Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Hai Mươi Mốt - Phẩm Hai - Phẩm Tám Mươi Bài Kệ Số Hai - Phần Năm - Chuyện Vương Hậu Kinnarà
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP MƯỜI
CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐT
PHẨM HAI
PHẨM TÁM MƯƠI BÀI KỆ HAI
PHẦN NĂM
CHUYỆN VƯƠNG HẬU KINNARÀ
Ngày xưa tại Ba La Nại, có vị Vua tên là Kandan rất khôi ngô tuấn tú, hằng ngày các cận thần đem đến dâng một ngàn hộp nước hoa. Với nước hoa này, họ làm cho cung điện thật cao sang thanh lịch.
Sau đó họ chẻ các hộp ấy nhóm lửa thơm ngát và nấu thức ăn với lửa ấy. Bấy giờ Vương Hậu là một nữ nhân diễm lệ có tên Kinnarà và vị Tế Sư của Vua là Pañncalacanda, cùng tuổi với Vua và rất thông tuệ. Phía trong bức tường cạnh cung Vua có một cây hồng đào, cành lá sà xuống tận bức tường và một tên què dị dạng gớm ghiếc sống ở dưới bóng cây ấy.
Một hôm Vương Hậu Kinnarà nhìn ra cửa sổ thấy gã, liền đem lòng say mê gã. Ban đêm, sau khi đã chiếm được sự sủng ái của Vua nhờ các tài quyến rũ của bà, vừa khi Vua ngủ say, và thường rón rén đứng dậy sắp đặt mọi thứ cao lương mỹ vị vào một cái bát bằng vàng và đeo nó bên hông.
Bà hoàng đu mình qua cửa sổ nhờ một sợi dây vải, trèo lên cây hồng đào và buông mình xuống bằng một nhánh cây, bà đưa cao lương mỹ vị cho gã què ăn rồi giao hoan với gã, xong bà lại trèo lên cung điện theo cách bà đã đi xuống. Sau khi tắm gội toàn thân bằng nước hương, bà liền nằm xuống bên cạnh Vua. Theo cách này, bà thường xuyên phạm tà hạnh với gã què và Vua không biết tý gì cả.
Một ngày kia, sau một lễ hội oai nghi diễu quanh Kinh Thành, Vua đi vào cung chợt thấy tên què kia, một sinh vật đáng thương đang nằm dưới bóng cây hồng đào, và Vua bảo vị Tế Sư: Khanh hãy nhìn con ma trên đất này.
Tâu Đại Vương, truyền việc gì chăng?
Này hiền hữu, có thể nào một nữ nhân bị dục tình kích động lại muốn đến gần một sinh vật đáng ghê tởm như thế này chăng?
Nghe lời Vua phán, gã què tràn đầy kiêu mạn suy nghĩ: Vua này nói gì thế?
Có lẽ Vua không biết tý nào về việc Hoàng Hậu đến thăm ta.
Rồi chắp hai tay về phía cây hồng đào, gã la to: Tâu vị thần hộ mạng cây này, trừ Ngài ra, không ai biết chuyện ấy cả.
Vị Tế Sư thấy hành vi của gã, nghĩ thầm: Chắc chắn Chánh Hậu của Vua nhờ cây này giúp đi xuống phạm tà hạnh với gã.
Vì thế vị ấy tâu với Vua: Tâu Đại Vương, ban đêm Đại Vương tiếp xúc với thân thể Chánh Hậu thì thấy như thế nào?
Ta không nhận thấy gì cả Vua đáp song vào canh giữa thân thể bà lạnh lắm. Thế thì tâu Đại Vương, dù trường hợp các nữ nhân khác ra sao đi nữa, Chánh Hậu Kinnarà cũng đã thông gian với gã kia.
Hiền hữu nói gì thế này?
Lẽ nào một nữ nhân diễm lệ thế kia lại hành lạc cùng với con vật gớm ghiếc này ư?
Vậy thì tâu Đại Vương, ta thử tìm chứng cớ chuyện này. Trẫm chấp thuận Nhà Vua bảo. Và sau buổi cơm tối, Vua nằm xuống cạnh bà để thử việc kia. Vào giờ ngủ như thường lệ, Vua giả vờ ngủ say và bà cũng hành động như trước. Vua muốn theo dõi bước chân bà, liền đứng nấp trong bóng cây hồng đào.
Tên què đang giận dữ với bà hoàng và bảo: Tối nay nàng đến chậm quá.
Rồi gã lấy tay đánh vào chiếc vòng tai của bà, vì thế bà đáp: Xin lang quân chớ giận. Thiếp phải chờ Nhà Vua ngủ say đã chứ. Nói vậy xong, bà làm mọi việc như thể đóng vai một người vợ trong nhà gã què. Nhưng khi gãđánh bà, chiếc vòng tai có hình đầu sư tử, rời khỏi tai bà rớt xuống chân Vua.
Nhà Vua nghĩ thầm: Chính cái này sẽ là vật tuyệt diệu cho ta. Rồi Vua lượm chiếc vòng dấu đi. Sau khi phạm tà dục với tình nhân, bà trở về như trước và đi vào nằm cạnh Vua.
Nhà Vua khước từ mọi điệu bộ gợi tình của bà và ngày hôm sau, Vua truyền lệnh: Hoàng Hậu Kinarà phải đến chầu và mang theo mọi món trang sức Trẫm đã ban.
Bà đáp: Món nữ trang có hình đầu sư tử của ta đang để ở tiệm vàng. Và bà từ chối đi diện kiến. Khi lệnh Vua ban ra lần thứ hai, bà đến với một chiếc hoa tai độc nhất.
Nhà Vua hỏi: Hoa tai kia của Khanh đâu?
Ở tiệm vàng.
Vua truyền người thợ vàng đến, phán: Tại sao ngươi không để Hoàng Hậu đeo hoa tai?
Tâu Đại Vương, hạ thần không giữ hoa tai ấy.
Nhà Vua nổi cơn thịnh nộ, bảo: Này con tiện tỳ hư đốn kia, gã thợ vàng của ngươi chắc hẳn là một người giống như ta.
Nói vậy xong, Vua ném chiếc hoa tai ấy xuống trước mặt bà và bảo vị Tế Sư: Này hiền hữu, khanh đã nói đúng, hãy đi bảo chém đầu nó ngay.
Vị ấy liền đem bà giấu ở một nơi an toàn trong cung, và đến tâu trình Vua: Tâu Đại Vương, xin chớ giận Hoàng Hậu Kinnarà, mọi nữ nhân đều như vậy cả. Nếu Đại Vương muốn thấy bọn nữ nhân vô đạo ra sao, hạ thần sẽ chỉ cho Đại Vương thấy tính gian tà và lừa dối của chúng. Thôi, ta hãy cải trang và vi hành xuống thôn quê.
Nhà Vua sẵn sàng chấp thuận, giao Vương Quốc cho mẫu hậu rồi lên đường ngao du với vị Tế Sư.
Khi hai vị đã đi một dặm đường và ngồi bên đường cái, thì một phú gia nọ đang mở hội đám rước dâu cho con trai, đã đặt cô dâu ngồi vào một cỗ xe đóng kín và hộ tống nàng với một đoàn tùy tùng rầm rộ.
Khi thấy đám này, vị Tế Sư nói: Nếu Đại Vương muốn, Ngài có thể làm cho cô gái này thông gian với Ngài.
Này hiền hữu, khanh nói gì thế?
Với cả đoàn tùy tùng rầm rộ này, làm sao có chuyện ấy được?
Vậy thì xin Đại Vương hãy nhìn đây. Rồi tiến lên phía trước, ông dựng lên một bức màn giống như một túp lều không xa đường cái, để Vua ở trong màn, còn chính ông ngồi bên đường khóc lóc.
Lúc ấy vị phú ông thấy vậy liền hỏi: Tại sao hiền hữu khóc?
Ông đáp: Tiện nội đang thai nghén nặng nề nên tiểu đệ lên đường đưa nàng về nhà mẹ, đang lúc đi đường nàng lên cơn đau đớn khổ sở trong bức màn kia, và nàng lại không có người phụ nữ nào ở bên nàng, còn tiểu đệ thì không thể vào đó với nàng được. Tiểu đệ không biết việc sẽ ra sao nữa.
Nàng phải có một người đàn bà ở bên cạnh. Thôi đừng khóc nữa. Ở đây có nhiều đàn bà lắm. Một người trong bọn sẽ đến với nàng.
Vậy thì xin để tiểu thư này vào. Đây sẽ là điềm lành cho tiểu thư.
Phú ông nghĩ thầm: Người kia nói đúng đấy. Đây sẽ là việc lành cho con dâu ta. Nó sẽ được phước sinh ra vô số con trai con gái.
Rồi ông đưa nàng vào trong đó. Vừa bước vào màn, thoạt trông thấy Vua, nàng đã say mê và phạm tà hạnh với Vua, rồi Vua tặng nàng một chiếc nhẫn có dấu hiệu riêng của mình.
Khi việc ấy đã xong và nàng bước ra khỏi liều, chúng bạn hỏi: Bà ấy sinh con gì thế?
Một cậu trai sắc vàng óng!
Thế rồi vị phú ông đem nàng đi mất.
Vị Tế Sư đến gặp Nhà Vua và nói: Tâu Đại Vương, Ngài vừa thấy ngay cả một thiếu nữ cũng đã hư hỏng như vậy.
Còn nói gì các nữ nhân khác càng hư hỏng đến đâu?
Xin Đại Vương cho biết Ngài có ban nàng vật gì không?
Có ta ban nàng chiếc nhẫn có tín hiệu riêng của ta. Hạ thần quyết không cho nàng giữ vật ấy đâu.
Ông liền vội vã chạy theo bắt kịp chiếc xe và khi bọn họ hỏi: Thế này là nghĩa lý gì?
Ông đáp: Cô tiểu thư này ra đi với chiếc nhẫn mà tiện nội Bà La Môn đặt trên gối của nàng, vậy tiểu thư hãy trả chiếc nhẫn lại đi.
Khi trao nhẫn lại, nàng cào tay vị Bà La Môn và nói: Hãy cầm lấy, quân đểu giả!
Như vậy vị Bà La Môn này dùng đủ mọi cách nêu cho Vua thấy nhiều nữ nhân khác cũng phạm tà dâm rồi nói: Tâu Đại Vương, thế này là đủ rồi. Chúng ta sẽ đi nơi khác thôi.
Vua đi khắp Cõi Diêm Phù Đề Ấn Độ và hai vị bảo nhau:
Tất cả nữ nhân đều giống hệt nhau.
Chúng có nghĩa gì với ta đâu?
Thôi ta hãy quay về đi.
Thế rồi hai vị đi thẳng về nhà ở Bà La Nại.
Vị Tế Sư nói: Tâu Đại Vương, mọi nữ nhân đều như thế cả. Bản chất của chúng đều gian tà. Xin Ngài tha tội cho Chánh Hậu Kinnarà.
Thể theo lời khẩn cầu của vị Tế Sư, Vua tha tội cho bà, song truyền đuổi bà ra khỏi cung. Khi Vua đã tống bà ra khỏi cung rồi, Vua chọn một Vương Hậu khác và truyền lệnh đuổi luôn tên què cùng chặt nhánh cây hồng đào bỏ đi.
Vào thời ấy chúa chim Kunàla là Pañcàlacanda.
Vì thế khi kể lại chuyện Ngài đã chứng kiến tận mắt, Ngài ngâm kệ để chứng minh:
Từ chuyện Kin na, Kan da Vương
Có nhiều việc tỏ lộ ra rằng:
Nữ nhân tất cả đều không thấy
Thích thú trong nhà chúng trú an.
Người vợ bỏ rơi chồng cách ấy,
Dù chồng thắm thiết lại hùng cường,
Vẫn thường đi với đàn ông khác,
Ngay với gã què cũng lạc đường.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Trì Nhân - Phẩm Bảy - Mười Hai Nhân Duyên
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật đa - Phẩm Sáu - Phẩm Tịnh Giới Ba La Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Bốn Mươi Hai - Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Năm - Phẩm Song - Kinh Ngưu Giác Sa La Lâm