Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Hai Mươi Mốt - Phẩm Hai - Phẩm Tám Mươi Bài Kệ Số Hai - Phần Bốn - Chuyện Công Chúa Kurangavi

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐT  

PHẨM HAI  

PHẨM TÁM MƯƠI BÀI KỆ HAI  

PHẦN BỐN

CHUYỆN CÔNG CHÚA KURANGAVI  

Trong chuyện thứ ba, một thuở nọ, Vua Brahmadatta giết Vua Kosala và chiếm Quốc Độ. Cướp mất Hoàng Hậu đang có thai, Vua trở về Ba La Nại, và dù biết rõ tình trạng của bà, Vua vẫn phong bà làm Hoàng Hậu. Đến kỳ khai hoa nở phụng, bà sinh một hoàng nam giống như một bức tượng vàng ròng.

Bà suy nghĩ: Khi con ta lớn lên, Vua Ba La Nại sẽ bảo: Nó là con trai của kẻ thù ta.

Nó có nghĩa gì với ta đâu?

Và sẽ giết nó.

Nhưng không, ta không thể để con ta chết vì tay kẻ thù.

Vì thế bà bảo nhũ mẫu: Này chị, hãy lấy vải thô quấn hài nhi này và đi quẳng vào nhà xác. Nhũ mẫu làm theo lời bà, và sau khi tắm rửa xong, liền về nhà.

Còn Vua Kosala, sau khi từ trần, tái sinh làm vị thần hộ mạng hài nhi ấy, và do thần lực xui khiến, một con dê cái của một mục tử đang nuôi đàn dê ở vùng này, thấy đứa bé liền đem lòng thương yêu, cho nó bú sữa xong, đi quanh quẩn một lát rồi trở về hai, ba hoặc cả bốn lần để cho nó bú.

Người chăn dê thấy con dê đi quanh đó, liền đến nơi, thấy đứa bé cũng đem lòng thương yêu và ẫm nó về cho vợ. Bấy giờ bà vợ không có con nên không có sữa cho nó bú. Vì thế con dê cái tiếp tục cho nó bú. Từ hôm ấy, cứ mỗi ngày đều có hai ba con dê chết.

Người chăn dê suy nghĩ: Nếu đứa bé này được ta tiếp tục chăm sóc thì tất cả đàn dê đều chết.

Nó có nghĩa gì với ta chứ?

Sau đó y đặt nó vào một nồi đất, đậy lên một cái nắp và xoa lên mặt nó đầy bột đậu không thừa một kẽ hở nào, rồi thả nó xuống sông.

Đứa bé do dòng nước cuốn trôi đến bờ thấp gần cung Vua thì được một kẻ vá đồ cũ hạ đẳng trông thấy khi đang đứng rửa mặt với vợ. Y vội vàng chạy đến kéo cái nồi ra khỏi nước và đặt trên bờ.

Y suy nghĩ: Ta lấy được cái gì đây?

Vừa mở nồi ra, y vội thấy đứa bé. Vợ y cũng không có con nên sinh lòng thương yêu nó. Vì thế bà đem nó về nhà săn sóc.

Khi đứa bé lên bảy tám tuổi, cha mẹ nó thường đem nó theo mỗi khi đến cung Vua. Lúc được mười sáu tuổi, chàng trai thường đến cung Vua để vá đồ cũ. Vua và Hoàng Hậu có một công chúa tên Kurangavì là một cô gái nhan sắc phi thường.

Từ lúc nàng trông thấy chàng trai, nàng đem ra luyến ái chàng và không còn để ý đến ai nữa, nàng thường đi đến nơi chàng làm việc. Do thường xuyên gặp gỡ nhau, họ say mê lẫn nhau và lén lút phạm tà hạnh trong ngự viên. Dần dần bọn thị tỳ tâu lên Vua cha chuyện ấy.

Vua nổi trận lôi đình triệu tập các cận thần lại phán: Tên hạ đẳng này đã phạm các tội như vậy như vậy. Các khanh xem phải làm gì để trị nó đi.

Các cận thần tâu: Tội nó nặng lắm, sau khi buộc nó chịu mọi hình phạt, ta phải xử tử nó. 

Thuở ấy, cha của chàng trai là Vua Kosala đã trở thành vị Thần hộ mạng của chàng, liền nhập vào thân mẹ chàng, nên nhờ thần lực ấy, bà đến gần Vua và thưa: Tâu Đại Vương, chàng trai này không phải là kẻ hạ đẳng đâu. Nó là con trai thiếp sinh ra với Vua Kosala. Thiếp đã nói dối Đại Vương khi bảo rằng con thiếp đã chết. Vì biết rằng nó là con trai của kẻ thù Đại Vương, nên thiếp đã sai một nhũ mẫu đem nó bỏ vào nhà xác.

Sau đó một người chăn dê chăm sóc nó, nhưng khi cả bầy dê bắt đầu chết, y đã thả nó xuống sông và do dòng nước cuốn đến đây, nó được kẻ hạ đẳng vá đồ cũ trong cung này tìm thấy và nuôi nấng. Nếu Đại Vương không tin thiếp, xin cứ gọi những kẻ này vào và hỏi họ.

Vua triệu đám người ấy vào, bắt đầu với nhũ mẫu. Khi chất vấn, biết rõ các sự kiện do bà kể, Vua rất hân hoan thấy chàng trai thuộc dòng quý tộc, liền ra lệnh cho chàng đi tắm rửa, trang điểm thật lộng lẫy và gả công chúa cho chàng. Thuở ấy, do việc chàng đã gây ra cái chết của đàn dê, chàng được đặt tên Elakamàra Bả Thuốc Giết Dê.

Sau đó, Vua giao cho chàng xe cộ, một đạo quân và bảo chàng lên đường: Hãy đi làm chủ Quốc Độ của Phụ Vương con ngày trước. Vì thế chàng ra đi cùng với Kurangavì và được tôn lên ngôi báu.

Lúc ấy Vua Ba La Nại suy nghĩ: Con ta chẳng được học hành gì cả, nên truyền Chalangakumara đến làm thầy dạy chàng các môn học thuật. Khi nhận vị này làm Sư Trưởng, chàng lại phong ông chức đại tướng. Dần dà, Kurangavì thông gian với ông.

Vị đại tướng có một quan hầu cận tên Dhanantevàsì và ông nhờ kẻ ấy trao các món y phục cùng nữ trang khác cho Kurangavì, nàng cũng thông gian với kẻ ấy. Bọn ác nhân thật là hư hỏng vô đạo như vậy nên ta không thể tán dương họ.

Bậc Đại Sĩ dạy điều này khi Ngài kể một chuyện quá khứ, vì thuở ấy Ngài là Chalangakumàra, do đó sự kiện Ngài kể là một việc chính mắt Ngài thấy.

Chuyện Vương Hậu Kosala. Trong chuyện thứ năm này có một thời Vua Kosala chiếm Quốc Độ Ba La Nại và phong bà Chánh Hậu đang có thai của Vua ấy lên ngôi chánh cung rồi trở về Kinh Đô của mình.

Về sau, bà sinh ra một Vương Tử. Vì không có con riêng của mình, Vua rất yêu quý hài nhi và truyền dạy bảo chàng mọi môn học thuật.

Khi chàng trưởng thành, Vua cha truyền chàng đi làm chủ Quốc Độ thuộc quyền cha chàng thuở trước. Chàng ra đi ngự trị xứ ấy.

Sau đó mẫu hậu chàng bảo bà nhớ con trai liền xin phép Vua Kosala khởi hành đến Ba La Nại cùng một đoàn hộ tống đông đúc và trú chân ở một thị trấn giữa hai nước.

Tại đây có một thanh niên Bà La Môn tuấn tú tên gọi Pañcàlacanda đem dâng Hoàng Hậu một tặng vật. Vừa thấy kẻ ấy, bà liền say mê và phạm tà dục với y.

Sau khi ở lại đó vài ngày, bà đến Ba La Nại thăm Hoàng Tử. Lúc trở về, bà lại trú chân ở tại thị trấn nọ và sau nhiều ngày thông gian với tình nhân, bà trở về thành Kosala.

Chẳng bao lâu sau, bà lấy cớ này cớ nọ để đi thăm con, bà xin phép Vua và đến ở nửa tháng trong thị trấn kia để thông gian với tình nhân. Bọn nữ nhi đầy tội lỗi và giả dối như vậy đó.

Trong khi kể chuyện quá khứ này, Ngài bắt đầu với những lời: Chuyện này cũng có ý nghĩa ấy.

Về sau với nhiều cách biểu lộ sự khéo léo trong khi thuyết pháp, Ngài nói: Này hiền hữu Punnamukha, có bốn thứ tỏ ra tai hại khi gặp hoàn cảnh.

Ta bảo bốn thứ này không được đặt vào nhà láng giềng, đó là: Bò đực, bò cái, cỗ xe và vợ.

Một người có trí phải tránh xa việc này ra khỏi nhà mình:

Chớ cho hàng xóm mượn bò xe,

Chớ gửi vợ ta đến bạn bè,

Bò đực chết vì làm quá độ,

Phá xe vì chúng thiếu tay nghề,

Sữa bò cái vắt cho khô cạn,

Vợ đến bà con hỏng thói lề!

Này hiền hữu Punnamukha, có sáu điều tỏ ra tai hại khi gặp hoàn cảnh: Một cái cung thiếu dây, một cô vợ ở gia đình bà con, một chiếc thuyền không lái, một chiếc xe gãy trục, một bạn thân vắng mặt, một bạn đường độc ác, đôi khi thật tai hại.

Này hiền hữu Punnamukha, thật vậy, có tám duyên cớ khiến đàn bà khinh bỉ chồng: Đó là do nghèo khó bệnh tật, già cả, nghiện rượu, ngu đần, phóng túng, bôn ba đủ mọi thứ việc, xao lãng bổn phận đối với vợ. Thật vậy, đàn bà khinh bỉ chồng mình vì tám duyên cớ ấy.

Ở đây lại thêm vần kệ này:

Bệnh, nghèo, già, nghiện rượu, buông lung,

Việc quá bôn ba, hoặc độn đần,

Hoặc thấy chồng không lo bổn phận,

Vợ thường chẳng trọng đấng phu quân.

Thật vậy, do chín nguyên nhân này, một nữ nhân phạm lỗi lầm: Giả sử nàng thích lui tới các công viên, vườn hoa, bờ sông, thích thăm viếng nhà bà con hoặc người xa lạ, ham mê trangđiểm y phục của hạng quý phái, hoặc nàng nghiện rượu mạnh, ưa nhìn quanh quẩn bên mình, hoặc đứng tựa cửa, thì này ta bảo, do chín duyên cớ này, một nữ nhân phạm lỗi lầm.

Ở đây lại thêm vần kệ này:

Đàn bà ưa mặc áo quần sang,

Nghiện rượu, rong chơi, dạ vẫn ham

Vườn cảnh, công viên, trên bến nước,

Đến nhà người lạ hoặc thân bằng.

Nàng thường đến đứng bên khung cửa,

Lơ đãng nhìn quanh quẩn mặt đàng,

Theo chín cách này hư hỏng sớm,

Lạc xa đường đức hạnh hiền lương.

Thật vậy, này hiền hữu Punnamukha, nữ nhân làm xiêu lòng nam nhi bằng bốn mươi cách khác nhau: Nàng uốn người lên, nàng cong người xuống, nàng nhảy tung tăng, nàng làm vẻ e thẹn, nàng bóp chặt các đầu ngón tay, nàng đặt chân này lên chân kia, nàng lấy que cào mặt đất, nàng tung chàng trai lên rồi hạ xuống.

Nàng nô đùa và khiến chàng trai nô đùa, nàng hôn chàng và bảo chàng hôn nàng, nàng ăn và cho chàng ăn, nàng trao tặng hoặc cầu xin vật gì đó, nàng nhại lại những gì chàng làm, nàng nói với giọng lúc bổng lúc trầm, nàng cất tiếng khi rõ ràng khi khó hiểu, nàng lôi cuốn chàng bằng múa ca đàn địch, bằng những giọt nước mắt hay cách làm dáng, hoặc với áo quần lộng lẫy.

Nàng cười cợt hay trừng mắt, nàng rủ áo hay vén xiêm, khoe đùi ra hoặc che đùi lại, nàng khoe ngực khoe nách, khoe rốn, nàng nhắm mắt, nàng nhướng mày, nàng mím môi, nàng lè lưỡi, nàng thả lỏng hay kéo sát xiêm y, nàng buông lơi hay quấn chặt khăn trùm đầu. Quả thật nàng lôi cuốn nam nhi bằng bốn mươi cách này.

Thật vậy này hiền hữu Punnamukha, một nữ nhân hư đốn được biết rõ qua hai mươi lăm cách khác nhau: Nàng ca ngợi việc chồng nàng vắng mặt, nàng chẳng thích chồng trở về, nàng chê bai chồng, nàng không lên tiếng khen chồng, nàng làm thương tổn chồng, và không làm lợi ích chồng.

Nàng làm những việc có hại cho chồng chứ không muốn làm gì giúp đỡ chồng, nàng mặc cả xiêm y lúc đi ngủ và nằm ngoảnh mặt làm ngơ chồng, nàng lăn lóc qua lại, gây chuyện ầm ĩ, thở dài sườn sượt, kêu đau nhức mình mẩy, thường hay đi tiểu tiện, xử sự mất nết, hễ nghe tiếng người lạ, nàng chổng tai chăm chú.

Nàng phung phí tài sản của chồng, nàng giao du thân mật với bạn hàng xóm, nàng hay đi lang thang ra ngoài, thơ thẩn dạo phố, nàng phạm tội ngoại tình, vì khinh bỉ chồng, nàng có nhiều tư tưởng xấu xa trong lòng. Quả thật, này hiền hữu Punnamukha, một nữ nhân hư hỏng được biết qua hai mươi lăm cách này.

Và đây lại thêm các vần kệ cảm thán:

Đồng tình sự vắng mặt phu quân

Chàng bước ra đi, chẳng não lòng,

Dạ chẳng vui mừng chàng trở lại,

Chẳng bao giờ tán thán công chồng,

Đây là dấu hiệu nêu cho rõ

Lề thói thông thường ác nữ nhân.

Bất tuân, tính kế hại phu quân,

Làm việc không nên, bỏ lợi chồng.

Mặt ngoảnh đi, nàng nằm xuống ngủ

Bên chàng, xiêm áo phủ hoàn toàn,

Đây là dấu hiệu nàng hư đốn

Chắc chắn lộ ra thật rõ ràng.

Trằn trọc, chẳng nằm một lát yên,

Thở dài sườn sượt, lại kêu rên,

Hoặc nàng cứ giả vờ đau bụng,

Như muốn tiểu, nàng vẫn đứng lên,

Các dấu hiệu này người thấy rõ

Tính tình của phụ nữ hư hèn.

Độc ác trong hành động của nàng,

Nàng làm những việc phải can ngăn,

Nghe lời người lạ cầu ân huệ,

Tài sản chồng, nàng thật phí hoang

Để được ngoại tình, là dấu hiệu

Mọi người thấy rõ tính tà gian.

Bạc vàng góp nhặt bởi công chồng,

Đồ đạc chất đầy thật khổ thân,

Nàng phí phạm nhanh, cùng lối xóm

Nàng thân mật quá độ dần dần,

Chính nhờ dấu hiệu này ta biết

Tính nết gian tà của nữ nhân.

Hãy ngắm nàng đi dạo phố phường,

Phủ phàng đối xử với phu quân

Khinh khi thô lỗ nhất trần thế,

Chẳng ngớt ngoại tình, loạn trí tâm.

Nhờ dấu hiệu này, ta thấy rõ

Bọn hồng quần quả thật tà gian.

Nàng vẫn đứng ngay trước cửa nàng

Coi thường mọi phép tắc đoan trang,

Khoe thân trơ trẽn cho hành khách,

Buồn bực nhìn quanh quẩn mọi phương,

Các dấu hiệu này cho thấy rõ

Thói tà gian của bọn hồng quần.

Như rừng cây được gỗ làm thành,

Như các dòng sông chảy uốn quanh,

Vậy cứ tạo thời cơ thuận tiện,

Nữ nhân đều lạc lối vô minh.

Tạo nơi kín đáo, hợp thời cơ,

Con đường đức hạnh phải rời xa,

Nữ nhân tất cả đều hư đốn

Nếu có chốn nơi, lại đúng giờ

Ví các tình nhân kia chẳng đến,

Chúng liền phạm tội với tên gù.

Đàn bà phục vụ thú đàn ông,

Chớ một ai tin bọn nữ nhân,

Lòng dạ chúng thường thay đổi mãi,

Dục tham chúng lại cứ buông lung.

Nữ nhân xứng gọi người cầu lạc

Hèn mạt nhất trong đám hạ tầng,

Chúng vẫn giống như là bến tắm

Thường chung chạ với mọi nam nhân.

Hơn nữa, Ngài lại kể:

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần