Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Ba - Phẩm Bốn - Phẩm Ba Bài Kệ Số Hai - Chuyện Chánh Pháp Nước Kuru Tiền Thân Kurudhamma
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP MƯỜI
CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG BA
PHẨM BỐN
PHẨM BA BÀI KỆ SỐ HAI
CHUYỆN CHÁNH PHÁP NƯỚC KURU
TIỀN THÂN KURUDHAMMA
Biết Ngài tín hạnh cao sâu. Chuyện này do Bậc Ðạo Sư kể khi Ngài trú tại Kỳ Viên về một Tỳ Kheo đã giết một con ngỗng Trời.
Hai Tỳ Kheo kia là bạn thân với nhau, từ Xá Vệ đến đây tu học. Sau khi đã thọ đại giới, họ thường cùng nhau đi đây đó. Ngày kia, họ đến Aciravati.
Sau khi tắm xong, họ đứng phơi nắng trên cát và vui vẻ trò chuyện với nhau. Lúc ấy, có hai con ngỗng Trời bay ngang trên đầu họ.
Một trong hai Tỳ Kheo trẻ tuổi ấy nhặt một hòn đá và nói: Tôi sẽ ném trúng mắt con ngỗng kia.
Hiền hữu không thể làm thế được đâu! Người kia bảo.
Ðược chứ! Người thứ nhất bảo thế rồi nhặt một hòn đá có ba góc và ném theo con ngỗng. Con ngỗng quay đầu lại vì nghe tiếng vút trong không khí. Thế rồi người ấy ném tiếp một viên đá tròn để nó trúng ngay vào mắt bên này và xuyên qua mắt bên kia.
Con ngỗng kêu thét lên lăn lộn mấy vòng rồi rơi xuống ngay chân họ.
Các Tỳ Kheo khác đứng gần đó trông thấy thế, chạy đến và trách người ấy: Thật đáng xấu hổ vì hiền hữu đã là kẻ hành trì một giáo pháp như đạo của chúng ta mà lại còn sát sinh như thế ư?
Thế rồi họ bắt Tỳ Kheo ấy theo họ đến trước Đức Như Lai.
Bậc Ðạo Sư hỏi: Có đúng như lời các Tỳ Kheo này bảo không?
Ông có thực đã sát sinh không?
Bạch Thế Tôn, quả thực như thế. Tỳ Kheo ấy đáp.
Bậc Ðạo Sư dạy: Này Tỳ Kheo sao ông lại có thể làm như thế khi ông đã hành trì Ðại Giáo Pháp giải thoát như vậy?
Các Bậc trí giả ngày xưa trước khi Đức Phật ra đời, mặc dù phải sống đời trần tục bất tịnh, họ cũng đã sám hối về những điều rất nhỏ nhặt, thế mà ông, kẻ tu hành theo Ðại Ðạo Pháp này lại chẳng biết thận trọng!
Một Tỳ Kheo phải biết chế ngự mình trong việc làm, lời nói và ý nghĩ. Rồi Ngài kể một câu chuyện. Ngày xưa, khi Dhananjaya là Vua xứ Indapatta trong Vương Quốc Kuru, Bồ Tát sanh ra là con của Chánh Hoàng Hậu, Ngài lớn lên và được Giáo Dục tại Takkasilà. Khi Phụ Vương qua đời, Ngài lên nối ngôi.
Người trưởng thành trong chánh pháp Kuru, giữ đầy đủ mười bổn phận của Vua. chánh pháp Kuru chính là Ngũ Giới mà Bồ Tát rất tinh cần tuân phục trọn vẹn.
Cũng như Bồ Tát, Thái Hậu, Vương hậu, các Vương đệ, Phó Vương, người tu tại gia, Bà La Môn, người này coi thú, quan lại, người đánh xe, người thủ kho, người chủ vựa thóc, nhà quý tộc, người gác cổng, nàng kỹ nữ, người nữ tỳ, ai ai cũng đều tuân theo giới luật.
Từ Vua, Thái Hậu kể đi,
Lại thêm Hoàng Hậu, kế vì Phó Vương,
Thấy tế tự, kẻ coi lương,
Người này, cùng kẻ trên đường đánh xe,
Người coi kho báu chuyên bề,
Thêm người gác cổng, ả nghề phấn son.
Mười người lẻ một vừa tròn,
Kuru chánh pháp cung tôn, giữ gìn.
Như vậy tất cả những người này đều chuyên tâm tuân trì Ngũ Giới.
Nhà Vua cho xây sáu nhà bố thí: Bốn nhà ở bốn cổng thành, một nhà ở trung tâm thành phố và một nhà ở ngay trước cung Vua. Mỗi ngày Ngài phát tới 600.000 đồng tiền bố thí. Toàn cả nước Ấn Ðộ đều phấn chấn và đâu đâu cũng tràn đầy tình yêu thương, đức từ bi hoan hỷ của nhà Vua.
Vào thời kỳ ấy, có một vị Vua tên là Kàlinga ở thành Dantapura, trong Vương Quốc Kàlinga. Trong nước ấy, đã lâu Trời không mưa. Do hạn hán nên phát sinh nạn đói.
Dân chúng nghĩ rằng thiếu lương thực có thể gây nên dịch tả và họ sợ hạn hán, sợ đói khát. Ba mối lo ấy thường xuyên ám ảnh họ. Dân chúng tay dắt con thơ, cùng khổ lang thang đây đó.
Rồi tất cả tụ họp lại kéo đến Dantapura, đứng trước cung Vua mà kêu than. Nhà Vua đang đứng bên cửa sổ, nghe tiếng ồn ào mới hỏi vì sao dân chúng lại náo động như thế.
Ngài được trả lời: Ôi, tâu Ðại Vương, ba điều đáng sợ đã trùm lên Vương Quốc của Ngài. Trời không mưa xuống, mùa màng hư hại, nạn đói phát sinh.
Dân chúng đói khát, mệt mỏi bần cùng, tay dắt con thơ, lang thang khắp chốn!
Tâu Ðại Vương, xin Ngài hãy làm sao cho có mưa!
Nhà Vua hỏi: Các Tiên Vương thường phải làm gì khi không có mưa?
Tâu Ðại Vương, nếu Trời không mưa thì các Tiên Vương thường bố thí, giữ ngày trai giới, phát nguyện làm lành, nằm suốt bảy ngày trong phòng, trên đệm cỏ: Như thế thì Trời sẽ mưa. Ðược lắm. Vua bảo và làm theo như thế. Dẫu vậy, Trời vẫn không mưa.
Bấy giờ Ngài phán bảo các triều thần: Các Khanh bảo ta thế nào, ta đều làm thế ấy, vậy mà sao Trời vẫn không mưa!
Ta còn phải làm sao nữa đây?
Tâu Ðại Vương, trong thành Indapatta có một con voi chúa tên là Anjana Vasabho Hắc tượng công. Ðó là con voi của Dhananjaya, Vua xứ Kuru.
Ta hãy tìm nó đem về thì Trời sẽ mưa ngay!
Nhưng sao ta có thể làm thế được?
Dễ gì đánh bại được nhà Vua và quân đội của ông ta?
Tâu Ðại Vương, chẳng cần phải đánh nhau với ông ta. Vua ấy rất thích bố thí. Hễ ai xin cái gì, Vua đều cho ngay. Ông còn có thể cắt cả cái đầu tôn nghiêm, móc cả đôi mắt từ ái, ngay cả đến ngai vàng của ông để bố thí nữa. Huống chi một con voi, ta chẳng cần phải năn nỉ nhiều, ông ta cũng cho nó ngay.
Nhưng ai có thể đến xin Vua ấy?
Nhà Vua hỏi. Tâu Ðại Vương, các Bà La Môn. Nhà Vua chỉ định tám Bà La Môn từ một ngôi làng Bà La Môn với mọi nghi lễ trịnh trọng gởi họ đi xin voi.
Họ mang theo lệ phí, mặc quần áo lữ hành, không nghỉ đêm tại một nơi nào cả mà cứ đi mãi cho đến vài ngày sau, họ đã dùng bữa tại nhà phát chẩn trước cổng thành.
Sau khi đã ăn uống đầy đủ, họ hỏi: Khi nào Đức Vua đến nhà phát chẩn?
Họ được trả lời: Cứ mỗi nửa tháng, Ngài đến đấy ba ngày: Rằm, mười bốn, mồng tám. Ngày mai là rằm, trăng tròn, thế nào Ngài cũng sẽ đến. Vì thế rạng ngày hôm sau, các Bà La Môn đến đó theo lối vào cổng phía đông. Bồ Tát tắm rửa, xức dầu thánh, phục sức trang điểm cực kỳ cao sang ngự trên một con voi được tô điểm cân đai rực rỡ.
Ngài cùng với một đoàn tùy tùng đến nhà phát chẩn ở cửa đông. Tại đó Ngài xuống voi và tự tay bố thí thức ăn cho bảy, tám người.
Hãy bố thí như thế này. Ngài bảo thế rồi ngự lên voi, tiến về phía cửa nam.
Ở cửa phía đông, các Bà La Môn không có cơ hội gặp Ngài do lực lượng cận vệ ngăn cản, vì thế họ phải đi về phía cửa nam và chờ nhà Vua đến.
Khi Vua đến một bãi đất cao gần cổng thành, họ giơ cao tay và kính cẩn tung hô Ngài. Vua thúc gậy nhọn vào voi để đưa nó đến chỗ họ đứng.
Chào các Bà La Môn, các vị muốn gì?
Vua hỏi.
Các Bà La Môn tuyên dương đức độ của Bồ Tát qua bài kệ đầu:
Biết Ngài tín hạnh cao sâu,
Chúng tôi đến để mong cầu Ngài đây:
Chỉ vì muốn có voi này,
Chúng tôi tiêu hết tiền tài quốc gia.
Nghe thế, Bồ Tát bảo: Này các Bà La Môn, nếu tất cả tài sản của quý quốc lâu nay đã cạn kiệt để mong có được con voi này thì xin chớ ngại gì. Ta sẽ hiến nó cho quý vị cùng với tất cả những đồ trang sức xa hoa của nó.
Nói xong, Ngài đọc hai bài kệ này:
Các người có làm sao chăng ấy,
Ta vẫn theo thầy dạy ngày xưa:
Hễ ai đã đến với ta,
Ta luôn chào đón, thiết tha mọc mời!
Trao quý vị thớt voi quà tặng
Ðáng một phần tài sản Quân Vương,
Voi đây, trang phục, xích vàng,
Và nài, mọi thứ, hãy mang trở về.
Bậc Ðại Sĩ bảo thế, vừa bước lên lưng voi rồi lại bước xuống và bảo các Bà La Môn: Nếu trên mình voi có chỗ nào chưa được trang sức, ta sẽ trang sức chỗ ấy rồi mới trao voi cho quý vị. Ngài đi quanh con vật ba lần, xem xét mọi chỗ mà vẫn không thấy chỗ nào là không được trang sức.
Bấy giờ, Ngài trao vòi voi vào trong tay các Bà La Môn. Ngài dùng nước hoa đựng trong một cái bình bằng vàng rất đẹp tưới vào con vật rồi trao nó cho các Bà La Môn.
Họ nhận voi với đủ đồ trang sức của nó, rồi họ ngồi lên lưng voi cỡi về Dantapura và trao nó cho Vua của họ. Nhưng, mặc dầu con voi đã về tới, Trời vẫn chưa mưa.
Thế rồi, nhà Vua lại hỏi: Sao lại thế nhỉ?
Vua được trả lời: Dhananjaya, Vua Kuru, tuân theo chánh pháp Kuru, do đó, trong Vương Quốc của ông ta Trời mưa cứ mỗi mươi hay mười lăm ngày. Ðó là do uy lực đức hạnh của ông ấy.
Nếu con voi này có điều tốt thì cái tốt ấy cũng còn quá ít!
Bấy giờ, Vua bảo: Hãy đem con voi này trang sức đủ mọi thứ của nó như cũ rồi đem trả nó lại cho ông Vua ấy. Đồng thời hãy lấy một tấm bảng bằng vàng, viết lên đó chánh pháp Kuru mà ông ta đã hành trì rồi mang về đây. Nói xong, Vua phái các Bà La Môn và các cận thần ra đi.
Ðoàn người đến trước Vua kia, giao trả con voi lại và thưa: Tâu Chúa thượng, dù con voi của Ngài đã đến với chúng tôi, Trời vẫn không mưa. Người ta bảo rằng Ngài tuân theo chánh pháp Kuru, Vua chúng tôi cũng muốn chấp trì chánh pháp ấy, do đó, Ngài sai chúng tôi đến đây chép chánh pháp ấy lên trên một tấm bảng bằng vàng rồi mang về cho Ngài.
Xin chúa thượng đọc cho chúng tôi chánh pháp này. Này các hiền hữu nhà Vua bảo Thực ra ta cũng đã có lần hành trì chánh pháp ấy, nhưng giờ đây, ta lại đang nghi ngờ về chính điều này.
Chánh Pháp ấy giờ đây không làm cho tâm ta an lạc, vì thế ta không thể trao cho các bạn. Các bạn có thể hỏi rằng tại sao đức độ không làm cho nhà Vua an lạc nữa.
Này hãy nghe đây: Mỗi ba năm một lần, vào tháng Kattika các Vua chúa thường tổ chức một buổi lễ gọi là Kattika lễ hội rằm tháng mười âm lịch.
Lúc dự lễ hội, các Vua chúa thường trang sức thật lộng lẫy và phục sức giống các vị thần. Họ đứng trước mặt quỷ Dạ Xoa Cittaràja, là Vua của muôn màu, và họ dùng những cây cung được trang hoàng bằng những tràng hoa được tô vẽ đủ màu để bắn đi bốn phương Trời.
Bấy giờ, vị Vua kia đi dự lễ đứng một bên cái hồ, trước mặt quỷ Cittaràja và bắn tên đi bốn phương. Mọi người đều nhìn thấy chỗ rơi của ba mũi tên đã được bắn đi, còn mũi tên thứ tư, vì đã được bắn phía trên mặt nước nên không ai trông thấy nó rơi vào đâu cả.
Nhà Vua tự nghĩ: Có thể mũi tên của ta rơi xuống nước, trúng vào một con cá!
Vì nghi ngờ như thế, tội sát sanh đã tạo một vết nhơ trong đức hạnh của Ngài. Và do đó, đức hạnh của Ngài không làm cho tâm Ngài an lạc như trước nữa.
Kể xong chuyện, Vua nói thêm: Này các bạn, ta đang nghi ngờ về chính ta, không biết ta có giữ chánh pháp Kuru hay không. Nhưng mẹ ta chấp trì rất tinh chuyên, các bạn có thể đến hỏi bà.
Nhưng, tâu Ðại Vương họ nói Ngài không hề có ý định sát sinh. Ðã không có ý định trong lòng thì không thể gọi là sát sinh được. Xin Ngài hãy đọc cho chúng tôi nghe chánh pháp Kuru mà Ngài đã chấp trì.
Thế thì chép đi! Vua bảo thế rồi bảo cho họ chép trên tấm bảng vàng. Chớ sát sinh, chớ lấy của không cho, chớ tà dâm, chớ nói dối, chớ uống rượu mạnh.
Rồi Ngài nói thêm: Tuy thế chánh pháp ấy không làm cho ta an lạc, quý vị hãy đến học hỏi mẹ ta. Các sứ giả chào Vua rồi đến yết kiến Thái Hậu.
Họ nói: Thưa lệnh bà, chúng tôi được nghe rằng lệnh bà chấp trì chánh pháp Kuru, xin lệnh bà truyền dạy nó cho chúng tôi.
Thái Hậu bảo: Các con ạ, thực ra, ta cũng đã từng chấp trì chánh pháp này, nhưng giờ đây, ta lại đang có những nỗi ngờ. chánh pháp này không làm ta hạnh phúc, cho nên ta không thể trao truyền nó cho các con được!
Bấy giờ ta biết được Thái Hậu có hai con trai, con lớn đang là Vua và con kế là phó Vương. Một vị Vua gởi đến Bồ Tát những thứ dầu thơm làm bằng loại trầm rất quý, trị giá một trăm ngàn đồng và một cái vòng đeo cổ bằng vàng cũng trị giá một trăm ngàn đồng.
Bồ Tát nghĩ rằng nên làm vinh dự mẹ, nên Ngài gởi cả hai thứ cho mẹ Ngài.
Thái Hậu tự nghĩ: Ta không xức dầu thơm bằng gỗ trầm, cũng chẳng đeo vòng cổ, vậy ta nên gởi các thứ này cho vợ của các con ta.
Rồi bà lại nghĩ: Vợ của con trưởng ta lại là Hoàng Hậu, nàng là chánh hậu, ta nên gởi cho nàng chiếc vòng cổ bằng vàng, còn vợ của con thứ ta thì nghèo, ta nên gởi cho nàng hương trầm. Thế là một người bà cho vòng cổ, người kia bà cho hương trầm.
Sau đó bà chợt nghĩ: Ta chấp trì chánh pháp Kuru thì đối với ta, họ nghèo hay không nghèo đâu có thành vấn đề?
Có thể rằng ta đã tỏ ra thương yêu đặc biệt con trưởng, như thế thì không thích hợp. Và có thể do thế, ta đã làm tì ố đức hạnh của ta.
Thế là Thái Hậu bắt đầu nghi ngờ. Ðó là lý do vì sao bà đã nói như trên.
Các sứ giả nói: Một khi thứ gì đã ở trong tay lệnh bà, lệnh bà muốn cho thế nào tùy ý.
Một chuyện quá nhỏ nhặt như thế kia mà lệnh bà còn nghi ngại thì làm sao lệnh bà sẽ gây một tội lỗi nào được?
Ðức hạnh không bị rạn vỡ vì một điều như thế đâu!
Xin lệnh bà hãy truyền cho chúng tôi chánh pháp xứ Kuru. Thế là họ được Thái Hậu truyền chánh pháp và họ chép vào tấm bảng vàng.
Các con ạ Thái Hậu bảo tuy vậy, ta cũng chẳng hạnh phúc trong chánh pháp này.
Nhưng con dâu ta vẫn tuân phục giới luật rất chuyên nhất, hãy đến hỏi nàng đi!
Thế rồi họ kính cẩn từ giã Thái Hậu và đến hỏi xin Hoàng Hậu theo cách như trên.
Và cũng như trên, bà bảo: Ta không thể truyền chánh pháp ấy được vì chính ta đây cũng không chấp trì nó nữa.
Bấy giờ, một hôm Hoàng Hậu đang ngồi ở cửa mắt cáo nhìn xuống, bà thấy nhà Vua đang tham dự một cuộc diễn hành long trọng quanh Kinh Thành. Phó Vương ngồi trên lưng voi, đằng sau Ngài.
Bà cảm thấy yêu vị Phó Vương và tự nghĩ: Nếu ta làm bạn với chàng và khi anh chàng mất, chàng sẽ lên làm Vua và lấy ta làm vợ thì sao?
Thế rồi, bà chợt nghĩ: Ta là kẻ chấp trì chánh pháp Kuru, ta lại là kẻ đã có chồng, thế mà ta lại còn để mắt yêu thương một người đàn ông khác.
Ðây hẳn là một tì vết trong đức hạnh của ta!
Hoàng Hậu cứ ray rứt ân hận mãi. Bà đã kể cho sứ giả nghe điều này.
Nghe xong, họ bảo: Tội lỗi không phải chỉ là sự phát khởi một ý nghĩ.
Nếu chỉ vì việc quá nhỏ nhặt như thế mà lệnh bà thấy hối hận, thì lệnh bà đâu có thể phạm tội lỗi nào được?
Ðức hạnh không thể bị rạn nứt vì một chuyện quá nhỏ nhặt như thế đâu!
Xin hãy truyền chánh pháp Kuru cho chúng tôi. Thế là Hoàng Hậu đọc chánh pháp và họ chép nó vào tấm bảng vàng.
Nhưng Hoàng Hậu bảo: Này quí vị, tuy thế đức hạnh của ta cũng không được hoàn hảo. Nhưng vị phó vương vẫn tuân trì giới luật rất tinh chuyên. Hãy đến nơi Ngài mà hỏi.
Thế là đoàn người lại đến với vị phó Vương và cũng hỏi xin Ngài chánh pháp Kuru như trước. Phó Vương vẫn thường mang theo đoàn tùy tùng đến hầu cận Vua vào mỗi buổi chiều.
Khi xe Ngài và đoàn tùy tùng đến sân cung điện, nếu Ngài muốn dùng cơm với nhà Vua và ngủ đêm tại cung điện, thì Ngài sẽ gác dây cương và roi ngựa trên ách xe.
Đấy là dấu hiệu cho các tùy tùng lui ra và sáng hôm sau họ sẽ trở lại đứng chờ Ngài ra đi, còn người đánh xe sẽ ở lại trong xe và mang xe trở lại thật sớm chờ Ngài ở cổng cung Vua.
Nhưng nếu phó Vương muốn ra đi ngay sau đó thì Ngài để dây cương và roi ngựa trong xe rồi vào yết kiến nhà Vua. Rồi đám tùy tùng nhìn thấy dấu hiệu rằng Ngài sẽ ra đi ngay, phải đứng chờ Ngài trước cổng cung điện. Một hôm, Ngài làm như thế rồi vào yết kiến Vua. Nhưng khi Ngài vào bên trong thì Trời bắt đầu mưa.
Vua thấy thế nên không chịu cho Ngài ra đi. Do đó, Ngài cũng dùng cơm rồi ngủ tại cung điện. Nhưng đoàn tùy tùng đứng chờ phó Vương bên ngoài vẫn phải đứng đó suốt đêm trong mưa.
Ngày hôm sau, khi Ngài đi ra và thấy cả đám người ướt át đang đứng đó, Ngài tự nghĩ: Ta là kẻ chấp trì chánh pháp Kuru, thế mà ta lại để cho đám người này phải khổ nhọc!
Chắc chắn đây là một tỳ vết trong đức hạnh của ta! Ngài cứ bứt rứt hối hận mãi.
Vì thế, Ngài bảo các sứ giả: Giờ đây ta vẫn nghi ngờ không biết mình có thực sự chấp trì chánh pháp không.
Do đó ta không thể truyền nó cho quí vị được.
Rồi Ngài kể cho họ nghe vấn đề ấy.
Nghe thế, họ bảo: Nhưng Ngài đã không hề có ý định làm khổ nhọc những người kia. Ðiều gì không do ý định thì không được kể là tội lỗi.
Nếu vì một việc nhỏ nhặt như thế mà Ngài còn cảm thấy hối hận thì Ngài có thể phạm tội gì được?
Thế rồi họ được phó Vương truyền chánh pháp này và họ chép nó vào tấm bảng vàng.
Ngài lại nói: Tuy thế, chánh pháp này còn khiếm khuyết trong ta. Nhưng vị tế sư của ta vẫn chấp trì nó rất tinh chuyên, hãy đến gặp vị ấy mà xin hỏi.
Thế là sứ giả lại đến đó gặp vị tế sư. Bấy giờ vị tế sư một hôm đến chầu Vua. Dọc đường ông trông thấy một chiếc xe màu sặc sỡ như Mặt Trời ban mai, đó là một chiếc xe do một vị Vua nọ gửi đến cho Vua.
Xe của ai thế?
Ông hỏi và được trả lời: Xe gửi đến cho Đức Vua đấy!
Thế rồi ông tự nghĩ: Ta đã già rồi, nếu Vua cho ta chiếc xe kia để ta dùng thì hay biết bao!
Khi đến yết kiến Vua, ông chúc tụng rồi đứng một bên. Bấy giờ chiếc xe được mang lại cho Vua.
Vua bảo: Chiếc xe đẹp quá, hãy trao tặng thầy ta đi. Nhưng vị giáo sĩ không thích nhận.
Dù được nài nỉ nhiều lần, ông cũng vẫn không là không!
Tại sao như vậy?
Bởi vì ông nghĩ: Ta là kẻ hành trì chánh pháp Kuru mà lại còn ham muốn của cải người khác, chắc chắn đây là một tỳ ố trong đức hạnh của ta.
Ông kể chuyện cho các sứ giả nghe và nói thêm: Các con ạ, ta đang nghi ngờ chánh pháp Kuru.
Chánh Pháp này giờ đây không làm cho ta an lạc, do đó ta không thể truyền dạy cho các con được.
Nhưng các sứ giả bảo: Một chút phát khởi tham dục không thể làm rạn nứt đức hạnh được.
Nếu Ngài cảm thấy ngần ngại về một điều nhỏ nhặt như thế kia thì Ngài đâu có thể gây nên một tội lỗi thực sự nào được?
Thế là họ được ông truyền đọc giới luật và họ chép vào tấm bảng vàng.
Tuy thế, thiện Pháp này giờ đây chẳng làm cho ta an lạc Vị giáo sĩ bảo nhưng người quản tượng của hoàng gia vẫn hành trì nó rất cẩn trọng. Hãy đến hỏi ông ta.
Thế là các sứ giả tìm đến hỏi người quản tượng
Một hôm, người quản tượng đang đo một cánh đồng.
Ông buộc sợi dây thừng vào một cái cọc và đưa một đầu dây cho người chủ đất cầm, còn ông cầm đầu dây kia. Cây cọc ở cuối sợi dây và ông cầm tới ngay một cái hang cua.
Ông tự nghĩ: Nếu ta cắm cọc vào lỗ thì con cua trong lỗ sẽ bị thương. Nếu ta cắm cọc vào phía bên kia lỗ thì tài sản của nhà Vua sẽ bị thiệt và nếu ta đặt cọc phía bên này lỗ thì người điền chủ sẽ bị thiệt.
Phải làm sao đây?
Thế rồi ông lại nghĩ: Con cua hẳn phải ở trong lỗ này, nhưng nếu nó ở trong đó thì nó phải tự lộ ra chứ. Thế là ông ta cắm cọc vào lỗ.
Bên trong, con cua phát ra tiếng cạch!
Ông liền nghĩ: Chắc hẳn cây cọc đã đâm lên mình cua và rõ ràng là ta đã giết chết nó.
Ta là kẻ tuân trì chánh pháp Kuru và nay ta đã gây tỳ ố vào đó rồi!
Người quản tượng thuật cho các sứ giả nghe như thế và nói thêm: Vì vậy, tôi đang nghi ngờ về chánh pháp ấy, tôi không thể trao nó cho quí vị được!
Các sứ giả nói: Ông đã không cố ý muốn giết con cua. Làm điều gì mà không cố ý thì không phải tội lỗi.
Nếu chỉ vì một chuyện quá nhỏ nhặt như thế kia mà ông còn cảm thấy e ngại thì ông đâu có thể gây một tội lỗi thực sự nào được?
Thế rồi họ được người quản tượng truyền chánh pháp và họ chép vào tấm bảng vàng.
Ông ta lại nói: Tuy giới luật này không làm cho tôi an lạc, người đánh xe vẫn hành trì nó rất tinh chuyên, quí vị hãy đến hỏi ông ấy đi!
Vì thế đoàn người từ giã để đến gặp người đánh xe. Bấy giờ một hôm ông ta đánh xe đưa nhà Vua đến hoa viên. Nơi đây Vua thưởng ngoạn suốt ngày, đến chiều mới trở lại và bước lên xe ra về.
Nhưng, vào lúc hoàng hôn, trước khi về đến thành phố, một cơn giông đổ xuống. Người đánh xe sợ nhà Vua có thể ướt, ra roi quất vào đôi ngựa quý và chúng phóng thật nhanh về nhà.
Từ đó về sau, trên đường đi đến hoa viên hay từ hoa viên trở về, hễ ngang quãng đó là đôi ngựa phóng nhanh lên.
Tại sao vậy?
Bởi chúng nghĩ rằng hẳn phải có cái gì nguy hiểm ở quãng đó cho nên người đánh xe tự nghĩ: Nếu Đức Vua có bị ướt hay không, thì đó đâu phải lỗi của ta?
Thế mà một lúc không đáng, ta ra roi quất vào đôi ngựa quý vốn được luyện tập thuần thục này, khiến chúng cứ phải cố hết sức phóng nhanh lên, cố sức mãi cho đến khi mệt nhoài, đó là tại ta cả!
Ta là kẻ tuân trì chánh pháp Kuru, chắc chắn đây là một tỳ vết xấu rồi!
Người đánh xe thuật chuyện cho các sứ giả nghe và bảo: Vì lý do như vậy mà tôi nghi ngại về chánh pháp ấy và không thể truyền nó cho quý vị.
Các sứ giả nói: Nhưng ông chẳng cố ý làm mệt các con ngựa kia, làm việc gì không cố ý thì không phải là tội lỗi.
Nếu chỉ vì một việc quá nhỏ nhặt như thế kia mà ông còn cảm thấy e ngại thì ông đâu có thể gây nên một tội lỗi thực sự nào được?
Thế là các sứ giả được người đánh xe đọc chánh pháp ấy và họ chép nó vào tấm bảng vàng.
Nhưng người đánh xe lại đề nghị họ tìm đến một vị Trưởng Giả kia và nói: Tuy chánh pháp này không làm cho tôi an lạc, ông ta vẫn chấp trì nó rất cẩn trọng. Các sứ giả lại đến gặp các vị Trưởng Giả và hỏi xin chánh pháp.
Bấy giờ vị Trưởng Giả một hôm ra thăm đồng lúa, thấy một chùm bông lúa nở nứt vỏ, ông đến cột túm lại bằng một túm lúa và lấy một nắm cột vào một cây gậy.
Thế rồi ông chợt nghĩ: Do từ cánh đồng này, ta phải dâng Đức Vua số lợi tức của Ngài!
Thế mà ta lại lấy đi một nắm lúa từ một thửa ruộng chưa chín!
Ta là kẻ tuân trì chánh pháp Kuru, chắc chắn ta đã phá vỡ nó rồi!
Ông ta kể chuyện cho các sứ giả và bảo: Giờ đây, tôi đang nghi ngại về pháp ấy, do đó tôi không thể truyền cho quí vị được.
Các sứ giả nói: Nhưng ông đã không hề có ý lấy cắp, không có ý nghĩ ấy thì không thể bị kết tội ăn cắp.
Nếu ông cảm thấy ân hận chỉ vì một việc nhỏ nhặt như thế kia thì làm sao mà ông có thể lấy những gì của kẻ khác?
Thế là họ được vị Trưởng Giả đọc chánh pháp ấy và họ chép nó vào tấm bảng vàng.
Vị Trưởng Giả nói thêm: Mặc dầu tôi chẳng được sung sướng trong việc này, vị giữ kho thóc của nhà Vua chấp trì giới luật này rất tinh chuyên. Hãy đến hỏi ông ấy.
Thế là các sứ giả đến hỏi xin viên chức coi kho thóc. Bấy giờ một hôm ông này đang ngồi trước cửa kho lo việc đếm số thóc nộp thuế cho Vua, đã bốc một hột thóc chưa được đong và bỏ nó riêng ra để làm dấu. Lúc ấy mưa bắt đầu rơi.
Ông vội đếm các hột thóc dùng để làm dấu xem bao nhiêu và quét gom lại rồi bỏ chúng vào đống thóc đã được đong đếm.
Sau đó ông vội chạy vào ngồi trong nhà người giữ cổng: Ta đã bỏ các hột thóc dùng làm dấu kia vào đống thóc được đong đếm hay vào đống thóc chưa đong đếm nhỉ?
Ông tự hỏi như vậy và chợt nghĩ: Nếu ta đã bỏ các hột thóc ấy vào đống thóc đã được đong đếm, thì phần của Vua được tăng lên và các chủ điền lại bị thiệt. Ta là kẻ chấp trì chánh pháp Kuru, và nay ta đã có tỳ vết xấu rồi!
Vì thế ông ta thuật cho các sứ giả nghe chuyện này và nói thêm rằng vì ông ta nghi ngại về pháp ấy nên không thể truyền nó cho họ.
Nhưng các sứ giả nói: Ông không có ý định lấy trộm và nếu không có ý định ấy thì không thể bị kết tội là gian dối.
Nếu chỉ vì một việc quá nhỏ nhặt như vậy mà ông còn e ngại thì ông đâu có thể lấy đồ vật gì của ai?
Thế là các sứ giả được viên chức coi kho thóc truyền chánh pháp và họ chép nó vào tấm bảng vàng.
Ông ta nói thêm: Tôi không giữ được toàn vẹn giới đức nhưng người gác cổng tuân trì nó rất tinh chuyên. Hãy đến ông ấy mà hỏi. Thế là các sứ giả ra đi và đến hỏi người gác cổng.
Bấy giờ người gác cổng, một đêm vào giờ đóng cổng thành, đã gọi lớn lên ba lần. Một người nghèo khổ kia đang lượm củi, lượm lá trong rừng với cô em gái út, nghe tiếng gọi vội cùng em chạy lại.
Người gác cổng nói: Này anh, há không biết nhà Vua đang ở trong thành sao?
Anh há không biết rằng đã đến giờ đóng cổng thành sao, thế mà anh lại đi vào trong rừng làm chuyện yêu đương!
Người kia đáp: Không đâu, thưa ông, đây không phải vợ tôi mà là em gái tôi.
Người gác cổng chợt nghĩ: Bảo cô em gái là vợ thì thật là sàm sỡ quá! Ta là kẻ chấp trì giới luật Kuru, rõ ràng giờ đây ta đã phá vỡ nó rồi!
Ông kể chuyện cho các sứ giả và nói thêm: Như thế, tôi đang nghi ngờ không biết rằng tôi có thực sự chấp trì chánh pháp Kuru hay không, do đó tôi không thể truyền nó cho quý vị.
Nhưng các sứ giả bảo: Ông đã nói như thế vì ông nghĩ như thế, điều ấy không làm rạn vỡ đức hạnh của ông.
Nếu ông cảm thấy hối hận vì một điều quá nhỏ nhặt như thế kia thì ông đâu có thể nào buông một lời dối trá?
Thế là họ được người gác cổng đọc các giới hạnh ấy và họ chép chúng vào tấm bảng vàng.
Thế rồi người gác cổng bảo: Tuy giới luật này chẳng làm tôi an lạc, nàng kỹ nữ kia lại chấp trì nó rất tinh chuyên, quí vị hãy đến hỏi nàng. Các sứ giả làm theo như vậy.
Nàng đã từ chối như những người đã kể trên kia vì lý do sau đây: Sakka, Ðế Thích, Thiên Chủ, muốn thử đức độ của nàng, liền hóa ra một chàng trai đến trao cho nàng một ngàn đồng tiền và nói: Lát nữa tôi sẽ trở lại. Thế rồi Ngài trở về Trời và suốt ba năm không xuống thăm nàng. Còn nàng, vì danh dự, cũng suốt ba năm không nhận dù chỉ một miếng trầu từ bất cứ người đàn ông nào cả.
Dần dần, nàng trở nên nghèo khó, rồi nàng tự nghĩ: Người đàn ông cho ta một ngàn đồng kia đã ba năm nay không hề trở lại, và giờ đây ta trở nên nghèo khó. Ta không thể giữ gìn cả xác thân và tâm hồn cùng một lúc, nay ta phải đến kể cho Ngài phán quan và sẽ kiếm tiền như trước đây.
Thế là nàng đến Pháp Đường và bảo: Cách đây ba năm, có một người đàn ông đến cho tôi một ngàn đồng rồi chẳng hề trở lại. Tôi không biết ông ta đã chết rồi hay chưa. Tôi không thể giữ trọn vừa thân xác vừa Linh Hồn được.
Thưa Ngài, tôi phải làm sao đây?
Vị phán quan trả lời: Nếu đã ba năm mà ông ta không trở lại thì cô phải làm gì ư?
Hãy kiếm tiền như trước kia đi!
Ngay sau khi nàng rời Pháp Đường với lời phán quyết kia, một người đàn ông đến trao tặng nàng một ngàn đồng. Trong khi nàng đang đưa tay lấy thì Ðế Thích hiện thành chàng trai nọ.
Nàng bảo: Ðây là người đã cho tôi một ngàn đồng ba năm trước đấy tôi không nên lấy tiền của ông ta.
Rồi nàng rụt tay lại.
Bấy giờ, Ðế Thích hiện nguyên hình của mình rồi bay lên không, sáng rỡ như Mặt Trời ban mai và gọi cả thành phố tụ tập lại.
Ðứng giữa đám đông, Ðế Thích nói: Ðể thử lòng tốt của nàng, cách đây ba năm, ta đã cho nàng một ngàn đồng.
Hãy làm như nàng, hãy giữ lấy danh dự của các người như nàng đã từng giữ danh dự của nàng.
Sau lời khuyên bảo ấy, Ngài ban cho nhà nàng tràn ngập những châu ngọc đủ bảy loại và nói: Từ nay, hãy tỉnh giác hộ phòng. Ngài khuyến dụ nàng như thế rồi bay lên Trời.
Vì câu chuyện trên đây nàng kỹ nữ đã từ chối truyền giới luật cho các sứ giả và nói: Bởi vì trước kia tôi đã nhận tiền của một người, thế mà sau đó lại đưa tay ra muốn nhận tiền của một kẻ khác, thế là đức hạnh của tôi không được toàn hảo. Do đó tôi không thể trao giới luật cho quý vị được.
Nghe thế, các sứ giả bảo: Mới chỉ đưa tay ra thì không xâm phạm gì đến đức hạnh, đức hạnh kia của cô thật là toàn hảo đệ nhất!
Và như vậy, nàng kỹ nữ là người sau cùng đã truyền giao các giới đức cho các sứ giả và họ đã chép chúng vào tấm bảng vàng.
Họ mang tấm bảng vàng với các giới luật về thành Dantapura và thuật cho Vua nghe mọi chuyện trong chuyến đi vừa qua.
Thế rồi Vua Dantapura thực hành theo các giới luật Kuru và tuân theo ngũ giới. Bấy giờ trong khắp Vương Quốc Kàlinga, đâu đâu cũng có mưa rơi xuống, ba mối lo sợ kia đã giảm đi, đất đai trở nên màu mỡ tốt tươi.
Bồ Tát suốt đời bố thí, hành thiện rồi về sau cùng với quần thần đi lên làm đông đảo các Cõi Trời.
Khi kể xong Pháp Thoại này, Bậc Ðạo sư tuyên thuyết Tứ Ðế và giải thích Tiền Thân. Ở phần kết thúc Tứ Ðế, nhiều người đắc quả Dự Lưu, nhiều người đắc quả Nhất Lai, nhiều người đắc quả Bất Lai và nhiều người đắc quả A La Hán.
Và tiền thân được Bậc Ðạo Sư nhận diện như sau: Uppalavannà Liên Hoa Sắc là nàng kỹ nữ, Punna là người gác cổng thành, người quản tượng là Kuccàna, Kolita là người coi vựa thóc, vị Trưởng Giả là Sàriputta, người lái xe là Anuruddha A na luật, vị tế sư là Trưởng Lão Kassapa Ðại Ca Diếp.
Phó Vương là Nandapandita, mẹ của Ràhula La Hầu La là chánh hậu, Thái Hậu là bà Mayà, còn vị Vua Bồ Tát là ta. Tiền thân rõ ràng là như thế.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Hai Mươi Sáu - phẩm Tín Thọ
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Hai Mươi Tám - Phẩm Tội Chướng
Phật Thuyết Kinh đại Bát Niết Bàn - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Ca Diếp Bồ Tát - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Ba Mươi Tám - Kinh Uống Nước ống Máng
Phật Thuyết Kinh Cha Con Gặp Nhau - Phẩm Hai Mươi Sáu - Sự Sai Khác Của Lục Giới - Phần Một