Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Một - Phẩm Apannaka - Chuyện Vua Gàmani Tiền Thân Gàmani
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP MƯỜI
CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG MỘT
PHẨM APANNAKA
CHUYỆN VUA GÀMANI
TIỀN THÂN GÀMANI
Không vội vã vượt qua. Câu chuyện được Bậc Ðạo Sư kể khi ở Kỳ Viên, về một Tỳ Kheo từ bỏ tinh tấn. Trong tiền thân này, câu chuyện về hiện tại và quá khứ sẽ được trình bày ở chương mười một, liên hệ đến tiền thân Samvara. Câu chuyện ấy và câu chuyện này giống nhau, nhưng các bài kệ khác nhau.
Hoàng Tử Gàmani an trú trong lời dạy của Bồ Tát, là em út của một trăm anh em, được vây quanh với một trăm anh em, ngồi dưới lọng trắng, trên chỗ ngồi huy hoàng rực rỡ, nhìn sự quang vinh của mình, và nghĩ:
Tất cả sự quang vinh này ta có được là do vị Ðạo Sư của chúng ta, rồi cảm thấy bằng lòng thoải mái, nói lên lời cảm hứng này:
Không vội vã vượt qua,
Thành tựu quả mong đợi,
Gà Ma Ni hãy biết
Phạm hạnh ta thành phục.
Bảy hay tám ngày sau khi vị ấy lên ngôi Vua, tất cả những người anh đều đi về trú xứ của mình.
Vua Gàmani vì theo chánh pháp, và khi mệnh chung, đi theo nghiệp của mình.
Bồ Tát làm các công đức, và khi mệnh chung cũng đi theo nghiệp của mình.
Sau khi trình bày pháp thoại này, Bậc Ðạo Sư thuyết giảng về các sự thật.
Cuối bài giảng ấy, vị Tỳ Kheo từ bỏ tinh tấn chứng A La Hán. Bậc Ðạo Sư, kể hai câu chuyện và kết hợp chúng với nhau, rồi kết luận với sự nhận diện tiền thân.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn - Phẩm Mười Chín - Phẩm Như Lai Gia Trì
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Hai - Phẩm Sinh Tử - Tập Chín
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Sư Tử Hống - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tọa Thiền Tam Muội - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Cúng Dường