Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Tám - Phẩm Bát Nhã Căn Bản Sự Nghiệp Trang Nghiêm - Tập Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM TÁM

PHẨM BÁT NHÃ CĂN BẢN

SỰ NGHIỆP TRANG NGHIÊM  

TẬP MỘT  

Lúc đó, trong Hội có một vị Bồ Tát tên là bát nhã Phong Prajña kūṭa nương theo thần lực của Đức Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, lễ hai bàn chân của Đức Phật, quỳ gối phải sát đất, cung kính chắp tay, rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Như Đức Phật đã nói Môn Hồi Hướng Trang Nghiêm Đà La Ni của các Đại Bồ Tát, sự nghiệp đại bi của Chư Phật Bồ Tát, pháp môn Anh Lạc Đại Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm của Bồ Tát.

Làm sao tu được tất cả pháp ấy?

Dùng pháp nào để làm căn bản Mūla?

Làm sao được rồi thì vĩnh viễn chẳng quên mất, nhớ yêu thương giúp đỡ Maitra smṛti: Từ niệm, nuôi nấng tất cả chúng sinh?

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo bát nhã Phong Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: thiện nam tử! Bồ Tát hiện tại hay đối với căn bản của bát nhã thâm sâu Gaṃbhīra prajña: trí tuệ thâm sâu an trụ chẳng động với hay làm sự nghiệp của bát nhã, liền được hồi hướng tổng trì như lúc trước, cho đến công đức của quang chiếu trang nghiêm.

Được xong chẳng quên, tức là nơi sinh trưởng nuôi nấng tất cả chúng sinh thời bát nhã phong Bồ Tát lại bạch Phật rằng: Lành thay Thế Tôn! Nguyện vì con nói.

Thế nào gọi là căn bản của bát nhã?

Thế nào gọi là sự nghiệp của bát nhã?

Đức Phật nói: Này thiện nam tử! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói.

Thiện nam tử! căn bản của bát nhã hay sinh ra bát nhã Prajña: trí tuệ, tức là mẹ của bát nhã Prajña mātṛ: bát nhã mẫu. Sự nghiệp của bát nhã tức là chỗ đã được sinh ra sở sinh.

Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát nghe được tất cả pháp môn chưa được nghe, tức là mẹ của bát nhã căn bản. Như chỗ đã được nghe ấy, rộng vì người khác nói, tức là sự nghiệp mà bát nhã đã tạo làm.

Tùy theo pháp đã được nghe, xem xét suy nghĩ kỹ lưỡng, tức là mẹ của bát nhã căn bản. Nếu suy nghĩ xong, vì người khác hiển bày, tức là sự nghiệp mà bát nhã đã tạo làm.

Chánh niệm quán sát là mẹ của bát nhã. An trí chúng sinh ở trong chánh niệm là nghiệp của bát nhã.

Chỗ làm tinh tiến là mẹ của bát nhã. Lúc tu hành chánh đúng là nghiệp của bát nhã.

Tự tâm sáng tỏ là mẹ của bát nhã. Hiển bày cho người khác là nghiệp của bát nhã.

Ưa thích trụ vắng lặng là mẹ của bát nhã. Biến vốn vắng lặng là nghiệp của bát nhã.

Ưa thích ở một mình là mẹ của bát nhã. Một đường lối thanh tịnh là nghiệp của bát nhã.

Tu hành diệu quán pratyave kṣaṇa là mẹ của bát nhã. Được tuệ giải thoát Prajñā vimukti là nghiệp của bát nhã.

Tu ba giải thoát môn trīṇi vimokṣa mukhāni: Gồm có không môn, vô tướng môn, vô nguyện môn là mẹ của bát nhã. Ba trí hiện tiền là nghiệp của bát nhã.

Tu tập niệm xứ smṛty upasthāna là mẹ của bát nhã. Lìa niệm thanh tịnh là nghiệp của bát nhã.

Tu tập chánh đoạn samyak prahāṇāni: Chánh cần là mẹ của bát nhã. Biết pháp tính đoạn dharmatā prahāṇāni là nghiệp của bát nhã.

Tu tập thần túc ṛddhi viṣaya jñāna là mẹ của bát nhã. Vô công dụng hạnh chỉ trí thuần thục không có phân biệt của Bồ Tát ở Bất Động Địa, Thiện Tuệ Địa, pháp Vân Địa là nghiệp của bát nhã.

Hay tin nhân duyên hetu pratyaya là mẹ của bát nhã. Vượt qua các sự dính mắc là nghiệp của bát nhã.

Tinh ròng không có tạp là mẹ của bát nhã. Thân tâm an vui là nghiệp của bát nhã.

Thường niệm pháp tốt lành kuśala dharma: Thiện pháp là mẹ của bát nhã. Chẳng trụ tướng niệm là nghiệp của bát nhã.

Biết thứ tự định samādhi là mẹ của bát nhã. Được đẳng dẫn samāhita của tính prakṛti là nghiệp của bát nhã.

Tu tập căn lành là mẹ của bát nhã. Khéo biết quá khứ triển chuyển căn tính là nghiệp của bát nhã.

Trụ chắc ở năm lực pañca balāni: Gồm có tín lực, tinh tiến lực, niệm lực, định lực, tuệ lực là mẹ của bát nhã. Hay phá vỡ các ma māra là nghiệp của bát nhã.

Thuận nhẫn theo pháp bảy loại bồ đề phần sapta bodhyaṅgāni là mẹ của bát nhã.

Biết các pháp tính dharmatā tùy thuận giác ngộ là nghiệp của bát nhã tập Thánh đạo phần āryāṣṭāṅgika mārga: Tám Thánh đạo là mẹ của bát nhã.

Biết như kết bè vượt qua sông phiệt dụ đã tỏ ngộ pháp thể dharmasvabhāva: thể tính của các pháp chẳng trụ ở pháp dharma cùng với phi pháp adharma là nghiệp của bát nhã.

Khéo hay tu hành khổ, tập, diệt, đạo là mẹ của bát nhã. Diệt đế duḥkhanirodha satya hiện tiền là nghiệp của bát nhã.

Quán sát nhỏ nhiệm tinh tế Kinh chẳng liễu nghĩa là mẹ của bát nhã. Y theo Kinh liễu nghĩa tùy thuận tu hành là nghiệp của bát nhã.

Tùy theo pháp đã được nghe, tổng trì chẳng quên là mẹ của bát nhã. Tùy theo nghĩa tu hành là nghiệp của bát nhã.

Y theo trí quán sát là mẹ của bát nhã. Tùy thuận trí thực hành là nghiệp của bát nhã.

Chẳng chấp ta, người là mẹ của bát nhã. Y theo pháp tu hành là nghiệp của bát nhã.

Quán sát các pháp thảy đều không có thường Anitya: Vô thường là mẹ của bát nhã. Biết tất cả pháp vốn chẳng sinh diệt là nghiệp của bát nhã.

Quán sát các lưu chuyển tạo ứng saṃskāra: Hành thảy đều là khổ Duḥkha là mẹ của bát nhã. Rõ tất cả pháp vốn không có lưu chuyển tạo ứng hành là nghiệp của bát nhã.

Quán sát nhỏ nhiệm tinh tế các pháp không có cái ta anātman: Vô ngã là mẹ của bát nhã. Biết các chúng sinh vốn có trí thanh tịnh là nghiệp của bát nhã.

Quán sát nhỏ nhiệm tinh tế Niết Bàn vắng lặng là mẹ của bát nhã. Biết tất cả pháp vốn tự Niết Bàn là nghiệp của bát nhã.

Nghe nghĩa thâm sâu, tâm chẳng kinh sợ là mẹ của bát nhã. Được nghĩa không có ngăn ngại là nghiệp của bát nhã.

Nghe thắng nghĩa đế, tâm chẳng kinh sợ là mẹ của bát nhã. Được pháp không có ngăn ngại là nghiệp của bát nhã.

Nghe ngôn từ màu nhiệm, phân tích nghĩa của câu mà tâm chẳng kinh sợ là mẹ của bát nhã. Được từ lời văn không có ngăn ngại là nghiệp của bát nhã.

Nghe biện tài của Phật mà chẳng kinh sợ là mẹ của bát nhã. Được Biện biện bác, biện luận không có ngăn ngại là nghiệp của bát nhã.

nhân vào chúng sinh với pháp duyên theo từ maitra: Yêu thương giúp đỡ là mẹ của bát nhã.

Không có duyên mà yêu thương giúp đỡ maitra: Từ là nghiệp của bát nhã.

Vì ta người mà thương xót kāruṇa: Bi là mẹ của bát nhã. Xa lìa hai loại ta người thì đại bi Mahā kāruṇa là nghiệp của bát nhã.

Suy nghĩ pháp hỷ là mẹ của bát nhã. Không lấy không bỏ là nghiệp của bát nhã.

Lìa tham lobha sân dveṣa mà buông bỏ Upekṣa: Xả là mẹ của bát nhã. Không có hai loại buông bỏ là nghiệp của bát nhã.

Thường niệm Chư Phật là mẹ của bát nhã. Hiểu rõ Pháp Thân Dharma kāya là nghiệp của bát nhã.

Thường niệm nơi Pháp là mẹ của bát nhã. Ở pháp không có nhiễm là nghiệp của bát nhã.

Chuyên tâm niệm Tăng là mẹ của bát nhã. Quán tính vô vi là nghiệp của bát nhã.

Thường niệm nơi buông bỏ là mẹ của bát nhã. Buông bỏ các phiền não Kleśa là nghiệp của bát nhã.

Thường niệm tịnh giới là mẹ của bát nhã. Biết Giới không có hành vô hành giới là nghiệp của bát nhã.

Thường niệm nơi Chư Thiên là mẹ của bát nhã. Pháp thể thanh tịnh là nghiệp của bát nhã.

Đầy đủ đa văn bahu śruta là mẹ của bát nhã. Ở trong Chúng Saṃgha không có sợ hãi là nghiệp của bát nhã.

Tu nghiệp thắng thiện là mẹ của bát nhã. Biết không có nghiệp báo là nghiệp của bát nhã.

Biết sự biến hóa của Phật là mẹ của bát nhã. Được đại trí tuệ là nghiệp của bát nhã.

Vì lợi cho chánh mình là mẹ của bát nhã. Lợi mình lợi người là nghiệp của bát nhã.

Hay đối với tám vạn bốn ngàn pháp uẩn Dharma skandha bình đẳng thọ trì là mẹ của bát nhã. Được ở tám vạn bốn ngàn pháp trí Dharma jñāna là nghiệp của bát nhã.

Biết nói pháp trí là mẹ của bát nhã. Biết nói chẳng trống rỗng bất không là nghiệp của bát nhã.

Dạy bảo khiến cho chúng sinh phát tâm bồ đề là mẹ của bát nhã. An trí chúng sinh trong bát nhã Ba La Mật Đa Phương Tiện Thiện Xảo Bất Thoái Địa là nghiệp của bát nhã.

Sợ hãi nhân hetu nghiệp karma thọ sinh trong ba cõi là mẹ của bát nhã. Chẳng buông bỏ sinh tử, tùy ý thọ nhận thân là nghiệp của bát nhã.

Nhẫn nại thọ nhận âm thanh là mẹ của bát nhã. Tu hành sự nhẫn nại của tính là nghiệp của bát nhã.

Nếu được tận trí kṣaya jñāna là mẹ của bát nhã. Được vô sinh trí Anutpāda jñāna của tính là nghiệp của bát nhã.

Được tùy thuận nhẫn là mẹ của bát nhã. Được vô sinh nhẫn là nghiệp của bát nhã.

Trụ bất thoái địa là mẹ của bát nhã. Được quán đỉnh địa là nghiệp của bát nhã.

Ngồi dưới cây Bồ Đề là mẹ của bát nhã. Biết không có gì chẳng cùng tận, hiểu biết khắp niệm nhỏ nhiệm, hiện chứng như như tathatā, sát na tâm diệt cùng với trí tương ứng, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đây là sự nghiệp cứu cánh trang nghiêm của bát nhã của Bồ Tát.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần