc Trang Nghiêm Của Bồ Tát - Tập Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM SÁU

PHẨM ANH LẠC

TRANG NGHIÊM CỦA BỒ TÁT  

TẬP MỘT  

Bấy giờ, các Bồ Tát từ mọi loại Cõi Phật ở mười phương đi đến với hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi Nhân và Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di trong Đại Hội này, tâm sinh khát ngưỡng, muốn nghe diệu pháp Sad dharma.

Khi ấy, Đức Thế Tôn biết tâm nghĩ nhớ của Hội Chúng này, thích nghe pháp sâu xa, có thể gìn giữ pháp tạng Dharma garbha, vui vẻ sung sướng, lại muốn vì họ một lần nữa mở bày hiển nói Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni, phóng ánh sáng ở đỉnh kế không thể nhìn thấy vô kiến đỉnh của tướng đại nhân, ánh sáng này tên là chẳng buông bỏ tinh tiến.

Ánh sáng nhiễu quanh khắp Đại Hội Bồ Tát này bảy vòng xong, lại nhiễu quanh Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử trăm ngàn vạn vòng, làm việc này xong, nhập vào đỉnh đầu của Văn Thù.

Ánh sáng ấy nhập vào xong, khiến cho hào quang uy đức của thân Văn Thù với tòa Sư Tử Siṃhāsana ở chốn ấy hơn hẳn đại chúng gấp trăm ngàn vạn lần, giống như ánh trăng tròn đầy tước đoạt ánh sáng của mọi ngôi sao.

Lúc đó, Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử nương theo uy thần của Đức Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối, chắp tay khen công đức của Phật, rồi nói kệ là:

Phật phóng ánh sáng trí của thân

Mắt thấy tận khắp, không nghĩa khác

bản tính tự nhiên, các thiện xảo

Đức chẳng thể nghĩ, đều tròn đủ.

Trượng Phu Ngưu Vương Puruṣa ṛṣabha phóng đại quang ánh sáng lớn.

Chiếu khắp, làm sạch khắp ba nghiệp

Nhiễu quanh con một trăm ngàn vòng

Nhiễu xong, từ Đỉnh Mūrdha:

Đỉnh đầu vào thân tâm

Trí Tuệ, Biện Tài xưa của con

Ánh sáng Tổng Trì chiếu nhỏ kém.

Nhân Thiên Chủ Quang ánh sáng của vị chủ người Trời vừa chạm con.

Vượt quá ngàn lần, hơn lúc trước

Thân con trong mát, tâm con tịnh

Vui mừng hớn hở đều bình đẳng.

Trí Phật Buddha jñāna: Phật Trí khéo làm không bờ mé.

Thảy đều chảy vào trong thân con

Uy Đức Như Lai, khó biết lượng

Sức nhỏ chẳng thể giữ niệm này

Nương sức Trí Phật, nay thưa hỏi

Vì muốn lợi lạc các chúng sinh

Vì vào các môn Bồ Tát Hạnh

Lại khiến Chư Phật ra dựng đời

Trí Thần Thông phóng Quang Quán Đỉnh

Nguyện thành Đức này, hỏi Như Lai

Chúng tạp hội này, rộng vô biên

Trong Tối Thượng Thừa đã tu nhập

Còn người chưa được, dốc tâm niệm

Vì lợi lạc họ, hỏi Như Lai.

Nguyện vô đẳng trí trí không có gì ngang bằng thuận thời cơ.

Mở tạng diệu pháp lợi hàm thức chúng sinh

Phá hết Ma Vương Māra rāja với quyến thuộc

Nơi Như Lai Giáo khéo tu hành

Trí tuệ đại hùng không có bờ

Khéo léo không tận, không giới hạn

Mà trí tuệ con chẳng thể rõ

Thế nên, thưa hỏi Đức Như Lai

Trí Tuệ Thế Tôn biết như thật

Ở vô lượng kiếp, liên tục trường thời chuyển

Nhiều kiếp siêng tu, nay tự tại.

Nguyện mở Trí Phật, dạy thị, thông báo, bảo cho biết chúng sinh.

Lúc đó, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói kệ này xong, bạch Phật rằng: Thế Tôn! Cảnh giới của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, chẳng phải là cảnh giới xưng lường của Bồ Tát mà trí tuệ của Phật nói pháp không có mệt mỏi, đại bi thương xót, chẳng buông bỏ chúng sinh, cho nên con nương theo sức của Phật mạn dạn muốn thưa hỏi.

Thế Tôn! Thế nào gọi là Anh Lạc Muktāhāra của Bồ Tát?

Thế nào là Anh Lạc trang nghiêm Muktāhāra vyūha, hay Muktāhāra alaṃkāra của Bồ Tát?

Thế nào là Bồ Tát được hạnh thù thắng?

Thế nào là Bồ Tát được ánh sáng của diệu pháp chẳng thể nghĩ bàn, xa lìa ngu ám với các nghi hoặc?

Thế nào là Bồ Tát được ở đại pháp Minh Môn của Như Lai đều hay thanh tịnh?

Lành thay Thế Tôn! Nguyện xin vì con, quyết định tuyên nói pháp môn Dharma paryāya xuất sinh của các chúng Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát được nghe điều này xong, hay phá chúng ma, phiền não, oán địch… vào tất cả pháp vĩnh viễn không có nghi hoặc, hiện tiền biết rõ cảnh giới của Như Lai, biết tâm của chúng sinh, thanh tịnh hạnh của chúng sinh, dạo các Cõi Phật, tồi phục quân ma, mau hay nhiếp nhận sự dạy bảo của tất cả Phật, ở tất cả pháp tự tại mà chuyển.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: Lành thay! Lành thay thiện nam tử!

Ông hay phát khởi tâm đại dũng mãnh, phát ra tiếng rống Sư Tử Siṃha nāda: Sư Tử hống thưa hỏi Như Lai nghĩa màu nhiệm như vậy. Ông đã hay ở vô lượng cảnh giới của tất cả Như Lai, thông đạt biết rõ, hay hỏi nghĩa này.

Này thiện nam tử! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói cảnh giới như vậy với vô lượng các công đức pháp khác, đều khiến cho các ông mau được viên mãn, ở tất cả pháp tự tại mà chuyển. Văn Thù Sư Lợi vâng theo nhận sự chỉ dạy.

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi rằng: thiện nam tử! Tất cả Bồ Tát thảy đều có bốn loại Anh Lạc.

Thế nào là bốn?

Ấy là Giới Śīla làm Anh Lạc, Định Samādhi làm Anh Lạc, Tuệ Prajña làm Anh Lạc, Đà La Ni Môn Dhāraṇī mukha làm Anh Lạc. Đây gọi là bốn.

Thiện nam tử! Thế nào gọi là giới làm Anh Lạc?

Này thiện nam tử! Bồ Tát có một Anh Lạc Tịnh Giới là đối với chúng sinh khởi tâm không có oán giận, không có chướng ngại khiến cho chúng sinh nhìn thấy đều vui vẻ, không có biết đủ yếm túc.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát có hai Anh Lạc Tịnh Giới, ấy là đóng cửa nẻo ác, mở lối Người Trời.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát có ba Anh Lạc Tịnh Giới là thân, miệng, ý thảy đều thanh tịnh.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát có bốn Anh Lạc Tịnh Giới là chỗ mong muốn đều thỏa thích, chỗ ước nguyện đều thành, chỗ ưa thích đều được, đầu cuối rốt ráo.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát có năm Anh Lạc Tịnh Giới là: Đầy đủ Tam Muội Samādhi, đầy đủ trí tuệ Prajña, đầy đủ giải thoát Vimukti, đầy đủ giải thoát tri kiến Vimukti Jñāna darśana, đầy đủ Đại Bát Niết Bàn Mahā parinirvāṇa.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát có sáu Anh Lạc Tịnh Giới là: Chẳng phá giới trọn không có hối hận, chẳng phá hỏng làm thủng giới xuyên lậu giới không có lỗi khác, chẳng lẫn lộn giới tạp giới không có hòa hợp, thanh tịnh giới nuôi lớn pháp Trắng Śukla dharma: Pháp tốt lành thanh tịnh, tự tại giới tùy ý đi đến thể đầy đủ. Tự tại chuyển giới ở tất cả thời, trí tự tại.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát có bảy Anh Lạc Tịnh Giới.

Ấy là: Thí Dāna: Ban cho, bố thí được thanh tịnh, Nhẫn Kṣānti được thanh tịnh, Cần Vīrya: Tinh tiến được thanh tịnh, Định Samādhi được thanh tịnh, Tuệ Prajña được thanh tịnh, Phương Tiện Upāya được thanh tịnh, chẳng phóng dật Apramāda được thanh tịnh.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát có tám Anh Lạc Tịnh Giới đều viên mãn riêng.

Ấy là: Mười Địa viên mãn, chẳng hối hận viên mãn, chẳng lười biếng viên mãn, chẳng hiềm thù oán hận viên mãn, cúng dường Phật viên mãn, lìa tám nạn viên mãn, tu bố thí viên mãn, được bạn lành Kalyāna mitra: Thiện hữu viên mãn.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát có chín Anh Lạc Tịnh Giới.

Thế nào là chín?

Ấy là: Được không có chỗ sợ hãi, được không có kinh hãi, được tâm quyết định, được gần sát tịch tĩnh, được tâm điều phục, được tâm không có tham, được tâm dũng mãnh kiên quyết, được biết tâm niệm của tất cả chúng sinh, được tịch tĩnh địa. Đây gọi là chín.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát có mười Anh Lạc Tịnh Giới.

Thế nào là mười?

Ấy là: Anh Lạc của thân, viên mãn tướng tốt đẹp làm trang nghiêm. Anh Lạc của ngữ, như thuyết tu hành làm trang nghiêm. Anh Lạc của ý, dùng không có phiền não làm trang nghiêm. Anh Lạc của cõi nước, dùng viên mãn nguyện làm trang nghiêm.

Anh Lạc lợi cho người khác, hay thanh tịnh tâm làm trang nghiêm. Anh Lạc của nơi sinh ra, chẳng gây tạo các điều ác làm trang nghiêm. Anh Lạc của Bồ Tát Hạnh Bodhisatva caryā tùy học hạnh của Phật làm trang nghiêm. Anh Lạc của trí tuệ, rõ tất cả pháp thảy đều huyễn hóa làm trang nghiêm.

Anh Lạc của Bồ Đề Trường Bodhi maṇḍa tất cả căn lành thảy đều hồi hướng làm trang nghiêm. Lực vô sở úy mười loại trí lực với bốn loại vô sở úy, pháp bất cộng của Đức Phật Āveṇikabuddha dharma dùng làm Anh Lạc, chẳng buông bỏ thể tính căn bản của giới trong sạch làm trang nghiêm. Đây gọi là mười.

Này thiện nam tử! Thế nào là Bồ Tát tu các Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm?

Thiện nam tử! Bồ Tát có một loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm.

Thế nào là một?

Ấy là ở trong tất cả chúng sinh giới, phát khởi tâm yêu thương giúp đỡ.

Maitra citta: Tâm Từ.

Thiện nam tử! Bồ Tát lại có hai loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm là tâm ngay thẳng chánh đúng với tâm mềm mại.

Bồ Tát lại có ba loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm.

Ấy là: Chẳng phải huyễn phi huyễn, chẳng phải nịnh hót phi siểm, chẳng phải giả dối phi giả.

Bồ Tát lại có bốn loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm là: Chẳng tùy thuận ưa muốn Chanda: Dục.

Chẳng tùy thuận giận dữ Dveṣa: Sân, chẳng tùy thuận nơi Si Moha.

Chẳng thuận nơi sợ hãi Vibhīṣaṇa: Bố.

Bồ Tát lại có năm loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm.

Ấy là: Chặt đứt nơi năm loại Chướng Ngại Āvaraṇāni.

Một là Ái Dục Rāga, hai là Sân Hại Pratigha, ba là Hôn Trầm Satyāna middha, bốn là Điệu Hối Auddhatya kaukṛtya, năm là tâm nghi ngờ Vicikitsā.

Chặt đứt năm sự chướng ngại Pañca āvaraṇāni: Ngũ cái này dùng làm trang nghiêm.

Bồ Tát lại có sáu loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm là: Niệm Phật Buddhānu smṛti, Niệm pháp Dharmānu smṛti, Niệm Tăng Saṃghānu smṛti, Niệm Giới Śīlānu smṛti.

Niệm Xả Tyāgānu smṛti: Niệm thí, Niệm Thiên Devānusmṛti.

Bồ Tát lại có bảy loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm là chẳng quên mất tâm Bồ Đề Bodhi citta tùy thuận tu học bảy Bồ Đề Phần Sapta bodhyaṅgāni là niệm giác phần smṛti saṃbodhyaṅga, trạch pháp giác phần dharmapravicaya saṃbodhyaṅga, tinh tiến giác phần vīrya saṃbodhyaṅga, hỷ giác phần prīti saṃbodhyaṅga, khinh an giác phần prasabahi saṃbodhyaṅga, xả giác phần upekṣa saṃbodhyaṅga, định giác phần samādhi saṃbodhyaṅga.

Bồ Tát lại có tám loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm là tám Thánh Đạo Āryāṣṭāṅgika mārga: Chánh kiến samyag dṛṣti, chánh tư duy samyaksaṃkalpa, chánh ngữ samyag vāc, chánh nghiệp samyak karmānta, chánh mệnh samyag ājīva, chánh tinh tiến samyag vyāyāma, chánh niệm samyagsmṛti, chánh định samyak samādhi.

Bồ Tát lại có chín loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm.

Thế nào là chín?

Thiện nam tử! tâm của Bồ Tát này không có quên mất, uy lực của đại bi chẳng buông bỏ chúng sinh, tu tập dựng lập chín thứ tự định Navānupūrvasamāpattayaḥ là: Lìa dục ác, điều chẳng tốt lành.

Pháp có tìm kiếm vitarka: Tầm, có dò xét vicāra: Tứ lìa hẳn sự sinh của ba cõi ly sinh, vui mừng Prīti: Hỷ, thích thú Sukha: Lạc nhập vào Sơ Thiền Prathama dhyāna được viên mãn trụ.

Trừ diệt tìm kiếm tầm, dò xét tứ, bên trong tịnh một tâm, không có tìm kiếm, không có dò xét, sinh vui mừng hỷ, thích thú lạc nhập vào Đệ Nhị Thiền Dvitīya dhyāna được viên mãn trụ.

Lìa vui mừng hỷ trụ buông bỏ Upekṣa: Xả, thành tựu định hữu niệm biết chánh đúng thân thọ nhận sự thích thú Sukha: Lạc, nơi mà Chư Thánh đã nói hay buông bỏ xả thành tựu định hữu niệm thọ nhận sự thích thú lạc nhập vào Đệ Tam Thiền Tṛtīya dhyāna được viên mãn trụ.

Chặt đứt sự thích thú lạc trừ khổ lo, vui mừng đã diệt, chẳng khổ chẳng vui, niệm buông bỏ xả niệm thanh tịnh, nhập vào Đệ Tứ Thiền Catvāri dhyāna được viên mãn trụ.

Vượt qua tất cả sắc tưởng Rūpa saṃjñā, diệt tưởng có đối ngại, chẳng nhớ mọi loại tưởng, nhập vào hư không vô biên, ở Không Vô Biên Xứ.

Ākāśanantyāyatana được viên mãn trụ.

Vượt qua tất cả Không Vô Biên Xứ, nhập vào sự nhận thức Vijñāna: Thức vô biên, ở Vô Biên Thức Xứ Vijñānantyāyatana được viên mãn trụ.

Vượt qua tất cả Thức Vô Biên Xứ Vijñānantyāyatana, nhập vào nơi không có chút sở hữu, ở Vô Sở Hữu Xứ Ākiṃcanyāyatana được viên mãn trụ.

Vượt qua tất cả Vô Sở Hữu Xứ, nhập vào nơi chẳng phải tưởng Naivasaṃjña: Phi tưởng chẳng phải là chẳng phải tưởng Anāsaṃjñāyatana: Phi phi tưởng, ở Phi tưởng Phi Phi tưởng Xứ Naivasaṃjñā nāsaṃjñāyatana được viên mãn trụ.

Vượt qua tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xú, nhập vào Diệt thọ tưởng định, ở Diệt thọ tưởng định Nirodha samāpatti được viên mãn trụ.

Do sức phương tiện khéo léo như vậy, nên chân tế bản thể của vũ trụ, cảnh giới thành Phật hiện tiền. Do sức diệt lúc trước, ở đây an trụ, sau đó lợi lạc tất cả chúng sinh, tùy các pháp môn khiến được thành thục. Đây gọi là chín loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm của Bồ Tát.

Thiện nam tử! Bồ Tát lại có mười loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm.

Nhóm nào là mười?

Ấy là: pháp tính Dharmatā không có loạn, diệu định viên mãn, chẳng buông bỏ tinh tiến, thường ưa thích vắng lặng, chẳng bị đứt căn lành, tâm chẳng tán loạn, thân được an vui, quán sát các pháp, được tâm tự tại, được chủng tính của Bậc Thánh.

Thiện nam tử! Đây là mười loại Tam Muội Anh Lạc Trang Nghiêm của Bồ Tát.

Này thiện nam tử! Thế nào gọi là trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm của Bồ Tát?

Thiện nam tử! Bồ Tát Ma Ha Tát có một loại trí tuệ Anh Lạc Trang Nghiêm.

Thế nào là một?

Ấy là trong tất cả pháp, đoạn trừ nghi hoặc.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần