Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Ba - Phẩm Một - Phẩm Sankappa - Chuyện ẩn Sĩ Tirìta Vaccha Tiền Thân Tirìta Vaccha

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG BA  

PHẨM MỘT

PHẨM SANKAPPA  

CHUYỆN ẨN SĨ TIRÌTA VACCHA

TIỀN THÂN TIRÌTA VACCHA  

Con thấy hạng người này. Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, Bậc Ðạo Sư kể về Tôn Giả Ànanda được cúng dường một ngàn tấm y, năm trăm tấm từ tay các cung nữ của Vua Kosala và năm trăm tấm từ chính tay Vua.

Hoàn cảnh chuyện này đã được diễn tả trong Tiền Thân Guna. Thuở xưa, khi Vua Brahmadatta trị vì xứ Ba La Nại, Bồ Tát sanh ra trong một gia đình Bà La Môn ở nước Kàsi. Ðến ngày lễ đặt tên, Bồ Tát được gọi là Tirìtavaccha. Ðến tuổi trưởng thành, Bồ Tát đi học các tài nghệ ở Takkasìlà, sau đó lập gia đình.

Khi cha mẹ mệnh chung, Bồ Tát quá xúc động nên từ bỏ gia đình, xuất gia trở thành vị ẩn sĩ, tự nuôi sống bằng các thứ rễ cây và trái ở trong rừng và trú tại đấy.

Trong khi Bồ Tát sống tại đấy, thì ở biên giới Bà La Môn có một cuộc dấy loạn. Chính Vua cầm quân đi ra biên địa nhưng thua trận. Vua hốt hoảng vì sợ chết nên leo lên lung voi và bỏ chạy, theo con đường ven núi đi lang thang trong rừng.

Vào buổi sáng, trong khi Tirìtavaccha đi tìm các loại trái cây thì Vua đi đến am thất của Bồ Tát.

Vua nghĩ: Ðây là trú xứ của các vị ẩn sĩ khổ hạnh, nên Vua xuống voi, mệt mỏi vì gió và nắng.

Vua khát nước liền tìm kiếm ghè nước để uống nhưng không thấy. Vua men theo đường kinh hành, và thấy một giếng nước nhưng không tìm ra sợi dây gàu để kéo nước lên.

Không chịu đựng nổi cơn khát nước, Vua bèn lấy sợi dây nịt bụng con voi, cột dây vào thành giếng và sau đó cột dây vào chân của mình.

Vau leo xuống giếng nhờ dây nịt, nhưng dây nịt không đủ dài nên Vua lấy thượng y cột vào đầu dây nịt để leo xuống, và cũng không tới mặt nước.

Vua lấy ngón chân chạm đến nước, cũng không uống nước được, liền nghĩ: Nếu không giải khát được, thà chết còn hơn, Vua thả mình rơi xuống giếng, uống cho đến thỏa thích nhưng rồi không thể leo lên giếng được, bèn đứng tại chỗ ấy. Con voi được khéo huấn luyện, không đi chỗ khác, nó nhìn xuống Vua và cũng đứng đợi Vua.

Vào buổi chiều, Bồ Tát đem các trái cây về, và thấy con voi liền nghĩ: Nhà Vua đã đến đây.

Nhưng sao chỉ thấy con voi được nai nịt ở đây?

Có việc gì vậy?

Vì thế, Bồ Tát đi đến con voi. Con voi biết Bồ Tát đi đến gần, liền đứng qua một bên.

Bồ Tát an ủi Vua và nói: Thưa Ðại Vương, chớ sợ hãi. Bồ Tát cột một cái thang kéo Vua lên, xoa bóp thân Vua, bôi dầu, cho Vua tắm, mời Vua ăn các trái cây v.v... và cởi áo giáp cho con voi.

Vua nghỉ tại đấy hai, ba ngày, rồi mời Bồ Tát nhận lời đến thăm Vua và ra đi. Quân đội của Vua đóng trại không xa thành phố, thấy Vua đi đến liền vây quanh Vua.

Còn Bồ Tát, sau một tháng rưỡi, đi đến Ba La Nại và trú tại công viên. Sáng hôm sau, Bồ Tát đi đến cung Vua khất thực. Lúc ấy Vua mở rộng cánh cửa sổ lớn và đang nhìn xuống sân, thấy Bồ Tát, nhận ra Ngài, liền từ lâu đài đi xuống, và đảnh lễ Ngài.

Rồi Vua đưa Bồ Tát vào phòng hội lớn, đặt Ngài ngồi trên long sàng, có một lọng trắng che phía trên, mời Ngài dùng món ăn dành riêng cho mình.

Sau khi ăn xong, Vua đưa Bồ Tát về công viên, bảo xây dựng một con đường kinh hành có mái che nắng, một tịnh thất cho Bồ Tát và hiến cúng đầy đủ các vật dụng cần thiết của một vị xuất gia.

Sau khi giao Bồ Tát cho người giữ vườn chăm sóc, Vua đảnh lễ Bồ Tát rồi ra đi. Từ đấy Bồ Tát ăn tại cung Vua. Vua hết sức tôn trọng và cung kính Bồ Tát.

Nhưng các đình thần không chịu nổi việc như vậy, họ nói: Nếu một người lính được hưởng vinh dự như vậy thì nó làm được gì?

Rồi họ đi đến gặp vị phó vương và nói: Thưa Thiên Tử, Ðại Vương của chúng thần quá ái mộ một vị tu khổ hạnh, không biết Ðại Vương thấy được gì ở vị ấy. Xin Ngài bàn luận với Ðại Vương về vấn đề này.

Vì phó vương bằng lòng cùng với đình thần đến gặp Vua, đảnh lễ và đọc bài kệ đầu:

Con thấy hạng người này

Không có chút trí tuệ,

Nó không phải bà con,

Cũng không phải bạn Vua,

Tại sao ẩn sĩ này,

Với ba cây que nhỏ,

Ti ri ta vac cha,

Lại được ăn thượng vị?

Nghe như vậy, Vua nói với Hoàng Tử: Này con thân, trước kia khi cha đi đến biên địa đánh giặc và thất trận, cha đã không về hai ba ngày con có nhớ chăng?

Hoàng Tử trả lời: Con có nhớ.

Vua nói: Lúc ấy cha nhờ người này cứu mạng sống. Rồi Vua kể toàn câu chuyện cho Hoàng Tử nghe.

Vua nói: Này con thân, nay người cứu mạng cha đến với cha. Dầu cha có cho vị ấy cả Vương Quốc, cha cũng không thể đền đáp công đức của Ngài.

Và Vua đọc các bài kệ:

Trong khi ta gặp nạn,

Vì chiến đấu thất bại,

Ta chỉ có một mình,

Chính vị ấy đưa tay,

Trong rừng sâu ghê rợn,

Nhờ vị ấy, ta thoát,

Ra khỏi cảnh khó khăn,

Cơn đau khổ vây chặt.

Nhờ sự giúp đỡ này

Ta đã trở về đây,

Thoát khỏi hàm thần chết,

Trở lại với đời sống,

Này Hoàng Tử con thân,

Ti ri ta Vac cha

Xứng đáng được lợi dưỡng,

Hãy cúng dường tài sản

Cùng các lễ tế đàn.

Như vậy Vua nói lên công đức của Bồ Tát, như làm trăng mọc lên giữa hư không. Và các công đức của Bồ Tát được tuyên dương khắp mọi nơi, nên Ngài nhận được nhiều quyền lợi dưỡng và lòng kính trọng.

Từ đấy về sau, vị phó vương hay các đình thần, hay bất cứ ai khác đều không dám nói gì chống Bồ Tát với Vua và Vua vâng theo lời dạy của Bồ Tát, làm công đức như bố thí v.v... rồi khi mệnh chung đi lên làm đông đảo hội chúng Thiên Giới.

Còn Bồ Tát đạt được các thắng trí và thiền chứng, cuối cùng được sanh lên cõi Phạm Thiên.

Rồi Bậc Ðạo Sư nói thêm: Các Bậc Hiền Trí thời xưa cũng đã có lòng giúp đỡ.

Sau khi kể pháp thoại này, Bậc Ðạo Sư nhận diện tiền thân: Lúc bấy giờ nhà Vua là Ànanđa, còn vị tu khổ hạnh là ta vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần