Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Ba - Phẩm Bốn - Phẩm Ba Bài Kệ Số Hai - Chuyện Chim Bồ Câu Tiền Thân Romaka

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG BA  

PHẨM BỐN

PHẨM BA BÀI KỆ SỐ HAI  

CHUYỆN CHIM BỒ CÂU

TIỀN THÂN ROMAKA  

Dãy đồi này năm mươi năm lẻ một. Chuyện này do Bậc Ðạo Sư kể tại Trúc Lâm về một mưu toan giết hại.

Các chi tiết của chuyện được diễn ta như sau: Ngày xưa, khi Brahmadatta là Vua xứ Ba La Nại, Bồ Tát sinh làm một con Bồ câu, sống với một đàn bồ câu đông đúc ở giữa khu rừng trong một cái động ở dãy đồi.

Có một nhà tu khổ hạnh rất đức độ đến dựng một túp lều để ở, bên trong một cái động khác của dãy đồi, gần bìa làng, không xa chỗ ở của đàn bồ câu. Bồ Tát thường đến thăm và được nghe những lời dạy quí giá.

Sau khi sống ở đó một thời gian dài, nhà tu khổ hạnh ra đi. Bấy giờ lại có một người giả làm một nhà tu khổ hạnh đến đó ở. Bồ Tát cũng cùng cả đàn bồ câu đến viếng thăm, kính cẩn chúc tụng người ấy.

Ðàn chim cứ nhảy nhót suốt ngày quanh chỗ của người ẩn dật, mổ đồ ăn trước cửa động và đến chiều mới bay về nhà. Người tu khổ hạnh giả mạo kia sống ở đó hơn năm mươi năm.

Một hôm, người làng đến cho ông một số thịt bồ câu đã được nấu chín. Ông rất thích mùi vị ấy và hỏi xem đó là thịt gì thì được trả lời là thịt bồ câu.

Ông tự nghĩ:  Từng đàn chim Bồ câu thường đến nơi trú ẩn của ta, ta phải giết vài con để ăn mới được. Thế là ông ta lấy gạo, bơ, sữa, ngò, tiêu và để sẵn sàng. Ông dấu một cái gậy trong chéo áo, ngồi trước cửa lều và chờ bầy chim bồ câu đến.

Khi Bồ Tát bay đến cùng đàn bồ câu, Ngài phát hiện được việc ác mà người tu khổ hạnh giả mạo kia đang mưu định: Nhà tu ác độc đang ngồi với bộ tịch giả dối kia, có lẽ ông đã ăn mất một số trong bọn ta rồi, ta sẽ vạch mặt ông ta!

Thế rồi Ngài đáp xuống phía dưới gió và đánh hơi kẻ ác kia: Ðúng rồi, ông nói người này muốn giết chúng ta mà ăn thịt, chúng ta chớ đến gần ông ta. Rồi Ngài cùng cả đàn chim bay đi.

Thấy Bồ Tát bay ra xa, người ẩn dật kia tự nghĩ: Ta sẽ nói vài lời ngọt ngào với nó để làm thân, rồi giết nó mà ăn thịt.

Rồi ông ta đọc hai bài kệ sau:

Dãy đồi này, năm mươi năm lẻ một,

Lũ chim muông vẫn lui tới thăm ta.

Ở nơi đây bao đầm ấm, an hòa.

Ðâu cần phải e dè hay sợ hãi!

Thế mà nay lũ cháu chắt con cái

Ngại nơi này, bay đến ở đồi kia.

Chúng đã quên niềm kính trọng ngày xưa,

Chúng có phải bầy chim dòng giống cũ?

Bồ Tát liền quay lại đọc bài kệ thứ ba:

Ta chẳng khùng đâu, biết rõ ông,

Ta đây, dòng giống của tôn tông.

Còn ông vẫn thế, rắp tâm hại,

Ẩn giả, ta đây phải ngại ngùng.

Chúng đã vạch mặt ta rồi.

Nhà tu khổ hạnh giả mạo kia nghĩ thế rồi ném cây gậy vào con chim nhưng ông không ném trúng được.

Ði đi, ông bảo, ta đã bắt hụt mi! Ông bắt hụt chúng tôi Bồ Tát nói nhưng ông sẽ không bắt hụt bốn địa ngục đâu! Nếu ông còn ở đây, tôi sẽ gọi người làng và bảo họ đến bắt ông về tội trộm.

Hãy cút đi nhanh lên! Bồ Tát dọa ông ta như thế rồi bay đi. Kẻ ẩn dật kia không thể sống ở đó lâu hơn nữa.

Khi Bậc Ðạo Sư kể xong pháp thoại này, Ngài nhận diện tiền thân: Bấy giờ Đề Bà Đạt Đa là nhà tu giả mạo, còn vị tu khổ hạnh đầu tiên, kẻ thiện hạnh, là Xá Lợi Phất và con Bồ câu đầu đàn chính là ta đây.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần