Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Bảy - Phẩm Bảy Bài Kệ - Chuyện Người Nuốt Lưỡi Kiếm Tiền Thân Dasanaka

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

 PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG BẢY  

PHẨM BẢY BÀI KỆ  

CHUYỆN NGƯỜI NUỐT LƯỠI KIẾM

TIỀN THÂN DASANAKA  

Bảo kiếm Da San thích máu hồng. Bậc Ðạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về âm mưu quyến rủ một Tỳ Kheo do người vợ cũ gây ra. Tỳ Kheo ấy thú nhận đã thối thất vì lý do này.

Bậc Ðạo Sư bảo: Nữ nhân ấy đã làm hại ông. Thời xưa ông cũng đã suýt chết vì tương tư kẻ ấy. Về sau nhờ các bậc Trí ông được cứu sống lại. Rồi Ngài kể một chuyện đời xưa.

Ngày xưa, khi Ðại Vương Maddava trị vì Ba La Nại, Bồ Tát được sinh làm con một gia đình Bà La Môn. Cha mẹ đặt tên Ngài là nam tử Senaka.

Khi lớn lên, Ngài đi học mọi nghệ thuật tại Takkasilà, và khi về Ba La Nại Ngài trở thành Quốc Sư của Vua Maddava về thế sự cũng như Thánh sự.

Ngài được Danh Hiệu Bậc Hiền Trí Senaka và được cả Kinh Thành sùng kính như Mặt Trăng, Mặt Trời. Thời ấy con trai của vị Tế Sư Hoàng Gia đến yết kiến Vua, thấy bà chánh Hậu trang điểm ngọc vàng cực kỳ diễm lệ, đâm ra si tình, khi về nhà chẳng chịu ăn uống gì cả, cứ nằm dài ra. Bạn hữu liền hỏi thăm và chàng trai kể hết mọi chuyện.

Vua hỏi: Con trai của vị Tế Sư Hoàng Gia không đến, việc này là thế nào?

Khi nghe duyên cớ, Vua cho gọi chàng trai vào và bảo: Trẫm trao Hoàng Hậu cho cậu trong bảy ngày, cứ ở nhà cậu bảy ngày ấy xong, qua ngày thứ tám, cậu trả lại nàng cho ta.

Thế thì tốt lắm, tâu Ðại Vương. Chàng trai đáp rồi đem Hoàng Hậu về nhà thọ hưởng lạc thú với nàng. Hai người đâm ra say mê nhau, và bí mật trốn khỏi nhà chạy sang một xứ khác, không ai biết họ đi đâu và đường đi của họ chẳng khác nào đường của con tàu trên biển cả.

Vua truyền đánh trống thông báo khắp Kinh Thành, nhưng dù đã tìm mọi nơi, họ vẫn không thấy nàng đã đến đâu cả. Sau đó nỗi đau buồn khủng khiếp vì thiếu nàng xâm chiếm trọn tâm can Vua.

Tim ông bừng nóng rực và trào máu ra ngoài!

Tiếp theo đó, máu từ ruột gan chảy ra khiến bệnh trầm trọng thêm. Các ngự y tài danh đều không thể chữa trị được đành bó tay.

Bồ Tát suy nghĩ: Bệnh này không phải do nội thân Vua, mà do Vua mắc tương tư vì không thấy Hoàng Hậu. Ta thử dùng vài phương cách chữa trị xem sao.

Ngài liền gọi hai Quốc Sư hiền trí của Vua là Àyura và Pukkusa vào bảo: Ðức Vua không có bệnh gì, ngoại trừ tâm bệnh chỉ vì Ngài không thấy Hoàng Hậu đó thôi. Giờ đây Ngài là bậc cứu hộ cao cả đối với thần dân. Ta quyết tìm mọi cách trị bệnh Ngài. Ta muốn triệu tập một đám quần chúng vào sân chầu và bảo một người biết xảo thuật nuốt lưỡi kiếm sắc biểu diễn việc này. Ta sẽ đưa Hoàng Thượng ra cửa sổ nhìn xuống đám đông.

Ngài sẽ nhìn người nuốt lưỡi kiếm và hỏi: Có việc gì khó hơn thế chăng?

Lúc ấy, này Tôn giả Àyura, xin hãy đáp: 

Nói: Ta sẽ từ bỏ vật này vật kia, còn khó hơn nữa.

Sau đó Ngài sẽ hỏi Tôn giả Pukkusa, và Tôn giả cần phải trả lời:

Tâu Ðại Vương, nếu một người nói: Ta từ bỏ vật này vật kia, rồi lại không bỏ nó được, thì lời nói đó sẽ vô ích thôi. Không ai sống hay uống ăn bằng những lời như vậy, nhưng người nào hành động theo lời nói và đem cho một vật đúng theo lời hứa thì chính họ làm được một việc khó hơn việc kia nữa đấy. Sau đó ta sẽ tìm cách tiến hành mọi sự tiếp theo. Thế là Ngài bảo tập họp một đám đông.

Rồi ba bậc Trí nhân ấy vào trình Vua: Tâu Ðại Vương, có đám đông trong sân chầu. Nếu ai nhìn xuống đó đổi sầu làm vui. Vậy xin Ðại Vương hãy cùng chúng thần đến đó xem sao. Ba vị rước Vua đến hé mở cửa sổ cho Vua nhìn thấy đám đông. Nhiều người lần lượt biểu diễn các xảo thuật mà mình biết.

Sau cùng có một người nuốt lưỡi kiếm sắc cạnh dài ba mươi ba phân ba mươi ba phân Anh: khoảng 80 cm.

Vua thấy vậy suy nghĩ: Người này đang nuốt lưỡi kiếm, ta muốn hỏi các bậc trí nhân này xem có việc gì khó hơn không?

Rồi Vua ngâm vần kệ đầu hỏi Àyura:

Bảo kiếm Da San thích máu hồng,

Cạnh đều sắc nhọn thật hoàn toàn,

Giữa đông người, nó ăn thanh kiếm,

Chẳng có việc nào khó nữa chăng?

Ta hỏi có gì đem sánh được

Nhờ khanh giải đáp, hỡi Hiền Nhân.

Àyura ngâm vần kệ thứ hai đáp lời:

Lòng tham dụ kẻ nuốt thanh gươm,

Cho dẫu lưỡi gươm bén thập toàn,

Song nói: Ta cho, lòng tự nguyện

Là điều khó thực hiện vô cùng,

Mọi điều gì khác đều không khó,

Ðại Đế Kiệt Đà, tôi giải phân.

Khi Vua nghe lời Àyura, ông liền suy nghĩ:

Thế thì bảo: Ta cho vật này còn khó hơn nuốt thanh kiếm.

Vậy ta đã nói: Ta ban Hoàng Hậu cho con trai Tế Sư, tức là ta đã làm một việc rất khó. Nhờ thế nỗi đau buồn trong tâm Vua lắng dịu được một chút.

Rồi suy nghĩ:

Có gì khó hơn nói: Ta cho người khác vật này chăng?

Ông lại ngâm vần kệ thứ ba nói chuyện với Trí giả Pukkusa:

Ây ra đã giải đáp lời ta,

Trí tuệ cao siêu quả thật là,

Ta hỏi giờ đây câu nữa nhé:

Còn gì khó nữa hỡi, Pusksa,

Nếu đem so sánh điều trên ấy,

Hiền giả, xin mời giải đáp ta.

Trí giả Pukkusa ngâm vần kệ thứ tư đáp lại:

Người ta không sống được bằng lời,

Lời nói thốt ra uổng phí thôi,

Song nếu đem cho không tiếc nuối,

Việc này còn khó bội hơn rồi.

Mọi điều gì khác đều không khó,

Ðại đế, đây lời đáp của tôi.

Vua nghe vậy, suy nghĩ:

Trước tiên ta nói: Ta sẽ đem Hoàng Hậu ban cho con trai tế sư, rồi ta đã làm theo lời hứa và đem cho nàng. Hiển nhiên ta đã làm một việc rất khó. Do vậy, nỗi sầu của Vua giảm bớt phần nào.

Rồi ông chợt nghĩ: Không có ai thông thái hơn Trí giả Senaka. Ta muốn hỏi vị ấy câu này.

Ông liền ngâm vần kệ thứ năm hỏi Ngài:

Puk sa đã giải đáp lời ta,

Trí tuệ cao siêu quả thật là.

Ta hỏi giờ đây câu nữa nhé:

Còn gì khó nữa, hỡi Senka,

Nếu đem so sánh điều trên ấy,

Hiền giả xin mời giải đáp ta.

Senaka ngâm vần kệ thứ sáu đáp lời Vua:

Nếu người có của đã đem cho

Bất luận là gì, dẫu nhỏ to,

Ðừng tiếc nuối sau khi bố thí,

Việc này quả thật khó hơn mà,

Mọi điều gì khác đều không khó,

Xin đáp Ðại Vương Ma Kiệt Đà.

Vua nghe lời Bồ Tát, lại suy nghĩ: Ta đã đem Hoàng Hậu ban cho con trai Tế Sư do ta tự nguyện, nay ta lại không kiềm nỗi ưu tư, ta sinh phiền não, héo mòn: Thật không xứng đáng với ta. Nếu nàng thương yêu ta thì nàng đã không bỏ Vương Quốc mà chạy trốn như vậy.

Ta còn phải liên hệ gì với nàng đã không yêu thương ta và bỏ trốn đi?

Trong lúc Vua suy nghĩ như vậy, mọi sầu não đều rơi rụng hết như giọt nước đổ trên lá sen, lập tức tâm Vua được bình an.

Ông hồi phục sức khỏe và an lạc ngâm vần kệ cuối cùng tán thán Bồ Tát:

Ấy ra giải đáp lời ta,

Thế rồi Hiền Giả Puksa cũng vậy,

Lời Senka quả thật hay,

Trong ba lời giải lời này tối ưu.

Sau khi tán thán, Vua hoan hỷ ban thưởng Ngài nhiều vàng bạc châu báu. Khi Pháp Thoại chấm dứt, Bậc Ðạo Sư tuyên thuyết các sự thật. Khi các sự thật kết thúc, vị Tỳ Kheo thối thất đã được an trú vào Sơ Quả Dự Lưu.

Rồi Ngài nhận diện tiền thân: Thời ấy, Hoàng Hậu là người vợ cũ, Vua là là Tỳ Kheo thối thất, Àyura là Moggallàna, Pukkusa là Sàriputta và Hiền Giả Senaka chính là ta.

*** 

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần